Đồng bào Mông Bản Phố xây dựng, giữ gìn môi trường bản, làng xanh, sạch, đẹp
- Thứ sáu - 28/10/2022 05:03
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bản Phố là xã vùng đồng bào dân tộc Mông đầu tiên ở huyện vùng cao Bắc Hà, (Lào cai) được công nhận về đích xã nông thôn mới. Đến nay trong quá trình xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, Bản Phố chú trọng duy trì bền vững và nâng cao tiêu chí số 17 về vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm gắn với thực hiện Chi thi số 04 của tỉnh ủy Lào Cai đã góp phần xây dựng bản vùng cao Bản Phố xanh, sạch, đẹp, văn minh, hấp dẫn khách du lịch
Diện mạo nông thôn mới vùng cao Bản Phố ngày một khởi sắc.
Đến thăm xã vùng cao Bản Phố những ngày này sẽ thấy bức tranh nông thôn tươi mới với những con đường bê tông sạch đẹp rộng mở; ý thức giữ gìn vệ sinh của người dân đã góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống ở vùng cao... Xác định vai trò quan trọng của việc thực hiện tiêu chí số 17 về vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm trong bộ tiêu chí Quốc gia chương trình xây dựng nông thôn mới có vai trò hết sức quan trọng tạo sự chuyển biến nhận thức, hành động, lối sống văn minh, văn hóa của người dân, tạo bộ mặt nông thôn mới xanh, sạch, đẹp, quảng bá hình ảnh đất và người vùng cao Bản Phố giàu bản sắc văn hóa, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương. Thời gian qua, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các cấp, các ngành, xã Bản Phố đã chú trọng phát huy nội lực triển khai có hiệu quả công tác vệ sinh môi trường. Ông Lý Xuân Sùng, bí thư Đảng ủy, trưởng Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM xã cho biết ; xã ‘Bản Phố đã tập trung đồng bộ các giải pháp; huy động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị; chú trọng công tác tuyên truyền, vận động. nêu cao tinh thần gương mẫu "đầu tàu" của cán bộ, đảng viên, phát huy vai trò của người có uy tín, già làng, trưởng bản trong công tác này. Đặc biệt nêu cao vai trò của Ban tuyên vận xã, tổ tuyên vận thôn trong công tác tuyên truyền, vận động. Phân công nhiệm vụ cho các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội trong thực hiện các hợp phần của tiêu chí số 17. Trên cơ sở đó thời gian qua, các tổ chức đoàn thể đã có đóng góp quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức triển khai thực hiện tiêu chí này ‘.
Hội phụ nữ xã Bản Phố đã tích cực tham gia bảo vệ môi trường, từng bước xây dựng nếp sống văn minh. Hội đặc biệt quan tâm công tác truyền thông về gìn giữ môi trường sống, lồng ghép trong các buổi sinh hoạt chi, tổ hội, và gắn với cuộc vận động xây dựng “Gia đình 5 không, 3 sạch”. Nhờ đó, trên các tuyến đường của xã không còn các tụ điểm rác tồn đọng, cảnh quan, môi trường trên địa bàn xã trở nên xanh, sạch, đẹp hơn. Đến nay, toàn xã có 11 tổ thu gom rác thải ở 11 thôn do phụ nữ tham gia đảm nhiệm và phối hợp thực hiện. Việc xây dựng và nhân rộng mô hình “Đoạn đường phụ nữ tự quản về vệ sinh môi trường” của các chi hội phụ nữ cũng là cách làm hiệu quả, đến nay các đoạn đường phụ nữ tự quản về vệ sinh môi trường ở 13/13 thôn được duy trì thực hiện tốt, ý thức hội viên chuyển biến rõ rệt. Khi chi hội phát động vệ sinh tuyến đường, mọi người tham gia rất nhiệt tình. Đặc biệt, các hộ dân sinh sống trên các tuyến đường đã chủ động giữ gìn vệ sinh trong nhà, ngoài ngõ, trồng rau xanh, cây xanh; cây mận tam hoa, lê, đào..., chỉnh trang tường rào, cổng ngõ khang trang, góp phần tạo cảnh quan sạch đẹp.
Đoàn thanh niên xã Bản Phố đã có nhiều việc làm thiết thực, cụ thể ; giúp dân ở 13 thôn đào trên 200 hố đổ rác, đảm nhiệm các đoạn đường thanh niên tự quản về vệ sinh môi trường ở 11/11 thôn, tổ chức các hoạt động tình nguyện; như ngày thứ 7 xanh, hưởng ứng tháng thanh niên, ngày môi trường.., đoàn xã đã huy động đoàn viên, thanh niên trong xã công lao động giúp dân tu sửa, san gạt, thông đường, vệ sinh đường xá, nhà ở cho nhân dân; vận động các hộ dân di dời chuồng trại ra xa nhà, tu sửa và làm mới chuồng trại, thực hiện .công trình thanh niên, xây lò đốt rác tại trung tâm xã...
Bên cạnh đó, Bản phố chú trọng huy động các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ, trong đó chú trọng huy động sức dân. Đánh giá thực tế hiện trạng, tìm biện pháp tháo gỡ, làm từ hợp phần dễ đến khó. Tổ chức sơ, tổng kết, đánh giá, nhân rộng cách làm hay, chọn thôn điểm thực hiện; tổ chức thăm quan cách làm hay trong thực hiện vệ sinh môi trường... Đặc biệt chú trọng gắn với thực hiện chỉ thị số 04 của tỉnh ủy và cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh...
Qua giới thiệu của Ban chỉ đạo chương trình quốc gia về xây dựng nông thô mới xã, chúng tôi tìm đến thôn Bản Phố 2 trong số thôn có những chuyển biến nhất rõ nét nhất trong vệ sinh môi trường nông thôn. Trước đây được biết đến là thôn yếu kém về vệ sinh môi trường bởi con đường làng trước vốn là đường đất, lầy lội vào mùa mưa, thêm vào đó người dân còn thói quen chăn thả gia súc, chưa có chuồng trại, chưa có bãi đổ rác... gây ảnh hưởng không nhỏ đến vệ sinh môi trường, Hưởng ứng phong trào vệ sinh môi trường nông thôn, thời gian qua, cấp ủy, chi bộ thôn nêu cao tinh thần gương mẫu, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng thực hiện tạo sự chuyển biên mới tích cực trong công tác vệ sinh môi trường trong thôn. Bí thư Chi bộ thôn Bản Phố 2, Lý Vần Sồ cho biết ; ‘Đến nay, 100% số hộ chăn nuôi trong thôn có chuồng trại kiên cố nuôi nhốt gia súc bảo đảm tiêu chuẩn, 100% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh và trên 90% số hộ có công trình nhà tắm, có hố và địa điểm đổ rác đúng quy định. Thôn duy trì tổng vệ sinh thôn 1 lần trên tuần, các hộ ý thức dọn dẹp nhà cửa, ngõ nhà, ngõ đường sạch sẽ’.
Gia đình nghệ nhân Ly Seo Hồ, dân tộc Mông, 79 tuổi, ở thôn Bản Phố 2a, xã Bản Phố chỉ là hộ trung bình trong thôn song nhờ sự tuyên truyền, vận động của xã và sự góp ý của khách du lịch lên đây xem biểu diễn văn nghệ dân tộc Mông, gia đình ông Hồ đã tập trung chỉnh trang nhà ở, vệ sinh môi trường, ông Hồ chia sẻ ; Mình bỏ tiền tích lũy, vay mượn thêm anh em, bạn cè, đầu tư xây dựng ngôi nhà ngói 3 gian khang trang, xây dựng chuồng trại, nhà bếp, công trình phụ, nhà vệ sinh để hưởng ứng phong trào vệ sinh môi trường nông thôn và tạo môi trường xung quanh gia đình sạch đẹp để đón khách du lịch, bạn bè, để họ biết bây giờ người Mông đã tiến bộ, văn minh’.
Đến nay, hầu hết người dân xã Bản Phố đã nắm bắt và tích cực vệ sinh môi trường thôn, bản thông qua những việc làm thiết thực trong cuộc sống gia đình như quét dọn nhà cửa, đường làng, ngõ xóm, làm chuồng trại, nhà vệ sinh, đổ rác đúng nơi quy định, đặc biệt hiện nay ở xã, nhiều hộ dân đã biết cải tạo môi trường, trồng cây xanh, cải tạo, nâng cấp nhà ở, xây dựng chuồng trại, nhà vệ sinh, phát triển du lịch cộng đồng, hấp dẫn khách du lịch.
Hội phụ nữ xã Bản Phố đã tích cực tham gia bảo vệ môi trường, từng bước xây dựng nếp sống văn minh. Hội đặc biệt quan tâm công tác truyền thông về gìn giữ môi trường sống, lồng ghép trong các buổi sinh hoạt chi, tổ hội, và gắn với cuộc vận động xây dựng “Gia đình 5 không, 3 sạch”. Nhờ đó, trên các tuyến đường của xã không còn các tụ điểm rác tồn đọng, cảnh quan, môi trường trên địa bàn xã trở nên xanh, sạch, đẹp hơn. Đến nay, toàn xã có 11 tổ thu gom rác thải ở 11 thôn do phụ nữ tham gia đảm nhiệm và phối hợp thực hiện. Việc xây dựng và nhân rộng mô hình “Đoạn đường phụ nữ tự quản về vệ sinh môi trường” của các chi hội phụ nữ cũng là cách làm hiệu quả, đến nay các đoạn đường phụ nữ tự quản về vệ sinh môi trường ở 13/13 thôn được duy trì thực hiện tốt, ý thức hội viên chuyển biến rõ rệt. Khi chi hội phát động vệ sinh tuyến đường, mọi người tham gia rất nhiệt tình. Đặc biệt, các hộ dân sinh sống trên các tuyến đường đã chủ động giữ gìn vệ sinh trong nhà, ngoài ngõ, trồng rau xanh, cây xanh; cây mận tam hoa, lê, đào..., chỉnh trang tường rào, cổng ngõ khang trang, góp phần tạo cảnh quan sạch đẹp.
Đoàn thanh niên xã Bản Phố đã có nhiều việc làm thiết thực, cụ thể ; giúp dân ở 13 thôn đào trên 200 hố đổ rác, đảm nhiệm các đoạn đường thanh niên tự quản về vệ sinh môi trường ở 11/11 thôn, tổ chức các hoạt động tình nguyện; như ngày thứ 7 xanh, hưởng ứng tháng thanh niên, ngày môi trường.., đoàn xã đã huy động đoàn viên, thanh niên trong xã công lao động giúp dân tu sửa, san gạt, thông đường, vệ sinh đường xá, nhà ở cho nhân dân; vận động các hộ dân di dời chuồng trại ra xa nhà, tu sửa và làm mới chuồng trại, thực hiện .công trình thanh niên, xây lò đốt rác tại trung tâm xã...
Bên cạnh đó, Bản phố chú trọng huy động các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ, trong đó chú trọng huy động sức dân. Đánh giá thực tế hiện trạng, tìm biện pháp tháo gỡ, làm từ hợp phần dễ đến khó. Tổ chức sơ, tổng kết, đánh giá, nhân rộng cách làm hay, chọn thôn điểm thực hiện; tổ chức thăm quan cách làm hay trong thực hiện vệ sinh môi trường... Đặc biệt chú trọng gắn với thực hiện chỉ thị số 04 của tỉnh ủy và cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh...
Qua giới thiệu của Ban chỉ đạo chương trình quốc gia về xây dựng nông thô mới xã, chúng tôi tìm đến thôn Bản Phố 2 trong số thôn có những chuyển biến nhất rõ nét nhất trong vệ sinh môi trường nông thôn. Trước đây được biết đến là thôn yếu kém về vệ sinh môi trường bởi con đường làng trước vốn là đường đất, lầy lội vào mùa mưa, thêm vào đó người dân còn thói quen chăn thả gia súc, chưa có chuồng trại, chưa có bãi đổ rác... gây ảnh hưởng không nhỏ đến vệ sinh môi trường, Hưởng ứng phong trào vệ sinh môi trường nông thôn, thời gian qua, cấp ủy, chi bộ thôn nêu cao tinh thần gương mẫu, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng thực hiện tạo sự chuyển biên mới tích cực trong công tác vệ sinh môi trường trong thôn. Bí thư Chi bộ thôn Bản Phố 2, Lý Vần Sồ cho biết ; ‘Đến nay, 100% số hộ chăn nuôi trong thôn có chuồng trại kiên cố nuôi nhốt gia súc bảo đảm tiêu chuẩn, 100% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh và trên 90% số hộ có công trình nhà tắm, có hố và địa điểm đổ rác đúng quy định. Thôn duy trì tổng vệ sinh thôn 1 lần trên tuần, các hộ ý thức dọn dẹp nhà cửa, ngõ nhà, ngõ đường sạch sẽ’.
Gia đình nghệ nhân Ly Seo Hồ, dân tộc Mông, 79 tuổi, ở thôn Bản Phố 2a, xã Bản Phố chỉ là hộ trung bình trong thôn song nhờ sự tuyên truyền, vận động của xã và sự góp ý của khách du lịch lên đây xem biểu diễn văn nghệ dân tộc Mông, gia đình ông Hồ đã tập trung chỉnh trang nhà ở, vệ sinh môi trường, ông Hồ chia sẻ ; Mình bỏ tiền tích lũy, vay mượn thêm anh em, bạn cè, đầu tư xây dựng ngôi nhà ngói 3 gian khang trang, xây dựng chuồng trại, nhà bếp, công trình phụ, nhà vệ sinh để hưởng ứng phong trào vệ sinh môi trường nông thôn và tạo môi trường xung quanh gia đình sạch đẹp để đón khách du lịch, bạn bè, để họ biết bây giờ người Mông đã tiến bộ, văn minh’.
Đến nay, hầu hết người dân xã Bản Phố đã nắm bắt và tích cực vệ sinh môi trường thôn, bản thông qua những việc làm thiết thực trong cuộc sống gia đình như quét dọn nhà cửa, đường làng, ngõ xóm, làm chuồng trại, nhà vệ sinh, đổ rác đúng nơi quy định, đặc biệt hiện nay ở xã, nhiều hộ dân đã biết cải tạo môi trường, trồng cây xanh, cải tạo, nâng cấp nhà ở, xây dựng chuồng trại, nhà vệ sinh, phát triển du lịch cộng đồng, hấp dẫn khách du lịch.
Đồng bào Mông Bản Phố tích cực tham gia công lao động làm đường giao thông, vệ sinh đường làng, ngõ xóm sạch đẹp
Nhờ sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, các cấp, các ngành, đặc biệt là sự đoàn kết phát huy nội lực của toàn hệ thống chính trị, sự hưởng ứng tích ựcc của đồng bào Mông trong xã, công tác vệ sinh môi trường ở xã vùng cao Bản Phố có những chuyển biến tích cực. Đồng bào Mông ở 11/11 thôn đã nâng cao nhận thức, tích cực tham gia dọn dẹp, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, xây dựng công trình nhà vệ sinh, chuồng trại xa nhà ở, đào hồ rác. Trên địa bàn xã hiện nay có gần 20 km đường thôn, đường liên gia thường xuyên được quét dọn vệ sinh sạch sẽ; tổ chức cho nhân dân quét dọn 2-4 lần/tháng, trong đó riêng 3 thôn có khách du lịch thường xuyên đến thăm quan gồm Bản Phố 2, Phéc Bủng và thôn Làng mới tổ chức quét dọn, tổng vệ sinh 1 lần/tuần; 98% số hộ được sử dụng nước sạch sinh hoạt; Mặc dù đời sống người Mông Bản Phố hiện vẫn còn không ít khó khăn, thiếu thốn song người dân có thể lạc quan vì nhờ thực hiện có hiệu quả phong trào vệ sinh môi trường nông thôn đã giúp nhận thức của người dân đã từng bước nâng cao thông qua những việc làm hiện nay là tích cực thay đổi phong tục, tập quán lạc hậu trong đời sống sinh hoạt, chăn nuôi. Người dân Bản phố cần cù, chăm chỉ lao động sản xuất, đẩy mạnh nghề đúc rèn lưỡi cày, đặc biệt là nghề nông trồng ngô, nấu rượu đặc sản, chăn nuôi theo mô hình nuôi nhốt, đưa các loại cây, con giống mới vào sản xuất theo định hướng hàng hóa hiệu quả kinh tế cao… thu nhập của người dân nâng cao, đời sống bớt khó khăn, có điều kiện chăm lo cho cuộc sống hơn, đặc biệt là chăm lo sức khỏe, vệ sinh cá nhân, gia đình, môi trường thôn, bản.
Người dân Bản Phố đã và đang từng ngày tu sửa lại nhà cửa, đổ bê tông đường liên gia, ngõ xóm, xây dựng mới những ngôi nhà khang trang sạch đẹp đầy đủ công trình vệ sinh, sinh hoạt, xây dựng mô hình vườn sạch, nhà đẹp, chuồng trại ngăn nắp… bộ mặt nông thôn mới vùng cao Bản Phố xanh, sạch, đẹp đang dần hiện hữu, góp phần thu hút ngày một nhiều khách du lịch đến thăm quan, tìm hiểu đời sống làng nghề truyền thống rèn đúc nông cụ và nấu rượu ngô đặc sản Bản Phố, mở ra nhiều cơ hội mới cho người dân vùng cao Bản Phố “đổi đời”, đoàn kết chung sức xây dựng nông thôn mới, bản làng vùng cao Bản phố ngày một giàu đẹp, văn minh.
Người dân Bản Phố đã và đang từng ngày tu sửa lại nhà cửa, đổ bê tông đường liên gia, ngõ xóm, xây dựng mới những ngôi nhà khang trang sạch đẹp đầy đủ công trình vệ sinh, sinh hoạt, xây dựng mô hình vườn sạch, nhà đẹp, chuồng trại ngăn nắp… bộ mặt nông thôn mới vùng cao Bản Phố xanh, sạch, đẹp đang dần hiện hữu, góp phần thu hút ngày một nhiều khách du lịch đến thăm quan, tìm hiểu đời sống làng nghề truyền thống rèn đúc nông cụ và nấu rượu ngô đặc sản Bản Phố, mở ra nhiều cơ hội mới cho người dân vùng cao Bản Phố “đổi đời”, đoàn kết chung sức xây dựng nông thôn mới, bản làng vùng cao Bản phố ngày một giàu đẹp, văn minh.