Nông thôn mới Lào Cai

http://nongthonmoilaocai.vn


Bảo Yên sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho doanh thu đạt từ 180 – 300 triệu đồng/ha/năm

Bảo Yên là huyện vùng thấp của tỉnh Lào Cai là một điểm sáng trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi để nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo xây dựng nông thôn mới. Việc sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang được huyện đặc biệt quan tâm. Hiện toàn huyện có 902 ha đất nông nghiệp sản xuất ứng dụng công nghệ cao. Trong đó có 85ha là trồng rau; 6 ha trồng hoa; diện tích canh tác cây ăn quả nhiệt đới ứng dụng CNC đạt 491 ha; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất chè 320 ha, cho doanh thu đạt từ 180 – 300 triệu đồng/ha/năm.
Trồng chè theo hướng VietGAP tại xã Xuân Hòa- huyện bảo Yên
Diện tích rau ứng dụng CNC trên địa bàn huyện Bảo Yên thực hiện hết năm 2020 là 85 ha tập trung chủ yếu tại các xã: TT. Phố Ràng, Xuân Thượng, Bảo Hà, Kim Sơn, Lương Sơn, ... Qua thực tế khảo sát đánh giá, bình quân mỗi ha sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao cho doanh thu đạt trên 300 triệu đồng/ha/năm.Công nghệ áp dụng, Hệ thống nhà lưới; canh tác trên luống đất có che phủ bằng màng phủ PE; sản xuất theo quy trình nông nghiệp tốt (VietGAP).

Diện tích sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao 6 ha trong đó diện tích trồng trong nhà lưới là 0,62 ha. Tập trung chủ yếu tại các xã Yên Sơn, Bảo Hà, TT. Phố Ràng, Kim Sơn, Thượng Hà. Các loại hoa chủ yếu như: hoa cúc, hoa hồng, ... doanh thu bình quân đạt 300 triệu đồng/ha/năm. Công nghệ áp dụng, Sử dụng các giống có năng suất, chất lượng. Hệ thống nhà công nghệ, nhà lưới. cơ giới hoá khâu làm đất. Sử dụng hệ thống tưới phun hoặc tưới nhỏ giọt. Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt.

  Phát triển vùng cây ăn quả nhiệt đới ứng dụng CNC đạt 491 ha, trong đó diện tích trồng trong nhà lưới là 0,3 ha, diện tích áp dụng công nghệ trong bộ tiêu chí phụ là 490,7 ha đạt 5/14 tiêu chí phụ gồm: (2); (3); (6); (10); (14). Tập trung tại các xã Phúc Khánh, Bảo Hà, Kim Sơn, Cam Cọn, Minh Tân, Điện Quan, Xuân Hòa… giá trị thu nhập bình quân 180 triệu đồng/ha. Công nghệ áp dụng: Sử dụng cây giống có nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chất lượng; đốn tỉa cành, cơ giới hóa khâu làm đất. Sử dụng hệ thống tưới phun hoặc tưới nhỏ giọt. Áp dụng phương pháp đốn tỉa phù hợp. Có biện pháp kiểm soát và hạn chế xói mòn rửa trôi đất đối với những năm đầu khi cây trồng chính chưa khép tán như trồng kết hợp cây nông nghiệp ngắn ngày khác. Áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong sản xuất.

Diện tích chè ứng dụng CNC đạt 320 ha, tập trung tại xã Xuân Hòa, Tân Dương, Xuân Thượng, Lương Sơn. Công nghệ, kỹ thuật áp dụng sử dụng giống chè chất lượng cao, cơ giới hóa khâu làm đất, chăm sóc, trồng cây che bóng trong vườn chè; áp dụng quy trình sản xuất an toàn hoặc quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) sử dụng phân bón vi sinh, hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, phun thuốc phòng trừ dịch bệnh tự động hoặc bán tự động; công nghệ chế biến tiên tiến với các sản phẩm chè tinh chế giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Để đạt mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nâng cao chất lượng chuỗi giá trị nông sản, huyện Bảo Yên định hướng phát triển những năm tiếp theo như:Tiếp tục kêu gọi thu hút đầu tư mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC. Gắn với việc hình thành các vùng nông nghiệp CNC, liên kết sản xuất giữa những hộ dân thành tổ hợp tác, hợp tác xã và các doanh nghiệp để sản xuất theo quy trình tiêu chuẩn chất lượng, chứng nhận chất lượng, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các mô hình và các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC có hiệu quả để người dân học tập, vận dụng nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC.

Tác giả bài viết: Lưu Hòa

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây