Hương Quế
- Thứ ba - 21/11/2023 03:43
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Người Dao đỏ bản Khe Cóc, xã Nậm Tha, huyện Văn Bàn vẫn lưu giữ các bản gia phả viết bằng chữ nôm trên giấy dó ghi rõ: “Cách đây mười lăm mười sáu đời, ba chàng trai của họ Đặng, họ Phùng và họ Triệu vì muốn thoát khỏi cảnh nghèo đói do du canh du cư đeo bám nên đến đây dựng nhà phá rừng làm nương khai ruộng. Họ đều vui mừng vì đây là hai dãy núi bao bọc một thung lũng rộng, ở giữa có con suối chảy qua nên khai phá được ruộng lúa. Địa thế sơn thủy hữu tình này sẽ là nơi hậu duệ đời đời con cháu an cư lạc nghiệp”.
Có bản gia phả còn ghi rõ: “Bên bờ suối có loại cây hoang dại, lá nhỏ ra quả màu xanh, tròn nhỏ như quả mận, ăn lúc còn xanh thấy hơi đắng và chát, nhưng càng nhai nó chuyển dần sang vị ngọt dịu. Nó là thứ giải khát giúp người xua tan mệt mỏi khi khai ruộng phá rừng. Đó chính là quả lê dại, người Tày gọi là Mác Cọt hay mác coọc. Nhớ ơn loại quả tiếp sức trong những ngày khai thiên lập địa; để hòa đồng với người Tày trong vùng nên người Dao gọi bản mới của mình là bản Khuổi Coọc (Suối Coọc), lâu dần mọi người gọi chệch thành Khe Cóc như bây giờ cho dễ phát âm. Đến vùng đất mới Khe Cóc, người Dao mang theo lòng kiên trì của cha ông in sâu trong câu tục ngữ : Nom hiếu dảo, làu puống lảu “Kiến nhặt lâu đầy tổ”. Mấy năm đầu cơm gạo đủ ăn xua dần con ma đói ra khỏi nhà và cho người Khe Cóc viết bài ca mong đoạn tuyệt với du canh du cư nghèo khổ. Sau vụ cày bừa cấy gặt, những ông lão người Dao lại mở sách dạy con trẻ học chữ nôm để biết gốc tích của người Dao từ thưở Bàn Hồ và biết lý lối làm ăn: Mài kiêm mản luủng dá nhẩn huê “Có vạn lạng vàng vẫn ăn gạo”. Lý lối của tổ tiên là thế, cần cù kiên nhẫn làm ăn là thế nhưng người Khe Cóc đâu dễ thoát khỏi đói nghèo đến từ muôn nẻo trong rừng thẳm núi cao. Thú dữ rình rập vồ người, bắt trâu ngựa lợn gà.
Không kể ngày đêm, bọ chó ruồi vàng, muỗi vắt… hút máu no nê rồi trảcho người bệnh sốt rét, bướu cổ cùng vô vàn thứ bệnh khác. Dù ruộng nhiều nương rộng nhưng giống lúa cũ năng xuất thấp, lại thường xuyên bị sâu bệnh hoành hành và không có phân bón ruộng vì tập quán thả rông gia súc nên chẳng mấy năm đầy bồ thóc. Tục ngữ từ xưa nói không sai: Yệt hằng chun keng đót, pua hằng chấu ứ pháo “ Bị một năm mất mùa thì ba năm chịu khổ” Lúc ấy phải nhờ dây mài dẫn lưỡi thuổng cắm vào đất ngập quá đầu người mới được miếng ăn. Năm nào bản cũng phải mổ lợn mổ gà đội ra rừng cúng và mời thầy cao tay về xua ma đuổi tà nhưng quỷ đói ma nghèo vẫn theo nhau về bản. Từ ngày về đây lập bản, người Dao bản Khe Có đã đem theo giống quế về trồng nhưng vẫn đói nghèo cơ cực vì quế trồng trên đồi núi của quan châu quan phủ thì quế cũng phải nộp về cho các quan. Có một nỗi vất vả mà đến tận những năm 70 của thế kỷ trước vẫn còn, đó là hơn hai chục cây số đường ra huyện lỵ chỉ là đường mòn ngựa thồ dốc cao, suối sâu đi lại khó khăn. Bà Đặng Thị Tam năm nay đã bảy mươi hai tuổi vẫn kể rằng: “Năm 1976 cả vùng này vỏ quế chất đầy nhà kho hợp tác không chở đi bán cho ngoại thương được, trong khi ngoài bến cảng Hải Phòng, tàu nước ngoài nằm chờ hàng tháng. Thương bà con dân tộc vùng quế nên Nhà nước cho mấy chuyến tàu bay chuồn chuồn đậu xuống gần khu rừng cúng của bản Khe Cóc mình chở quế.” Tấm ảnh quế cưỡi tàu bay chuồn chuồn đã được in báo Hoàng Liên Sơn và còn được trưng bầy tại thị xã Yên Bái, nhân dịp triển lãm kỷ niệm 35 năm ngày Quốc khánh (2/9/ 1945 - 2/9/1980). Cành choáng nổng công săm. Tộ sâu nổng mò săm “Trồng cấy phải nhiều công. Đọc sách phải khổ luyện.” Đó là lời dặn dò của cha ông cùng với những tiến bộ khoa học hôm nay được người Dao Khe Cóc chọn làm hành trang bước vào con đường xây dựng nông thôn mới. Hơn 60 héc ta ruộng hai vụ được cấy bằng các giống lúa năng xuất cao, mỗi năm đem về cho Khe Cóc chừng 800 tấn thóc. Với 38 héc ta ngô hàng năm trả … tấn hạt, không chỉ đủ chăn nuôi mà còn bán ra thị trường. Cùng với cây lương thực cây hoa màu; con trâu con bò lợn gà được chăm sóc chu đáo đã trở thành nguồn thu không nhỏ cho mỗi gia đình. Nối tiếp cha ông, người Dao bản Khe Cóc vác cuốc đeo dao lên đồi gọi rừng giúp mình làm giàu từ cây quế. Trước tết nguyên đán, nương trồng quế đã được dẫy dọn sạch sẽ để sau lễ cúng rừng đầu năm là được trời ẩm vì gặp tiết vũ thủy, nắng nhẹ nên gùi quế giống lên trồng. Lương thực cho người và thức ăn chăn nuôi đã dồi dào, nên cây quế thế chân gốc sắn khóm khoai để mỗi tấc đất trở thành tấc vàng. Cây quế nhẫn nại leo lên những đồi trọc đất hoang từng là nơi ngự trị của cỏ gianh lau chít. Dù đã có kinh nghiệm trồng quế lâu đời nhưng không phải cứ đặt cây giống xuống, chờ dăm năm sau là tỉa thưa cây phát bớt cành đã có tiền. Rất nhiều kẻ thù tuy bé nhỏ nhưng sẵn sàng cướp công người trồng. Hàng triệu triệu con sâu đo, chỉ hai ba ngày là cả rừng quế tang thương chĩa cành trơ trụi lên kêu trời. Những con sâu đục thân cứ nhè cành bánh tẻ khoét lỗ chui vào tận lõi hút nhựa nên cành quế dần dần khô quắt. Bọ xít nâu đậu vào cành non chồi tơ hút nhựa trong vỏ quế. Đó là chưa kể đến các loại bệnh khác như đốm lá, khô lá, tua mực… chỉ nhè vào lá mà triệt đường thở của quế. Bài hát hát dân ca hỏi sâu: “Si nhốt hò dòng tan thên gậy. Nhây nhột hò dòng thẩy tinh làn”. Dịch nghĩa: (Tháng giêng sâu đam kêu trong rừng. Tháng hai sâu hoa bay tứ phương…) chính là kinh nghiệm của cha ông cùng lịch nông nghiệp hiện nay đều chỉ ra rằng sang tiết kinh trập là lúc sâu nở, nên trước khi lập đông phải phát dọn cây cỏ trong nương quế để các loài bướm không có nơi đẻ trứng. Khi cây lúa chiêm xuân trên đồng mơn mởn khoe tuổi con gái cũng là lúc người Dao bản Khe Cóc vào vụ thu hoạch quế. Lúc này chưa có mưa rào, vừa thuận tiện cho việc bóc quế ngoài rừng, lại là lúc trời nắng nhiều nên phơi phóng dễ dàng. Không phải cứ rải quế ra sân hong nắng là xong mà chừng một hai tiếng đồng hồ lại phải đội nón ra sân nắn cong vỏ quế để khi khô lồng vào nhau cho đỡ cồng kềnh.Từ lúc đặt cây quế xuống trồng chỉ ba năm sau cây quế đã có “lá tiền” khi tỉa cành lá nấu tinh dầu. Sau 5 năm cây cao chừng hai ba mét, lại có tiền do đốn những cây còi cọc, cong queo hay sâu bệnh để cho cây khác lớn.
Cũng như cây lúa, mọi công việc xung quanh cây quế cũng có mùa có vụ nên lúc đó cần phải đông người làm, vì vậy chừng dăm bảy gia đình lập thành nhóm lao động hỗ trợ cho nhau. Không chỉ góp phần đẩy nhanh thời vụ, mà các nhóm còn góp phần thắt chặt tình làng nghĩa xóm. Nhờ phát huy truyền thống đoàn kết trên con đường xóa đói giảm nghèo nên đến nay Khe Cóc có tới 1.500 héc ta rừng quế, nên cứ ba người thì có một ha két tiền để ngoài rừng. Là hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện, ông Đặng Văn Phú có 35 ha rừng quế và mở vườn ươm cây giống nên mỗi năm thu từ tiền quế chừng 300 triệu đồng. Quế đã giúp gia đình ông ở nhà hai tầng, có ô tô phục vụ vận chuyển và điều quý nhất là có điều kiện cho con cái học hành. Dẫn chúng tôi đi thăm rừng quế, ông Triệu Vạn Ngân khoe năm vừa rồi ông bóc 60 cây 15 tuổi đã thu được 50 triệu đồng. Chỉ vào cây quế to chừng 30cm cao tới năm sáu mét, ông khoe: Tôi còn hơn 20 cây như thế này, thương lái cũng đã trả mỗi cây 1 triệu đồng nhưng tôi chưa bán vì để dành xây nhà cho thằng con trai út. Bước vào ngõ nhà Đảng viên trẻ Triệu Tòn Liều, bí thư chi bộ, đã thấy hương quế ngạt ngào khắp không gian. Vừa phơi quế trên sân, vợ anh vừa tươi cười: “Năm nay nhà cháu mới bóc có 30 cây quế hơn 15 tuổi, được 30 triệu, vợ chồng cháu sẽ dồn tiền làm nhà xây thay cho ngôi nhà gỗ này đã có tuổi hơn bốn chục năm!”
Chắc chắn tới đây khi xây dựng được cơ sở chế biến thô và nấu tinh dầu, Khe Cóc và cả xã Nậm Tha sẽ có thêm nhiều việc làm, rồi khi ra khỏi xã, giá quế sẽ cao hơn nhiều để làm rạng danh một vùng quế truyền thống. Là mũi nhọn trong phát triển kinh tế, cây quế đã góp phần quan trọng để hộ nghèo đa chiều năm 2022 ở Khe Cóc chỉ còn 32 hộ/126 hộ.
Đến nay cây quế đã cõng vật liệu về xây 9 ngôi nhà hai tầng và 10 nhà một tầng. Chắc chắn rằng khi xưa cha ông đến đây lập bản không dám nghĩ tới bản mình sẽ là khu phố lộng lẫy giữa rừng xanh. Bây giờ cây quế đã và đang dẫn đường cho ô tô, xe máy và các đồ dùng hiện đại về Khe Cóc để xóa đi sự khác biệt giữa nông thôn với thành thị. Hôm nay cây quế đã dẫn đường cho 15 thanh niên Khe Cóc, người cầm bằng tốt nghiệp đại học làm cánh bay đi mọi miền và người về đậu ở quê nhà để hương thơm quế Khe Cóc bay đi khắp năm châu bốn biển. Hơn chục năm nay cây quế đã ghi tên bản Khe Cóc vào danh sách LÀNG VĂN HÓA là phần thưởng vô giá của người Dao đỏ nơi này.
Không kể ngày đêm, bọ chó ruồi vàng, muỗi vắt… hút máu no nê rồi trảcho người bệnh sốt rét, bướu cổ cùng vô vàn thứ bệnh khác. Dù ruộng nhiều nương rộng nhưng giống lúa cũ năng xuất thấp, lại thường xuyên bị sâu bệnh hoành hành và không có phân bón ruộng vì tập quán thả rông gia súc nên chẳng mấy năm đầy bồ thóc. Tục ngữ từ xưa nói không sai: Yệt hằng chun keng đót, pua hằng chấu ứ pháo “ Bị một năm mất mùa thì ba năm chịu khổ” Lúc ấy phải nhờ dây mài dẫn lưỡi thuổng cắm vào đất ngập quá đầu người mới được miếng ăn. Năm nào bản cũng phải mổ lợn mổ gà đội ra rừng cúng và mời thầy cao tay về xua ma đuổi tà nhưng quỷ đói ma nghèo vẫn theo nhau về bản. Từ ngày về đây lập bản, người Dao bản Khe Có đã đem theo giống quế về trồng nhưng vẫn đói nghèo cơ cực vì quế trồng trên đồi núi của quan châu quan phủ thì quế cũng phải nộp về cho các quan. Có một nỗi vất vả mà đến tận những năm 70 của thế kỷ trước vẫn còn, đó là hơn hai chục cây số đường ra huyện lỵ chỉ là đường mòn ngựa thồ dốc cao, suối sâu đi lại khó khăn. Bà Đặng Thị Tam năm nay đã bảy mươi hai tuổi vẫn kể rằng: “Năm 1976 cả vùng này vỏ quế chất đầy nhà kho hợp tác không chở đi bán cho ngoại thương được, trong khi ngoài bến cảng Hải Phòng, tàu nước ngoài nằm chờ hàng tháng. Thương bà con dân tộc vùng quế nên Nhà nước cho mấy chuyến tàu bay chuồn chuồn đậu xuống gần khu rừng cúng của bản Khe Cóc mình chở quế.” Tấm ảnh quế cưỡi tàu bay chuồn chuồn đã được in báo Hoàng Liên Sơn và còn được trưng bầy tại thị xã Yên Bái, nhân dịp triển lãm kỷ niệm 35 năm ngày Quốc khánh (2/9/ 1945 - 2/9/1980). Cành choáng nổng công săm. Tộ sâu nổng mò săm “Trồng cấy phải nhiều công. Đọc sách phải khổ luyện.” Đó là lời dặn dò của cha ông cùng với những tiến bộ khoa học hôm nay được người Dao Khe Cóc chọn làm hành trang bước vào con đường xây dựng nông thôn mới. Hơn 60 héc ta ruộng hai vụ được cấy bằng các giống lúa năng xuất cao, mỗi năm đem về cho Khe Cóc chừng 800 tấn thóc. Với 38 héc ta ngô hàng năm trả … tấn hạt, không chỉ đủ chăn nuôi mà còn bán ra thị trường. Cùng với cây lương thực cây hoa màu; con trâu con bò lợn gà được chăm sóc chu đáo đã trở thành nguồn thu không nhỏ cho mỗi gia đình. Nối tiếp cha ông, người Dao bản Khe Cóc vác cuốc đeo dao lên đồi gọi rừng giúp mình làm giàu từ cây quế. Trước tết nguyên đán, nương trồng quế đã được dẫy dọn sạch sẽ để sau lễ cúng rừng đầu năm là được trời ẩm vì gặp tiết vũ thủy, nắng nhẹ nên gùi quế giống lên trồng. Lương thực cho người và thức ăn chăn nuôi đã dồi dào, nên cây quế thế chân gốc sắn khóm khoai để mỗi tấc đất trở thành tấc vàng. Cây quế nhẫn nại leo lên những đồi trọc đất hoang từng là nơi ngự trị của cỏ gianh lau chít. Dù đã có kinh nghiệm trồng quế lâu đời nhưng không phải cứ đặt cây giống xuống, chờ dăm năm sau là tỉa thưa cây phát bớt cành đã có tiền. Rất nhiều kẻ thù tuy bé nhỏ nhưng sẵn sàng cướp công người trồng. Hàng triệu triệu con sâu đo, chỉ hai ba ngày là cả rừng quế tang thương chĩa cành trơ trụi lên kêu trời. Những con sâu đục thân cứ nhè cành bánh tẻ khoét lỗ chui vào tận lõi hút nhựa nên cành quế dần dần khô quắt. Bọ xít nâu đậu vào cành non chồi tơ hút nhựa trong vỏ quế. Đó là chưa kể đến các loại bệnh khác như đốm lá, khô lá, tua mực… chỉ nhè vào lá mà triệt đường thở của quế. Bài hát hát dân ca hỏi sâu: “Si nhốt hò dòng tan thên gậy. Nhây nhột hò dòng thẩy tinh làn”. Dịch nghĩa: (Tháng giêng sâu đam kêu trong rừng. Tháng hai sâu hoa bay tứ phương…) chính là kinh nghiệm của cha ông cùng lịch nông nghiệp hiện nay đều chỉ ra rằng sang tiết kinh trập là lúc sâu nở, nên trước khi lập đông phải phát dọn cây cỏ trong nương quế để các loài bướm không có nơi đẻ trứng. Khi cây lúa chiêm xuân trên đồng mơn mởn khoe tuổi con gái cũng là lúc người Dao bản Khe Cóc vào vụ thu hoạch quế. Lúc này chưa có mưa rào, vừa thuận tiện cho việc bóc quế ngoài rừng, lại là lúc trời nắng nhiều nên phơi phóng dễ dàng. Không phải cứ rải quế ra sân hong nắng là xong mà chừng một hai tiếng đồng hồ lại phải đội nón ra sân nắn cong vỏ quế để khi khô lồng vào nhau cho đỡ cồng kềnh.Từ lúc đặt cây quế xuống trồng chỉ ba năm sau cây quế đã có “lá tiền” khi tỉa cành lá nấu tinh dầu. Sau 5 năm cây cao chừng hai ba mét, lại có tiền do đốn những cây còi cọc, cong queo hay sâu bệnh để cho cây khác lớn.
Chắc chắn tới đây khi xây dựng được cơ sở chế biến thô và nấu tinh dầu, Khe Cóc và cả xã Nậm Tha sẽ có thêm nhiều việc làm, rồi khi ra khỏi xã, giá quế sẽ cao hơn nhiều để làm rạng danh một vùng quế truyền thống. Là mũi nhọn trong phát triển kinh tế, cây quế đã góp phần quan trọng để hộ nghèo đa chiều năm 2022 ở Khe Cóc chỉ còn 32 hộ/126 hộ.
Đến nay cây quế đã cõng vật liệu về xây 9 ngôi nhà hai tầng và 10 nhà một tầng. Chắc chắn rằng khi xưa cha ông đến đây lập bản không dám nghĩ tới bản mình sẽ là khu phố lộng lẫy giữa rừng xanh. Bây giờ cây quế đã và đang dẫn đường cho ô tô, xe máy và các đồ dùng hiện đại về Khe Cóc để xóa đi sự khác biệt giữa nông thôn với thành thị. Hôm nay cây quế đã dẫn đường cho 15 thanh niên Khe Cóc, người cầm bằng tốt nghiệp đại học làm cánh bay đi mọi miền và người về đậu ở quê nhà để hương thơm quế Khe Cóc bay đi khắp năm châu bốn biển. Hơn chục năm nay cây quế đã ghi tên bản Khe Cóc vào danh sách LÀNG VĂN HÓA là phần thưởng vô giá của người Dao đỏ nơi này.