Lào Cai ban hành kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- Thứ ba - 23/04/2024 23:33
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày 22/4/2024, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch số 231/KH-UBND về việc phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Lào Cai phấn đấu tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành nghề nông thôn đạt khoảng 6,0 - 7,0%/năm; Thu nhập bình quân lao động trong các hoạt động ngành nghề nông thôn gấp 2,5 - 3 lần so với năm 2020; Thu hút được khoảng 58.000 lao động thường xuyên trong các hoạt động ngành nghề nông thôn; Tỷ lệ lao động qua đào tạo khu vực ngành nghề nông thôn là 80% và tỷ lệ được cấp bằng, chứng chỉ đạt 35%; Công nhận mới 5 làng nghề, 5 nghề truyền thống và 1 làng nghề truyền thống; phát triển 4 làng nghề, 2 làng nghề truyền thống gắn với du lịch; Hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, ổn định đáp ứng 70% nhu cầu phát triển ngành nghề nông thôn.
Định hướng đến năm 2045, ngành nghề nông thôn tiếp tục là hoạt động mang lại thu nhập, tạo việc làm cho lao động ở nông thôn, góp phần vào tăng trưởng chung của tỉnh; Phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng phát triển bền vững, thông minh, thân thiện với môi trường, gắn với xây dựng không gian nông thôn xanh, sạch, đẹp; gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử và truyền thống của từng địa phương.
(1) Phát triển them nhóm ngành nghề nông thôn, bao gồm 06 nhóm: Nhóm chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; Nhóm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; Nhóm xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; Nhóm sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ;Nhóm sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh; Nhóm dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.
(2) Định hướng bảo tồn và phát triển làng nghề: Tập trung bảo tồn, khôi phục các nghề, làng nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một, thất truyền, gắn với du lịch; Triển khai hiệu quả Kế hoạch số 316/KH-UBND ngày 21/9/2022 của UBND tỉnh Lào Cai về chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề giai đoạn 2022 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Ưu tiên thành lập các hội, hiệp hội nghề ở các địa phương, các trung tâm đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề; hỗ trợ thiết kế mẫu mã, hoàn thiện sản phẩm, thông tin thị trường phục vụ bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề;
(3) Hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm: Hỗ trợ các cơ sở ngành nghề, làng nghề tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu, quảng bá sản phẩm, bán hàng trực tuyến; Kết nối tiêu thụ sản phẩm qua các hội chợ Làng nghề Việt Nam, hội chợ OCOP, hội chợ nông sản tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh,…; Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh như: Chè, quýt, dứa, lê, mận, gạo Séng cù, nấm hương, rau Sa Pa, lạc đỏ, trứng vịt Sín Chéng, thịt lợn bản, lạp sườn, thổ cẩm,…
(4) Bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch làng nghề: Triển khai hiệu quả Chương trình phát triển du lịch nông thôn, du lịch làng nghề trong xây dựng nông thôn mới; tập trung thu hút đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nông thôn; đa dạng hoạt động trải nghiệm du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.
(5) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các hoạt động ngành nghề như: phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cơ giới hóa đồng bộ, chế biến, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, chứng nhận an toàn; nghề về quản trị trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã,...
Trên cơ sở những nội dung trong kế hoạch, tỉnh đã giao cho ngành Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương tập trung tuyên truyền, phổ biến nội dung Kế hoạch; Hàng năm triển khai xây dựng các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch để thực hiện mục tiêu, định hướng và giải pháp của kế hoạch theo thẩm quyền, chức năng quản lý nhà nước, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; Thẩm định xét công nhận danh hiệu làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống trên địa bàn; Rà soát, sửa đổi, bổ sung trình tỉnh xem xét, ban hành cơ chế chính sách bảo tồn, phát triển ngành nghề nông thôn; Đẩy mạnh thu hút, kêu gọi các doanh nghiệpđầu tư vào lĩnh vực ngành nghề nông thôn gắn với các vùng nguyên liệu tập trung hoặc nâng công suất thiết kế phù hợp với nguồn nguyên liệu địa phương, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất, khai thác, thu mua, chế biến trên cơ sở hình thành chuỗi giá trị sản xuất, đặc biệt chú trọng các sản phẩm chủ lực, sản phẩm tiềm năng của tỉnh như: Chè, dược liệu, chuối, dứa, quế và chế biến gỗ rừng trồng,…
Định hướng đến năm 2045, ngành nghề nông thôn tiếp tục là hoạt động mang lại thu nhập, tạo việc làm cho lao động ở nông thôn, góp phần vào tăng trưởng chung của tỉnh; Phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng phát triển bền vững, thông minh, thân thiện với môi trường, gắn với xây dựng không gian nông thôn xanh, sạch, đẹp; gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử và truyền thống của từng địa phương.
Hình ảnh: Một số sản phẩm nghề Đan lát truyền thống dân tộc Tày
tại xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên
Một số nội dung chính được ưu tiên tập trung phát triển, bao gồm:(1) Phát triển them nhóm ngành nghề nông thôn, bao gồm 06 nhóm: Nhóm chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; Nhóm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; Nhóm xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; Nhóm sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ;Nhóm sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh; Nhóm dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.
(2) Định hướng bảo tồn và phát triển làng nghề: Tập trung bảo tồn, khôi phục các nghề, làng nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một, thất truyền, gắn với du lịch; Triển khai hiệu quả Kế hoạch số 316/KH-UBND ngày 21/9/2022 của UBND tỉnh Lào Cai về chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề giai đoạn 2022 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Ưu tiên thành lập các hội, hiệp hội nghề ở các địa phương, các trung tâm đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề; hỗ trợ thiết kế mẫu mã, hoàn thiện sản phẩm, thông tin thị trường phục vụ bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề;
(3) Hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm: Hỗ trợ các cơ sở ngành nghề, làng nghề tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu, quảng bá sản phẩm, bán hàng trực tuyến; Kết nối tiêu thụ sản phẩm qua các hội chợ Làng nghề Việt Nam, hội chợ OCOP, hội chợ nông sản tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh,…; Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh như: Chè, quýt, dứa, lê, mận, gạo Séng cù, nấm hương, rau Sa Pa, lạc đỏ, trứng vịt Sín Chéng, thịt lợn bản, lạp sườn, thổ cẩm,…
(4) Bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch làng nghề: Triển khai hiệu quả Chương trình phát triển du lịch nông thôn, du lịch làng nghề trong xây dựng nông thôn mới; tập trung thu hút đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nông thôn; đa dạng hoạt động trải nghiệm du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.
(5) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các hoạt động ngành nghề như: phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cơ giới hóa đồng bộ, chế biến, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, chứng nhận an toàn; nghề về quản trị trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã,...
Trên cơ sở những nội dung trong kế hoạch, tỉnh đã giao cho ngành Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương tập trung tuyên truyền, phổ biến nội dung Kế hoạch; Hàng năm triển khai xây dựng các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch để thực hiện mục tiêu, định hướng và giải pháp của kế hoạch theo thẩm quyền, chức năng quản lý nhà nước, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; Thẩm định xét công nhận danh hiệu làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống trên địa bàn; Rà soát, sửa đổi, bổ sung trình tỉnh xem xét, ban hành cơ chế chính sách bảo tồn, phát triển ngành nghề nông thôn; Đẩy mạnh thu hút, kêu gọi các doanh nghiệpđầu tư vào lĩnh vực ngành nghề nông thôn gắn với các vùng nguyên liệu tập trung hoặc nâng công suất thiết kế phù hợp với nguồn nguyên liệu địa phương, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất, khai thác, thu mua, chế biến trên cơ sở hình thành chuỗi giá trị sản xuất, đặc biệt chú trọng các sản phẩm chủ lực, sản phẩm tiềm năng của tỉnh như: Chè, dược liệu, chuối, dứa, quế và chế biến gỗ rừng trồng,…