Lào Cai: Xây dựng NTM gắn với vùng cây ăn quả chất lượng cao
- Thứ ba - 24/07/2018 08:06
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong định hướng phát triển trồng trọt của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 – 2020, Lào Cai đặt ra mục tiêu đạt diện tích khoảng 2.000 ha cây ăn quả trên cơ sở duy trì, cải tạo diện tích vườn cây hiện có; trồng mới 500 ha bằng các giống ưu thế như Lê VH6, đào Pháp…; ổn định vùng mận Tam hoa Bắc Hà; phục tráng giống mận bản địa: Tả Van, Tả Hoàng Ly, mận Hậu để phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa gắn với du lịch sinh thái, nâng cao thu nhập và đời sống, tinh thần cho người lao động nông - lâm nghiệp gắn tái cơ cấu cây trồng với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.
Từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh có trên 700 ha vườn đồi được cải tạo, nâng cấp bằng các biện pháp kỹ thuật hiện đại như chiết ghép, phục tráng lai tạo giống mới. Các cây ăn quả được đưa vào chương trình cải tạo chủ yếu là các loại cây có giá trị kinh tế cao như: nhãn, na, vải, chanh, bưởi, cam, quýt, mít v.v…Trong đó huyện Bảo Thắng chiếm tỷ lệ trên 50%, tương đương 520 ha.
Theo khảo sát, các huyện vùng thấp như Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn, thành phố Lào Cai có vùng thổ nhưỡng và khí hậu rất phù hợp với trồng cây ăn quả, nhất là cây có múi. Các địa phương này người dân sống tương đối tập trung và có trình độ thâm canh cao, do vậy việc phát triển cây ăn quả chất lượng tốt, năng suất cao là hướng đi hợp lý, phù hợp với xu thế phát triển vùng chuyên canh và nền nông nghiệp hữu cơ, tăng thu nhập cho người dân, góp phần đảm bảo tính bền vững của công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay.
Từ nay đến 2020 Lào Cai dặt ra mục tiêu cải tạo và sản xuất cây ăn quả ôn đới, ứng dụng công nghệ cao quy mô 250 ha/năm trên địa bàn các huyện Bắc Hà, Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn và TP Lào Cai, nâng diện tích cây ăn quả chất lượng cao toàn tỉnh lên 2.000 ha.
Từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh có trên 700 ha vườn đồi được cải tạo, nâng cấp bằng các biện pháp kỹ thuật hiện đại như chiết ghép, phục tráng lai tạo giống mới. Các cây ăn quả được đưa vào chương trình cải tạo chủ yếu là các loại cây có giá trị kinh tế cao như: nhãn, na, vải, chanh, bưởi, cam, quýt, mít v.v…Trong đó huyện Bảo Thắng chiếm tỷ lệ trên 50%, tương đương 520 ha.
Theo khảo sát, các huyện vùng thấp như Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn, thành phố Lào Cai có vùng thổ nhưỡng và khí hậu rất phù hợp với trồng cây ăn quả, nhất là cây có múi. Các địa phương này người dân sống tương đối tập trung và có trình độ thâm canh cao, do vậy việc phát triển cây ăn quả chất lượng tốt, năng suất cao là hướng đi hợp lý, phù hợp với xu thế phát triển vùng chuyên canh và nền nông nghiệp hữu cơ, tăng thu nhập cho người dân, góp phần đảm bảo tính bền vững của công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay.
Từ nay đến 2020 Lào Cai dặt ra mục tiêu cải tạo và sản xuất cây ăn quả ôn đới, ứng dụng công nghệ cao quy mô 250 ha/năm trên địa bàn các huyện Bắc Hà, Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn và TP Lào Cai, nâng diện tích cây ăn quả chất lượng cao toàn tỉnh lên 2.000 ha.
Mô hình trồng quýt đem lại hiệu quả kinh tế cao
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lào Cai, với các loài cây ăn quả chính như: Nhãn ghép, na dai, bưới Múc, chanh (huyện Bảo Thắng); Cam, quýt (Mường Khương và Bảo Yên); Đào, lê, mận (Bắc Hà, Sa Pa)... Đến nay các địa phương trong tỉnh đã cơ bản kiến thiết xong vùng cây ăn quả có giá trị hàng hóa cao, tạo tiền đề cho việc khẳng định thương hiệu, chỉ dẫn địa lý và hướng tới ngành sản xuất nông nghiệp xuất khẩu ra các thị trường trong nước và khu vực. Đây là cơ hội tăng thu nhập cho người lao động góp phần giảm nghèo bền vững, tạo việc làm và ổn định đời sống cho hàng chục vạn lao động khu vực nông thôn. Ngoài ra, còn phát huy hiệu quả tiềm năng đất đai, tăng độ che phủ, làm đẹp cảnh quan, cải thiện môi trường sinh thái, thu hút khách du lịch.