25 tỉnh, thành phố phía Bắc được tập huấn về phát triển du lịch trong xây dựng nông thôn mới
- Thứ năm - 16/11/2023 16:26
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Từ ngày 9 đến 11/11/2023, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương phối hợp với Trường Cán bộ Quản lý nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị tập huấn cho 25 tỉnh, thành phố phía Bắc. Tham gia tập huấn có 151 học viên là cán bộ quản lý và cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, cán bộ liên quan về triển khai chương trình du lịch phát triển trong xây dựng nông thôn mới.
Tham dự lớp tập huấn có ông Nguyễn Nhật Nam - Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương và cán bộ của Văn phòng Điều phối NTM Trung ương, Ông Nguyễn Quốc Oánh - Hiệu trưởng trường Cán bộ QLNN và PTNT và cùng 1 số giảng viên trong trường, đại diện lãnh đạo xã Hồng Vân có ông Nguyễn Hải Đăng Bí thư Đảng ủy xã và 151 đại biểu của 25 tỉnh phía Bắc.
Ông Nguyễn Nhật Nam - Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương khai mạc Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị Phó Chánh văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương Nguyễn Nhật Nam chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 có 6 Chương trình chuyên đề trong đó có Chương trình phát triển du lịch nông thôn. Trong những năm gần đây du lịch nông nghiệp, nông thôn phát triển mạnh mẽ mang lại sắc thái mới, sức sống mới ở khu vực nông thôn. Qua thống kê sơ bộ, hiện nay cả nước có khoảng 500 mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn. Nhiều mô hình phát huy hiệu quả, thu hút sự quan tâm của du khách. Tuy nhiên hiện nay các địa phương chưa khai thác hết tiềm năng du lịch của địa phương, do vậy việc tổ chức hội nghị này là hết sức cần thiết.
Ông Nguyễn Quốc Oánh - Hiệu trưởng trường Cán bộ QLNN và PTNT phát biểu tại Hội nghị
Ông Nguyễn Quốc Oánh - Hiệu trưởng trường Cán bộ QLNN và PTNT chia sẻ Lớp Tập huấn này không tổ chức tại Nhà hàng hay Khách sạn mà tổ chức tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội là xã có nhiều thành tích trong Xây dựng NTM đặc biệt các mô hình du lịch nông thôn. Trong thời gian tập huấn 03 ngày các đại biểu được tiếp thu các kiến thức về phát triển du lịch trong xây dựng nông thôn mới, cùng nhau trao đổi chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch nông thôn tại địa phương mình và đưa ra những khó khăn vướng mắc khi triển thực hiện khai dự án để cùng nhau có những giải pháp từ các chuyên gia, các đại biểu được trải nghiệm dịch vụ du lịch tại xã Hồng Vân và tham quan những mô hình điểm của xã.
Tại lớp tập huấn, các học viên đã được giảng viên chia sẻ, trang bị các kiến thức về 4 nhóm chuyên đề gồm: Tổng quan về du lịch nông nghiệp nông thôn, chính sách phát triển du lịch nông thôn Việt Nam giai đoạn 2021-2025; Bố trí không gian và quản lý du lịch nông nghiệp nông thôn; Tổ chức thực hiện các hoạt động du dịch nông nghiệp nông thôn; Thử nghiệm bộ tài liệu tập huấn về phát triển du lịch cộng đồng; Nghiên cứu thực tế các mô hình du lịch nông nghiệp nông thôn trên địa bàn phố Hà Nội.
Thông qua lớp tập huấn các học viên được trang bị kiến thức, kỹ năng phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn, nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương, nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững.
Mô hình hoa cây cảnh của xã Hồng Vân
Tại lớp tập huấn, các học viên đã được giảng viên chia sẻ, trang bị các kiến thức về 4 nhóm chuyên đề gồm: Tổng quan về du lịch nông nghiệp nông thôn, chính sách phát triển du lịch nông thôn Việt Nam giai đoạn 2021-2025; Bố trí không gian và quản lý du lịch nông nghiệp nông thôn; Tổ chức thực hiện các hoạt động du dịch nông nghiệp nông thôn; Thử nghiệm bộ tài liệu tập huấn về phát triển du lịch cộng đồng; Nghiên cứu thực tế các mô hình du lịch nông nghiệp nông thôn trên địa bàn phố Hà Nội.
Tuyến đường trong xã Hồng Vân ngập sắc hoa
Thông qua lớp tập huấn các học viên được trang bị kiến thức, kỹ năng phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn, nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương, nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững.