Làm giàu từ mô hình trồng cây địa Lan Sa Pa
- Thứ ba - 25/04/2017 08:34
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thu nhập là tiêu chí cốt lõi, là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình xây dựng nông thôn mới do vậy trong những năm vừa qua tỉnh Lào Cai đã khuyến khích phát triển nhiều mô sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân trong đó có mô hình trồng địa lan tại Sa Pa, loài hoa này đang mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân tại xã Tả Phìn, huyện Sa Pa.
Đến xã Tả Phìn, một điểm du lịch hấp dẫn của huyện Sa Pa với phong cảnh đẹp, có nhiều nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc Dao đỏ và Mông, tại đây, chúng tôi được giới thiệu đến thăm mô hình trồng địa Lan của gia đình anh Vương Xuân Phương, được ngắm những chậu hoa địa Lan thật đẹp và quyến rũ, với những cành hoa có chiều dài từ 10 đến 100 cm, mỗi cọng hoa có hàng chục búp hoa xếp luân phiên theo đường xoắn ốc.
Mô hình địa Lan của gia đình anh Vương Xuân Phương, xã Tả Phìn, huyện Sa Pa
Đón tiếp chúng tôi, anh Vương Xuân Phương niềm nở cho biết: Cách đây 3 đến 4 năm, thị trường địa Lan đang được mọi người ưa chuộng, lắm bắt thời cơ và tận dụng sự ưu đãi của thiên nhiên với khí hậu ôn hòa, anh đã mạnh dạn đầu tư cho phát triển khu vườn nhỏ địa Lan của gia đình thành mô hình địa Lan rộng hơn với 1.200 chậu Lan to, nhỏ khác nhau, đen lại thu nhập kinh tế cho gia đình từ 200-300 triệu đồng/năm.
Anh Phương cũng rất vui vẻ chia sẻ với chúng tôi về kỹ thuật trồng cây địa Lan này: Cây địa Lan đòi hỏi kỹ thuật cao và yêu cầu chặt chẽ về điều kiện khí hậu, thời tiết. Xã Tả Phìn được thiên nhiên ban tặng cho khí hậu ôn hòa rất thích hợp để trồng loài hoa này, thời gian thích hợp để tách cây vào tháng 5, khi đó thời tiết sẽ rất thuận lợi để cho bông hoa phát triển ra. Quan trọng để cây địa Lan phát triển là giá thể dinh dưỡng cung cấp cho chúng, giá thể được anh Phương sử dụng là phân trâu ủ với nấm Trichoderma, với ưu điểm sẵn có tại địa phương đảm bảo độ ẩm và độ thoáng để bộ dễ Lan phát triển khỏe mạnh, ngoài ra cũng cần phải tăng cường thêm phân bón qua lá để cho cây đủ chất dinh dưỡng. Vào thời điển nhiệt độ Sa Pa xuống dưới 100C anh đã phải chuyển cả vườn địa Lan của mình xuống các vùng ấm hơn là huyện Bát Xát (cách thành phố Lào Cai 11km) cả tháng để cây địa Lan hạn chế nở hoa sớm.
Anh Phương cũng rất vui vẻ chia sẻ với chúng tôi về kỹ thuật trồng cây địa Lan này: Cây địa Lan đòi hỏi kỹ thuật cao và yêu cầu chặt chẽ về điều kiện khí hậu, thời tiết. Xã Tả Phìn được thiên nhiên ban tặng cho khí hậu ôn hòa rất thích hợp để trồng loài hoa này, thời gian thích hợp để tách cây vào tháng 5, khi đó thời tiết sẽ rất thuận lợi để cho bông hoa phát triển ra. Quan trọng để cây địa Lan phát triển là giá thể dinh dưỡng cung cấp cho chúng, giá thể được anh Phương sử dụng là phân trâu ủ với nấm Trichoderma, với ưu điểm sẵn có tại địa phương đảm bảo độ ẩm và độ thoáng để bộ dễ Lan phát triển khỏe mạnh, ngoài ra cũng cần phải tăng cường thêm phân bón qua lá để cho cây đủ chất dinh dưỡng. Vào thời điển nhiệt độ Sa Pa xuống dưới 100C anh đã phải chuyển cả vườn địa Lan của mình xuống các vùng ấm hơn là huyện Bát Xát (cách thành phố Lào Cai 11km) cả tháng để cây địa Lan hạn chế nở hoa sớm.
Anh Vương Xuân Phương đang hăng say chăm chút cho cây địa Lan tại vườn nhà
Là một trong những nhà vườn có những chậu địa lan lên tới 100 cành, anh Phương đã phải trải qua những năm tháng vô cùng vất vả từ tìm giống hoa đến công chăm sóc tỉ mỉ dưới cơn mưa phùn giá rét anh vẫn miệt mài tỉa tót cho những chậu hoa mà khách hàng đã đặt. Với việc lựa chọn đúng nơi lại thêm biên pháp cải tiến về quản lý kỹ thuật địa Lan của anh Phương càng mọc càng tốt và khỏe mạnh tỷ lệ sống tương đối cao, quy mô ngày càng lớn, với giá trung bình từ 2-3 triệu đồng/1 chậu Lan, đặc biệt có những chậu có giá trị lên đến 10 - 100 triệu đồng tùy thuộc vào số bông trên chậu, trừ chi phí đầu tư giống, phân bón, giá thể và công chăm sóc hết khoảng từ 500 -1 triệu đồng, gia đình anh vẫn có lãi từ 1-2 triệu đồng/1 chậu Lan.
Để tìm hiểu thêm về hiệu quả kinh tế từ cây địa Lan, chúng tôi đến gặp ông Lý Láo Lở, Phó Chủ tịch UBND xã Tả Phìn, huyện Sa Pa cho biết: Hiện nay, trên đại bàn toàn xã Tả Phìn có hơn 500 hộ trồng hoa địa Lan, với khoảng 2 vạn chậu. Hàng năm xã cung cấp ra thị trường khoảng 70% số lượng hoa địa Lan của Sa Pa trong dịp Tết Nguyên đán, tổng thu nhập bình quân toàn xã ước đạt trên 8 tỷ đồng/năm. Với hiệu quả kinh tế cao từ cây địa Lan, nhiều hộ gia đình đã tập trung vào mô hình trồng địa Lan để bán ra thị trường, đem lại nguồn thu lớn cho bà con nhân dân từ đó góp phần nâng cao tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Để tìm hiểu thêm về hiệu quả kinh tế từ cây địa Lan, chúng tôi đến gặp ông Lý Láo Lở, Phó Chủ tịch UBND xã Tả Phìn, huyện Sa Pa cho biết: Hiện nay, trên đại bàn toàn xã Tả Phìn có hơn 500 hộ trồng hoa địa Lan, với khoảng 2 vạn chậu. Hàng năm xã cung cấp ra thị trường khoảng 70% số lượng hoa địa Lan của Sa Pa trong dịp Tết Nguyên đán, tổng thu nhập bình quân toàn xã ước đạt trên 8 tỷ đồng/năm. Với hiệu quả kinh tế cao từ cây địa Lan, nhiều hộ gia đình đã tập trung vào mô hình trồng địa Lan để bán ra thị trường, đem lại nguồn thu lớn cho bà con nhân dân từ đó góp phần nâng cao tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương.