Lào Cai: Phát triển mạng lưới giao thông nông thôn là khâu đột phá hàng đầu trong xây dựng NTM
- Thứ ba - 30/07/2024 15:32
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Để đạt mục tiêu hết 2025, các xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai cơ bản hoàn thành mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), Lào Cai đã chủ động đề ra các giải pháp “đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả đầu tư” phát triển mạng lưới giao thông nông thôn làm khâu đột phá quan trọng hàng đầu trong xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025.
Những tuyến đường nông thôn mới được trải dài giúp người dân đi lại thuận lợi hơn
Những khó khăn cản trở
Theo UBND tỉnh Lào Cai, năm 2023 là năm đối diện với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng bất ổn của nền kinh tế thế giới và khu vực: lạm phát tăng cao, giá cả vật liệu xây dựng, giá xăng dầu luôn biến động, đã tác động không nhỏ đến kinh tế trong nước nói chung và sự hoạt động của ngành GTVT nói riêng, nhất là tiến trình triển khai xây dựng đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Mặt khác do trên địa bàn tỉnh Lào Cai đang triển khai thi công đồng loạt nhiều dự án lớn, trọng điểm của tỉnh đã dẫn đến một số vật liệu phục vụ thi công công trình như cát, đá tại một số địa phương bị khan hiếm cục bộ - một số công trình phải mua cát, đá ở địa phương khác về đổ bê tông xi măng, dẫn đến tăng chi phí và kéo dài thời gian vận chuyển trong quá trình sản xuất.
Bên cạnh đó, do các tuyến đường giao thông nông thôn nằm rải rác, trải dài tại những địa bàn vùng sâu, vùng xa, nên điều kiện đi lại, vận chuyển vật liệu, máy móc phục vụ thi công gặp nhiều khó khăn trở ngại cộng với điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp; nguồn lực đầu tư cho hạ tầng giao thông nói chung và giao thông nông thôn nói riêng, cơ chế vận hành thực hiện, sự đồng lòng hiến đất giải phóng mặt bằng (GPMB) của người dân ở một số ít địa phương đôi khi còn gặp những hạn chế.
Xác định giao thông nông thôn là động lực, là đòn bẩy và là tiền đề để phát triển kinh tế nông thôn, tăng cường giao thương và giao lưu văn hóa..., trong những thời điểm khó khăn đó, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, ngành chức năng và các địa phương đã bám sát các mục tiêu của Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025 đã sớm đặt ra mục tiêu gắn việc phát triển hạ tầng giao thông nông thôn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM để từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương kết nối với mạng lưới giao thông quốc gia, bảo đảm thông suốt bốn mùa.
Những kết quả bước đầu
Để đáp ứng yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật, từ năm 2021 đến nay, Lào Cai đã tổ chức 02 khóa với trên 400 lượt cán bộ công chức các xã được tập huấn và trang bị kiến thức về xây dựng cơ bản, nhất là lĩnh vực cầu đường phục vụ cho mục đích xây dựng giao thông nông thôn thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Đây là lực lượng nòng cốt trong triển khai xây dựng đường giao thông nông thôn ở cấp cơ sở vừa làm nhiệm vụ trực tiếp thi công vừa tham gia giám sát đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.
Lào Cai cũng đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc bằng những ưu tiên đầu tư cho hạ tầng giao thông, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để sớm hoàn thành tiêu chí xây dựng giao thông đến năm 2025. Chủ trương này đã được bà con nhân dân các dân trong tỉnh đã tích cực tham gia hưởng ứng thông qua phong trào đóng góp ngày công lao động, hiến đất và tài sản trên đất để phục vụ làm đường. Tính đến nay giá trị quy đổi từ hiện vật và ngày công thành tiền do nhân dân đóng góp ước đạt trên 630 tỷ đồng.
Kể từ khi triển khai Chương trình MTQG về xây dựng NTM năm 2021 đến nay, các huyện đã triển khai thi công, đổ bê tông được 730 km trên tổng số 1359,3 km; Đã giao vốn, đạt 53,6%. Trong đó:
+ Các Công trình theo Chương trình MTQG là: 428/763 km, đạt 56%
+ Các Công trình theo nguồn ngân sách tỉnh là: 302/596 km, đạt 50,67%.
- Theo số liệu báo cáo của các huyện, thị xã, thành phố đến hết quý II/ 2024: Toàn tỉnh đã giải ngân được: 776,41/ 975,23 tỷ đồng đạt 79.6%. Trong đó:
+ Giải ngân vốn chương trình MTQG là: 347.402 triệu đồng.
+ Giải ngân vốn ngân sách tỉnh là: 429.015 triệu đồng; Chất lượng đường giao thông ngày càng được nâng cao và khá đồng bộ; bề rộng mặt đường được mở rộng; nhiều tuyến đường đã có đầy đủ vỉa hè, rãnh thoát nước, đèn chiếu sáng, biển tên đường, biển báo giao thông, trồng hoa, cây xanh... bảo đảm đạt, vượt chuẩn, đem lại diện mạo mới cho vùng nông thôn. Kết quả đó thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực vượt khó của các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh.
Có thể nói, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM, bức tranh giao thông nông thôn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực mang tính “đột phá”, nhất là về kết cấu hạ tầng giao thông.
Theo ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Sở Giao thông – Vận tải Lào Cai: Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới thì tiêu chí số 2 về xây dựng phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn được đánh giá là khâu đột phá, đòn bẩy trong phát triển kinh tế của địa phương và xây dựng nông thôn mới.
Lào Cai đang đặt ra mục tiêu mở rộng nền đường, đổ bê tông mặt đường giao thông nông thôn, phấn đấu đến hết năm 2025, toàn tỉnh có 100% xã cơ bản đạt tiêu chí giao thông (127/127 xã); 100% thôn, bản có đường giao thông đến trung tâm được bê tông hóa. Ông Nguyễn Quốc Huy cho biết.
Tiếp tục đề ra 5 giải pháp đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả đầu tư
Lào Cai đặt ra mục tiêu hết 2025 cơ bản các xã trên địa bàn tỉnh sẽ hoàn thành tiêu chí về giao thông (tiêu chí số 2) trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM. Đầu năm 2024, UBND tỉnh đã giao ngành chức năng xây dựng và thực hiện 5 giải pháp đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả đầu tư trong xây dựng NTM.
Một là: Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền và tổ chức các phong trào thi đua xây dựng NTM từ tỉnh đến cơ sở nhằm nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân; đẩy mạnh công tác truyền thông; thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng NTM trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến và nhân rộng các mô hình này. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng NTM và xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, thôn, bản NTM. Tiếp tục thực hiện tốt phong trào thi đua “Thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021-2025”
Hai là: Nghiêm túc nghiên cứu, triển khai có hiệu quả các nội dung của Chỉ thị 14/CT- UBND ngày 06/11/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình giao thông nông thôn thuộc chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025;
Ba là: Bám sát hướng dẫn tại Văn bản số 3064/HD-SGTVTXD-CCGĐ ngày 28/8/2023 của Sở Giao thông vận tải – xây dựng và các văn bản có liên quan đã hướng dẫn chi tiết về trình tự quản lý, thi công các công trình đường giao thông nông thôn để triển khai thực hiện theo quy định.
Bốn là: Công khai minh bạch việc triển khai thực hiện các dự án, các khoản đóng góp của người dân theo quy định; Tăng cường trách nhiệm quản lý dự án, giám sát chất lượng công trình, phát huy hoạt động của Tổ giám sát cộng đồng trong quá trình thực hiện.
Năm là: Cấp ủy chính quyền từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao ý thức của nhân dân về tầm quan trọng, ý nghĩa phát triển giao thông nông thôn; huy động mọi thành phần kinh tế và nhân dân tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, đồng thời tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra toàn diện việc tổ chức thực hiện, hoàn thành xây dựng đường giao thông nông thôn hàng năm theo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra. Đồng thời, các ngành chức năng tiếp tục làm tốt công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện ở cơ sở. Xây dựng chương trình, kế hoạch nhu cầu nguồn vốn phục vụ công tác đầu tư, xây dựng đường giao thông nông thôn của những năm tiếp theo./.
Theo UBND tỉnh Lào Cai, năm 2023 là năm đối diện với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng bất ổn của nền kinh tế thế giới và khu vực: lạm phát tăng cao, giá cả vật liệu xây dựng, giá xăng dầu luôn biến động, đã tác động không nhỏ đến kinh tế trong nước nói chung và sự hoạt động của ngành GTVT nói riêng, nhất là tiến trình triển khai xây dựng đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Mặt khác do trên địa bàn tỉnh Lào Cai đang triển khai thi công đồng loạt nhiều dự án lớn, trọng điểm của tỉnh đã dẫn đến một số vật liệu phục vụ thi công công trình như cát, đá tại một số địa phương bị khan hiếm cục bộ - một số công trình phải mua cát, đá ở địa phương khác về đổ bê tông xi măng, dẫn đến tăng chi phí và kéo dài thời gian vận chuyển trong quá trình sản xuất.
Bên cạnh đó, do các tuyến đường giao thông nông thôn nằm rải rác, trải dài tại những địa bàn vùng sâu, vùng xa, nên điều kiện đi lại, vận chuyển vật liệu, máy móc phục vụ thi công gặp nhiều khó khăn trở ngại cộng với điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp; nguồn lực đầu tư cho hạ tầng giao thông nói chung và giao thông nông thôn nói riêng, cơ chế vận hành thực hiện, sự đồng lòng hiến đất giải phóng mặt bằng (GPMB) của người dân ở một số ít địa phương đôi khi còn gặp những hạn chế.
Xác định giao thông nông thôn là động lực, là đòn bẩy và là tiền đề để phát triển kinh tế nông thôn, tăng cường giao thương và giao lưu văn hóa..., trong những thời điểm khó khăn đó, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, ngành chức năng và các địa phương đã bám sát các mục tiêu của Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025 đã sớm đặt ra mục tiêu gắn việc phát triển hạ tầng giao thông nông thôn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM để từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương kết nối với mạng lưới giao thông quốc gia, bảo đảm thông suốt bốn mùa.
Những kết quả bước đầu
Bà con tích cực mở đường
Để khắc phục những khó khăn tồn tại, thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành chức năng và các địa phương thành lập các tổ tư vấn giúp đỡ các xã, phân công mỗi địa phương, mỗi tổ công tác có một cán bộ kỹ thuật chuyên ngành làm tổ trưởng để triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM nói chung và phát triển hệ thống giao thông nông thôn nói riêng. Tổ này có trách nhiệm hướng dẫn việc áp dụng thiết kế điển hình, quy trình quy phạm thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông xi măng để các xã vận dụng triển khai thực hiện; Hướng dẫn đánh giá bình xét, công nhận tiêu chí giao thông xã nông thôn mới kiểu mẫu, xóm nông thôn mới kiểu mẫu nâng cao; Lập kế hoạch kiểm tra tiêu chí giao thông để hướng dẫn, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn vướng mắc tại các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới.Để đáp ứng yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật, từ năm 2021 đến nay, Lào Cai đã tổ chức 02 khóa với trên 400 lượt cán bộ công chức các xã được tập huấn và trang bị kiến thức về xây dựng cơ bản, nhất là lĩnh vực cầu đường phục vụ cho mục đích xây dựng giao thông nông thôn thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Đây là lực lượng nòng cốt trong triển khai xây dựng đường giao thông nông thôn ở cấp cơ sở vừa làm nhiệm vụ trực tiếp thi công vừa tham gia giám sát đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.
Lào Cai cũng đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc bằng những ưu tiên đầu tư cho hạ tầng giao thông, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để sớm hoàn thành tiêu chí xây dựng giao thông đến năm 2025. Chủ trương này đã được bà con nhân dân các dân trong tỉnh đã tích cực tham gia hưởng ứng thông qua phong trào đóng góp ngày công lao động, hiến đất và tài sản trên đất để phục vụ làm đường. Tính đến nay giá trị quy đổi từ hiện vật và ngày công thành tiền do nhân dân đóng góp ước đạt trên 630 tỷ đồng.
Kể từ khi triển khai Chương trình MTQG về xây dựng NTM năm 2021 đến nay, các huyện đã triển khai thi công, đổ bê tông được 730 km trên tổng số 1359,3 km; Đã giao vốn, đạt 53,6%. Trong đó:
+ Các Công trình theo Chương trình MTQG là: 428/763 km, đạt 56%
+ Các Công trình theo nguồn ngân sách tỉnh là: 302/596 km, đạt 50,67%.
- Theo số liệu báo cáo của các huyện, thị xã, thành phố đến hết quý II/ 2024: Toàn tỉnh đã giải ngân được: 776,41/ 975,23 tỷ đồng đạt 79.6%. Trong đó:
+ Giải ngân vốn chương trình MTQG là: 347.402 triệu đồng.
+ Giải ngân vốn ngân sách tỉnh là: 429.015 triệu đồng; Chất lượng đường giao thông ngày càng được nâng cao và khá đồng bộ; bề rộng mặt đường được mở rộng; nhiều tuyến đường đã có đầy đủ vỉa hè, rãnh thoát nước, đèn chiếu sáng, biển tên đường, biển báo giao thông, trồng hoa, cây xanh... bảo đảm đạt, vượt chuẩn, đem lại diện mạo mới cho vùng nông thôn. Kết quả đó thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực vượt khó của các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh.
Có thể nói, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM, bức tranh giao thông nông thôn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực mang tính “đột phá”, nhất là về kết cấu hạ tầng giao thông.
Theo ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Sở Giao thông – Vận tải Lào Cai: Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới thì tiêu chí số 2 về xây dựng phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn được đánh giá là khâu đột phá, đòn bẩy trong phát triển kinh tế của địa phương và xây dựng nông thôn mới.
Lào Cai đang đặt ra mục tiêu mở rộng nền đường, đổ bê tông mặt đường giao thông nông thôn, phấn đấu đến hết năm 2025, toàn tỉnh có 100% xã cơ bản đạt tiêu chí giao thông (127/127 xã); 100% thôn, bản có đường giao thông đến trung tâm được bê tông hóa. Ông Nguyễn Quốc Huy cho biết.
Tiếp tục đề ra 5 giải pháp đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả đầu tư
Lào Cai đặt ra mục tiêu hết 2025 cơ bản các xã trên địa bàn tỉnh sẽ hoàn thành tiêu chí về giao thông (tiêu chí số 2) trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM. Đầu năm 2024, UBND tỉnh đã giao ngành chức năng xây dựng và thực hiện 5 giải pháp đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả đầu tư trong xây dựng NTM.
Một là: Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền và tổ chức các phong trào thi đua xây dựng NTM từ tỉnh đến cơ sở nhằm nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân; đẩy mạnh công tác truyền thông; thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng NTM trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến và nhân rộng các mô hình này. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng NTM và xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, thôn, bản NTM. Tiếp tục thực hiện tốt phong trào thi đua “Thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021-2025”
Hai là: Nghiêm túc nghiên cứu, triển khai có hiệu quả các nội dung của Chỉ thị 14/CT- UBND ngày 06/11/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình giao thông nông thôn thuộc chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025;
Ba là: Bám sát hướng dẫn tại Văn bản số 3064/HD-SGTVTXD-CCGĐ ngày 28/8/2023 của Sở Giao thông vận tải – xây dựng và các văn bản có liên quan đã hướng dẫn chi tiết về trình tự quản lý, thi công các công trình đường giao thông nông thôn để triển khai thực hiện theo quy định.
Bốn là: Công khai minh bạch việc triển khai thực hiện các dự án, các khoản đóng góp của người dân theo quy định; Tăng cường trách nhiệm quản lý dự án, giám sát chất lượng công trình, phát huy hoạt động của Tổ giám sát cộng đồng trong quá trình thực hiện.
Năm là: Cấp ủy chính quyền từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao ý thức của nhân dân về tầm quan trọng, ý nghĩa phát triển giao thông nông thôn; huy động mọi thành phần kinh tế và nhân dân tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, đồng thời tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra toàn diện việc tổ chức thực hiện, hoàn thành xây dựng đường giao thông nông thôn hàng năm theo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra. Đồng thời, các ngành chức năng tiếp tục làm tốt công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện ở cơ sở. Xây dựng chương trình, kế hoạch nhu cầu nguồn vốn phục vụ công tác đầu tư, xây dựng đường giao thông nông thôn của những năm tiếp theo./.