Chi bộ 10 - Văn phòng Điều phối nông thôn mới sinh hoạt chuyên đề tháng 10 “Giải pháp chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới”
- Thứ sáu - 27/10/2023 15:03
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày 20/10/2023, Chi bộ 10 - Văn phòng Điều phối nông thôn mới tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Giải pháp chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới” do đồng chí Đỗ Xuân Thuỷ - Bí thư Chi bộ chủ trì, tham gia sinh hoạt chuyên đề có 9/10 đảng viên.
Một số nội dung chủ yếu về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Nhằm triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ tại Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 1634/QĐ-UBND ngày 17/5/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt Chương trình chuyển đổi số tỉnh Lào Cai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Kế hoạch số 210/KH-BCĐ ngày 19/4/2023 của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh về tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh tỉnh Lào Cai năm 2023. Theo đó, kế hoạch đã đề ra 03 mục tiêu cụ thể như sau:
Nhằm triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ tại Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 1634/QĐ-UBND ngày 17/5/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt Chương trình chuyển đổi số tỉnh Lào Cai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Kế hoạch số 210/KH-BCĐ ngày 19/4/2023 của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh về tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh tỉnh Lào Cai năm 2023. Theo đó, kế hoạch đã đề ra 03 mục tiêu cụ thể như sau:
- Về chính quyền số: 95% hồ sơ công việc tại các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được xử lý trên môi trường mạng; 100% Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã đạt chuẩn các chỉ tiêu: Chỉ tiêu 9.5. Có dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên theo Bộ tiêu chí quốc gia huyện nông thôn mới; chỉ tiêu 6.5. Có hình ảnh điểm du lịch của huyện được quảng bá thông qua ứng dụng Internet, mạng xã hội và chỉ tiêu 9.2. Có dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao; 100% Uỷ ban nhân dân các xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn các chỉ tiêu: Chỉ tiêu 8.4 Tiêu chí 8 về thông tin và truyền thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới; chỉ tiêu 15.2. Có dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao.
- Về kinh tế số: 30% xã có hợp tác xã có ứng dụng công nghệ số; 30% cấp huyện có các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực có ứng dụng công nghệ số; 90% doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh và 100% sản phẩm OCOP được đưa lên các sàn thương mại điện tử.
- Về xã hội số: 30% cấp xã, huyện cung cấp ít nhất một dịch vụ thiết yếu (y tế, giáo dục, giám sát cộng đồng, an ninh trật tự, môi trường, văn hoá); 50% người dân trưởng thành khu vực nông thôn có điện thoại thông minh tại các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023 và mỗi huyện, thị xã, thành phố lựa chọn xây dựng 01 mô hình chuyển đổi số.
Để thực hiện các mục tiêu trên, 05 nhóm nhiệm vụ và giải pháp được tập trung triển khai bao gồm:
(1) Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới: Đẩy mạnh tuyên truyền về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện, thông tin, đại chúng, các báo, đài của địa phương và Trung ương; biên soạn, phổ biến tài liệu hướng dẫn, tập huấn về chuyển đổi số, áp dụng chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới; tổ chức các hội nghị, các lớp tập huấn chuyên đề phổ biến kiến thức pháp luật về chuyển đổi số, nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ nông nghiệp số cho các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đội ngũ cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp, cán bộ khuyến nông cơ sở và các tổ công nghệ số cộng đồng…
(2) Phát triển hạ tầng số: Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng viễn thông, đặc biệt là đối với 14 thôn chưa có dịch vụ di dộng (2G); 372 thôn chưa được phủ sóng 3G, 4G và 270 thôn chưa có hạ tầng Internet băng rộng cáp quang nhằm tăng tỷ lệ người dùng Internet, nâng cao dung lượng kết nối và chất lượng dịch vụ mạng. Trang bị máy tính cho 100% cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
(3) Xây dựng chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới: Tăng cường xây dựng và áp dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến liên thông, đồng bộ cấp tỉnh, huyện, xã; nâng cao dịch vụ phục vụ Nhân dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến toàn tỉnh và dịch vụ công trực tuyến một phần ở cấp xã. Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ viễn thông, hỗ trợ người dân sử dụng thiết bị công nghệ thông tin (mạng Internet không dây miễn phí khu vực trung tâm xã, các điểm sinh hoạt văn hoá ở cộng đồng, điểm du lịch nông thôn). Xây dựng nền tảng dữ liệu các ngành trọng điểm. Xây dựng cổng/trang thông tin điện tử cấp xã có chức năng cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ công trực tuyến tích hợp trên cổng thông tin điện tử tỉnh.
(4) Thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn: Xây dựng chính sách hỗ trợ chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể. Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh tham gia Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, đặc biệt là sử dụng các nền tảng quản trị và kinh doanh. Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp chủ lực, tiềm năng của tỉnh. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu chính ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh và khai thác hiệu quả các phần mềm, hệ thống thông tin hiện có.
(5) Tập trung phát triển xã hội số trong xây dựng nông thôn mới: Đẩy nhanh tiến độ cấp định danh điện tử cho công dân. Triển khai dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại các trường học, bệnh viện và trạm y tế. Tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người dân cài đặt, sử dụng hồ sơ sức khoẻ điện tử. Lắp đặt wifi miễn phí tại các điểm công cộng. Triển khai hệ thống truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông, chuyển đổi số hệ thống truyền thanh cơ sở.
Liên hệ với nhiệm vụ của Văn phòng Điều phối nông thôn mới trong thực hiện chuyển đổi số
- Thực hiện đảm bảo 95% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng.
- Thực hiện theo dõi, báo cáo kết quả chuyển đổi số trong nông thôn mới trên phạm vi toàn tỉnh.
- Hướng dẫn các địa phương thực hiện các nội dung của chương trình chuyển đổi số trong nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh.
- Thường xuyên quan tâm rà soát, nâng cấp hệ thống máy tính, các phần mềm hỗ trợ, các trang thiết bị công nghệ phục vụ tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên, toàn thể đảng viên trong chi bộ cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là, thường xuyên nghiên cứu Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025; Quyết định số1634/QĐ-UBND ngày 17/5/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt Chương trình chuyển đổi số tỉnh Lào Cai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 431/KH-UBND ngày 31/12/2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về chuyển đổi số và cải thiện chỉ số DTI tỉnh Lào Cai năm 2023; Kế hoạch số 210/KH-BCĐ ngày 19/4/2023 của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh về tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh tỉnh Lào Cai năm 2023,… để hiểu rõ về mục tiêu, ý nghĩa của Chương trình từ đó hướng dẫn các địa phương triển khai Chương trình đảm bảo hiệu quả.
Hai là, mỗi đảng viên trong chi bộ cần gương mẫu, đi đầu, chủ động tìm tòi, học hỏi về công nghệ thông tin, tham gia các lớp đào tạo, tập huấn để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu công việc.
Ba là, áp dụng quy trình xử lý văn bản trên hệ thống quản lý văn bản điều hành của tỉnh theo đúng trình tự quy định.
(1) Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới: Đẩy mạnh tuyên truyền về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện, thông tin, đại chúng, các báo, đài của địa phương và Trung ương; biên soạn, phổ biến tài liệu hướng dẫn, tập huấn về chuyển đổi số, áp dụng chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới; tổ chức các hội nghị, các lớp tập huấn chuyên đề phổ biến kiến thức pháp luật về chuyển đổi số, nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ nông nghiệp số cho các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đội ngũ cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp, cán bộ khuyến nông cơ sở và các tổ công nghệ số cộng đồng…
(2) Phát triển hạ tầng số: Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng viễn thông, đặc biệt là đối với 14 thôn chưa có dịch vụ di dộng (2G); 372 thôn chưa được phủ sóng 3G, 4G và 270 thôn chưa có hạ tầng Internet băng rộng cáp quang nhằm tăng tỷ lệ người dùng Internet, nâng cao dung lượng kết nối và chất lượng dịch vụ mạng. Trang bị máy tính cho 100% cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
(3) Xây dựng chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới: Tăng cường xây dựng và áp dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến liên thông, đồng bộ cấp tỉnh, huyện, xã; nâng cao dịch vụ phục vụ Nhân dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến toàn tỉnh và dịch vụ công trực tuyến một phần ở cấp xã. Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ viễn thông, hỗ trợ người dân sử dụng thiết bị công nghệ thông tin (mạng Internet không dây miễn phí khu vực trung tâm xã, các điểm sinh hoạt văn hoá ở cộng đồng, điểm du lịch nông thôn). Xây dựng nền tảng dữ liệu các ngành trọng điểm. Xây dựng cổng/trang thông tin điện tử cấp xã có chức năng cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ công trực tuyến tích hợp trên cổng thông tin điện tử tỉnh.
(4) Thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn: Xây dựng chính sách hỗ trợ chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể. Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh tham gia Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, đặc biệt là sử dụng các nền tảng quản trị và kinh doanh. Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp chủ lực, tiềm năng của tỉnh. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu chính ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh và khai thác hiệu quả các phần mềm, hệ thống thông tin hiện có.
(5) Tập trung phát triển xã hội số trong xây dựng nông thôn mới: Đẩy nhanh tiến độ cấp định danh điện tử cho công dân. Triển khai dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại các trường học, bệnh viện và trạm y tế. Tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người dân cài đặt, sử dụng hồ sơ sức khoẻ điện tử. Lắp đặt wifi miễn phí tại các điểm công cộng. Triển khai hệ thống truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông, chuyển đổi số hệ thống truyền thanh cơ sở.
Liên hệ với nhiệm vụ của Văn phòng Điều phối nông thôn mới trong thực hiện chuyển đổi số
- Thực hiện đảm bảo 95% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng.
- Thực hiện theo dõi, báo cáo kết quả chuyển đổi số trong nông thôn mới trên phạm vi toàn tỉnh.
- Hướng dẫn các địa phương thực hiện các nội dung của chương trình chuyển đổi số trong nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh.
- Thường xuyên quan tâm rà soát, nâng cấp hệ thống máy tính, các phần mềm hỗ trợ, các trang thiết bị công nghệ phục vụ tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên, toàn thể đảng viên trong chi bộ cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là, thường xuyên nghiên cứu Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025; Quyết định số1634/QĐ-UBND ngày 17/5/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt Chương trình chuyển đổi số tỉnh Lào Cai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 431/KH-UBND ngày 31/12/2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về chuyển đổi số và cải thiện chỉ số DTI tỉnh Lào Cai năm 2023; Kế hoạch số 210/KH-BCĐ ngày 19/4/2023 của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh về tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh tỉnh Lào Cai năm 2023,… để hiểu rõ về mục tiêu, ý nghĩa của Chương trình từ đó hướng dẫn các địa phương triển khai Chương trình đảm bảo hiệu quả.
Hai là, mỗi đảng viên trong chi bộ cần gương mẫu, đi đầu, chủ động tìm tòi, học hỏi về công nghệ thông tin, tham gia các lớp đào tạo, tập huấn để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu công việc.
Ba là, áp dụng quy trình xử lý văn bản trên hệ thống quản lý văn bản điều hành của tỉnh theo đúng trình tự quy định.