Vợ chồng người dân tộc Dao bản Nhàm xã Xuân Hòa vươn lên phát triển kinh tế
- Thứ ba - 09/05/2017 14:45
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sinh ra và gắn bó với mảnh đất xã Xuân Hòa vợ chồng anh, chị Hoàng Hữu Đức – Triệu Thị Nái bản Nhàm xã Xuân Hòa đã mạnh dạn đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi lợn với quy mô lớn, thu nhập từ 400 – 500 triệu đồng mỗi năm là hộ gia đình dân tộc Dao tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình ở địa phương, góp phần nâng cao tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới
Trước đây hoàn cảnh gia đình anh chị Đức – Nái cũng như nhiều gia đình khác trong thôn kinh tế rất khó khăn, do kiến thức về phát triển kinh tế còn hạn chế, với quyết tâm thoát khỏi đói nghèo năm 2015 anh, chị đã mạnh dạn đi tham quan học hỏi các mô hình phát triển kinh tế trên địa bàn cũng như các xã lân cận, ban đầu anh chỉ bắt đầu xây dựng chuồng trại nuôi lợn với quy mô nhỏ, vừa nuôi vừa học học kinh nghiệm, sau khi tìm hiểu thị trường anh, chị nhận thấy chăn nuôi lợn cũng không đòi hỏi kỹ thuật cao, chỉ cần chăm sóc đúng quy trình, thức ăn đảm bảo thì đàn lợn sẽ nhanh phát triển. Vì vậy sau 1, 2 năm đầu tiên nuôi thử nghiệm anh chị quyết định đầu tư xây dựng chuồng trại với quy mô lớn, mỗi lứa nuôi từ 80 – 100 con lợn thịt, lợn nái sinh sản, hiện gia đình anh chị có 3 dãy chuồng nuôi, gồm lợn thịt và lợn giống, mỗi năm xuất chuồng 2 lứa lợn thịt, mang lại nguồn thu đáng kể cho gia đình.
Cùng với đầu tư chuồng trại phát triển chăn nuôi, gia đình anh chị đã mua sắm máy say sát, kết hợp nấu rượi làm thức ăn cho đàn vật nuôi, ngoài ra anh chị còn chăn nuôi thêm gà, vịt, ao cá, mỗi năm cũng mang lại nguồn thu đáng kể. Anh Đức cho rằng, chăn nuôi lợn ít dịch bệnh nếu biết cách chăm sóc tốt hàng năm cũng mang lại nguồn thu đáng kể cho gia đình, trừ mọi chi phí mỗi năm gia đình anh chị có thu nhập 400 – 500 triệu đồng.
Điều đáng nói, với đồng bào dân tộc vùng cao quanh năm chỉ biết tới nương đồi trồng ngô, trồng sắn, làm ruộng, nhờ tích cực học hỏi, mạnh dạn trong đầu tư phát triển kinh tế vợ chồng anh chị đã có trang trại quy mô khá khang trang, là điển hình trong phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
Từ ý chí và nghị lực, vợ chồng anh chị Đức – Nái dân tộc Dao bản Nhàm xã Xuân Hòa đã vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ khá giả là hộ điển hình sản xuất kinh doanh giỏi của xã Xuân Hòa./.
Cùng với đầu tư chuồng trại phát triển chăn nuôi, gia đình anh chị đã mua sắm máy say sát, kết hợp nấu rượi làm thức ăn cho đàn vật nuôi, ngoài ra anh chị còn chăn nuôi thêm gà, vịt, ao cá, mỗi năm cũng mang lại nguồn thu đáng kể. Anh Đức cho rằng, chăn nuôi lợn ít dịch bệnh nếu biết cách chăm sóc tốt hàng năm cũng mang lại nguồn thu đáng kể cho gia đình, trừ mọi chi phí mỗi năm gia đình anh chị có thu nhập 400 – 500 triệu đồng.
Điều đáng nói, với đồng bào dân tộc vùng cao quanh năm chỉ biết tới nương đồi trồng ngô, trồng sắn, làm ruộng, nhờ tích cực học hỏi, mạnh dạn trong đầu tư phát triển kinh tế vợ chồng anh chị đã có trang trại quy mô khá khang trang, là điển hình trong phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
Từ ý chí và nghị lực, vợ chồng anh chị Đức – Nái dân tộc Dao bản Nhàm xã Xuân Hòa đã vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ khá giả là hộ điển hình sản xuất kinh doanh giỏi của xã Xuân Hòa./.