Lào Cai phát triển làng nghề gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới
- Thứ hai - 08/07/2024 23:10
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Lào Cai phát triển làng nghề không những tạo điều kiện cho các hộ gia đình tiếp tục duy trì, phát triển nghề, làng nghề, nâng cao chất lượng sản vật địa phương, mà còn góp phần quan trọng giữ gìn bảo tồn nét văn hóa địa phương, phục vụ du lịch và chương trình xây dựng nông thôn mới.
Theo thống kê của Ngành nông nghiệp và PTNT tỉnh Lào Cai, đến tháng 6/2024 toàn tỉnh hiện có 50 nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận theo các tiêu chí quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, bao gồm: 10 làng nghề, 20 làng nghề truyền thống, 20 nghề truyền thống đang hoạt động.
Mô hình sản xuất Thổ Cẩm của Công ty TNHH
Thương mại tổng hợp Lan Rừng tại thị xã Sa Pa.
Các làng nghề và làng nghề truyền thống được công nhận tập trung vào các nghề: nấu rượu, may thêu thổ cẩm, đan lát, trạm khắc bạc, làm hương đốt, bánh phở. Nhóm ngành nghề được chia thành 03 nhóm chính, bao gồm: Nhóm 1 (chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản) có 29 nghề; nhóm 2 (sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ) có 02 nghề; nhóm 4 (sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ) có 19 nghề. Với số cơ sở sản xuất kinh doanh khoảng 1.278 cơ sở, trong đó: HTX 05 cơ sở, tổ hợp tác 08 và 1.265 hộ gia đình tham gia đã tạo việc làm cho hơn 2.600 lao động địa phương, thu nhập trung bình đạt 3,8 - 4,2 triệu đồng/người/tháng. Đã có 03 sản phẩm của nghề được chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao, gồm: nấu rượu, xã Bản Phố, huyện Bắc Hà; nấu rượu, xã Thanh Bình, huyện Sa Pa; chế biến miến dong, xã Bản Xèo, huyện Bát Xát.
Chia sẻ thông tin về công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực Ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh, ông Nguyễn Hữu Trường - Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn cho biết: Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã triển khai tổ chức thực hiện được một số nội dung mang tính hỗ trợ thuộc các chương trình MTQG nhằm Bảo tồn và phát triển làng nghề như: hỗ trợ xây dựng thương hiệu, hỗ trợ tổ chức mở các lớp dạy nghề may thổ cẩm, hỗ trợ một phần thiết bị sản xuất. Đến nay, các làng nghề ở Lào Cai đã và đang dần ổn định, phát triển. Một số làng nghề đã khẳng định được chất lượng sản phẩm như: làng nghề dệt thổ cẩm ở Sa Pa, Bắc Hà; làng nghề nấu rượu ở Bản Phố (Bắc Hà), Shan lùng (Bát Xát),…
Chia sẻ thông tin về công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực Ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh, ông Nguyễn Hữu Trường - Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn cho biết: Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã triển khai tổ chức thực hiện được một số nội dung mang tính hỗ trợ thuộc các chương trình MTQG nhằm Bảo tồn và phát triển làng nghề như: hỗ trợ xây dựng thương hiệu, hỗ trợ tổ chức mở các lớp dạy nghề may thổ cẩm, hỗ trợ một phần thiết bị sản xuất. Đến nay, các làng nghề ở Lào Cai đã và đang dần ổn định, phát triển. Một số làng nghề đã khẳng định được chất lượng sản phẩm như: làng nghề dệt thổ cẩm ở Sa Pa, Bắc Hà; làng nghề nấu rượu ở Bản Phố (Bắc Hà), Shan lùng (Bát Xát),…
Ông Nguyễn Hữu Trường - Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn
chia sẻ kinh nghiệm với đoàn Văn phòng điều phối NTM tỉnh Vĩnh Phúc về kinh nghiệm triển khai ngành nghề nông thôn và chương trình OCOP tại Lào Cai
Với việc phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch thì hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có khoảng 14/30 điểm du lịch cộng đồng được công nhận và phát triển. Bản sắc văn hóa, nghề thủ công truyền thống được bảo tồn phát triển gắn với hoạt động du lịch cộng đồng, nâng cao mức thu nhập tạo cho người dân có cuộc sống ổn định hơn. Điển hình là các điểm du lịch cộng đồng ở huyện Sa Pa, cộng đồng các dân tộc: Mông, Dao, Tày, Xa Phó tạo ra các sản phẩm thổ cẩm, chạm khắc bạc và bày bán các sản phẩm thổ cẩm, trạm khắc bạc,… cung cấp cho thị trường khách du lịch trong và ngoài nước. Nhờ việc tạo ra các sản phẩm thổ cẩm, chạm khắc bạc, rèn đúc,… và bán các sản phẩm nghề thủ công, đời sống của người dân ở các thôn du lịch cộng đồng được nâng lên rõ rệt. Các điểm du lịch Lào Cai được đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương, phát triển du lịch gắn với các làng nghề kết hợp với bảo vệ môi trường du lịch sinh thái.
Cũng theo ông Nguyễn Hữu Trường được biết, năm qua ngành nông nghiệp đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch Triển khai thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề giai đoạn 2022- 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, tỉnh tập trung ưu tiên phát triển làng nghề gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới:
(1) Phát triển làng nghề gắn với các tuyến du lịch: Phát triển các làng nghề dệt thổ cẩm và nghề nấu rượu tại thị xã Sa Pa và Bắc Hà gắn với các tuyến du lịch trên địa bàn. Trong đó ưu tiên hỗ trợ một số làng nghề sau: Dệt thổ cẩm tại các xã Bản Hồ, thị xã SaPa; bảo tồn và phát triển làng nghề nấu rượu đặc sản Thanh Kim tại xã Thanh Bình, thị xã Sa Pa,…
(2) Phát triển làng nghề gắn với các điểm du lịch: Hỗ trợ phát triển làng nghề dệt may thổ cẩm, trang phục dân tộc gắn với điểm du lịch tại xã Tả Van Chư gắn với điểm du lịch Hang Rồng huyện Bắc Hà; Phát triển làng nghề dệt may thổ cẩm, trang phục dân tộc gắn với điểm du lịch Hang Tiên và hồ thuỷ điện Cốc Ly thuộc huyện Bắc Hà; Phát triển làng nghề trồng hoa địa lan tại xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa; Phát triển làng Nghề đan lát tại xã Y Tý, huyện Bát Xát,…
(3) Tổ chức liên kết chuỗi giá trị, phát triển làng nghề gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới: Hỗ trợ phát triển làng nghề thêu may thổ cẩm, cắt may trang phục dân tộc và nghề Cốm gắn với điểm du lịch tại xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai; Hỗ trợ làng nghề trồng và chế biến thuốc tắm người Dao đỏ tại xã Tả Phìn và xã Thanh Kim, thị trấn Sa Pa, thị xã Sa Pa,…
(2) Phát triển làng nghề gắn với các điểm du lịch: Hỗ trợ phát triển làng nghề dệt may thổ cẩm, trang phục dân tộc gắn với điểm du lịch tại xã Tả Van Chư gắn với điểm du lịch Hang Rồng huyện Bắc Hà; Phát triển làng nghề dệt may thổ cẩm, trang phục dân tộc gắn với điểm du lịch Hang Tiên và hồ thuỷ điện Cốc Ly thuộc huyện Bắc Hà; Phát triển làng nghề trồng hoa địa lan tại xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa; Phát triển làng Nghề đan lát tại xã Y Tý, huyện Bát Xát,…
(3) Tổ chức liên kết chuỗi giá trị, phát triển làng nghề gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới: Hỗ trợ phát triển làng nghề thêu may thổ cẩm, cắt may trang phục dân tộc và nghề Cốm gắn với điểm du lịch tại xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai; Hỗ trợ làng nghề trồng và chế biến thuốc tắm người Dao đỏ tại xã Tả Phìn và xã Thanh Kim, thị trấn Sa Pa, thị xã Sa Pa,…
Điểm du lịch vườn đá Tả Phìn, thị xã Sa Pa được chứng nhận OCOP 3 sao
Như vậy, cùng với sự định hướng của tỉnh thì việc phát triển các làng nghề gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới dựa trên khai thác giá trị nông nghiệp, nông thôn ở các địa phương sẽ tiếp tục được các cấp, các ngành và địa phương quan tâm, đầu tư. Đặc biệt là phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống; sản phẩm du lịch cộng đồng; mô hình liên kết chuỗi du lịch - nông nghiệp; kết nối giữa làng nghề với lễ hội và di tích lịch sử, hình thành các tua du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm,... sẽ đem lại lợi ích rất lớn, vừa góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, vừa nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân. Đồng thời là một trong những giải pháp hữu hiệu để tỉnh thực hiện thành công mục tiêu nhiệm vụ xây dựng NTM những năm tiếp theo./.