LÀO CAI - TUẦN HOÀN TRONG CHĂN NUÔI ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
- Thứ ba - 19/03/2024 14:15
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngành chăn nuôi của tỉnh Lào Cai trong những năm gần đây đã có những bước phát triển nhất định vì vậy kéo theo các hệ lụy về ô nhiễm môi trường, phụ phẩm chăn nuôi chưa được tái xử lý… Trong bối cảnh ấy, việc chăn nuôi tuần hoàn để tích hợp đa giá trị là hướng đi bền vững góp phần tái cơ cấu ngành chăn nuôi, tạo nên nền nông nghiệp sinh thái, giảm phát thải ròng bằng 0 vào 2050
Phát triển chăn nuôi theo mô hình tuần hoàn chính là triển khai các loại hình, phương thức, công nghệ chăn nuôi gắn với giảm tiêu hao nguyên liệu đầu vào, hạn chế xác thải đầu ra, xử lý tối ưu chất thải chăn nuôi làm đầu vào cho trồng trọt, nuôi thủy sản, lâm nghiệp.
Tính đến thời điểm hiện tại, tổng đàn gia súc của tỉnh 610.600 con, tổng đàn gia cầm 5.155 nghìn con. Với xu hướng tăng trưởng như hiện nay, số lượng đàn vật nuôi phát triển có tác động nhất định đối với môi trường. Do vậy, mô hình kinh tế tuần hoàn là định hướng của việc xử lý các vấn đề môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững.
Tuy nhiên, Lào Cai đang đối mặt với một số thách thức, nhất là về nhận thức đối với phát triển và nhân rộng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Cụ thể “Nhận thức đối với kinh tế tuần hoàn tại trang trại nhỏ và vừa, các hợp tác xã nhìn chung còn chưa đúng và đủ; mức đầu tư cho các mô hình tái chế lớn, trong khi khung luật pháp hiện nay cũng chưa hoàn thiện…”.
Bên cạnh đó, có thể thấy “điểm nghẽn” hiện nay đối với các đơn vị sản xuất nông nghiệp tuần hoàn là việc lấy phụ phẩm của ngành này để làm nguyên liệu cho ngành khác, nhưng vướng các quy định của Luật Môi trường, Luật Bảo vệ Môi trường: “Điển hình như chăn nuôi trâu bò hiện nay chúng ta lại không có đồng cỏ. Muốn tận dụng phụ phẩm của nông nghiệp trồng trọt làm thức ăn cho bò,… nhưng khâu vận chuyển lại vướng bởi nó được coi là chất thải theo Luật Môi trường”.
Để giải quyết được những bất cập trên việc cần làm trước tiên vẫn là hoàn thiện về cơ chế, chính sách; hoàn thiện hệ thống pháp luật về tái chế, tái sử dụng chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn. Bên cạnh đó khuyến nông chăn nuôi cần được đẩy mạnh; gắn với triển khai các dự án ưu tiên như sản xuất phân hữu cơ từ chất thải chăn nuôi, nuôi côn trùng xử lý chất thải chăn nuôi, sản xuất khí sinh học từ chất thải chăn nuôi lợn…
Theo đó, một số yêu cầu đối với ngành chăn nuôi theo hướng kinh tế tuần hoàn bao gồm: Hoạt động chăn nuôi cần tạo ra hiệu quả kinh tế, giảm phát thải; Phải có chính sách ưu đãi thu hút đầu tư; Kết nối được các mô hình kinh tế tuần hoàn trong chuỗi giá trị nông sản;…tổ chức triển khai, nhân rộng các mô hình có hiệu quả trên địa bàn tỉnh để góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh./.
Tính đến thời điểm hiện tại, tổng đàn gia súc của tỉnh 610.600 con, tổng đàn gia cầm 5.155 nghìn con. Với xu hướng tăng trưởng như hiện nay, số lượng đàn vật nuôi phát triển có tác động nhất định đối với môi trường. Do vậy, mô hình kinh tế tuần hoàn là định hướng của việc xử lý các vấn đề môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững.
Tuy nhiên, Lào Cai đang đối mặt với một số thách thức, nhất là về nhận thức đối với phát triển và nhân rộng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Cụ thể “Nhận thức đối với kinh tế tuần hoàn tại trang trại nhỏ và vừa, các hợp tác xã nhìn chung còn chưa đúng và đủ; mức đầu tư cho các mô hình tái chế lớn, trong khi khung luật pháp hiện nay cũng chưa hoàn thiện…”.
Bên cạnh đó, có thể thấy “điểm nghẽn” hiện nay đối với các đơn vị sản xuất nông nghiệp tuần hoàn là việc lấy phụ phẩm của ngành này để làm nguyên liệu cho ngành khác, nhưng vướng các quy định của Luật Môi trường, Luật Bảo vệ Môi trường: “Điển hình như chăn nuôi trâu bò hiện nay chúng ta lại không có đồng cỏ. Muốn tận dụng phụ phẩm của nông nghiệp trồng trọt làm thức ăn cho bò,… nhưng khâu vận chuyển lại vướng bởi nó được coi là chất thải theo Luật Môi trường”.
Để giải quyết được những bất cập trên việc cần làm trước tiên vẫn là hoàn thiện về cơ chế, chính sách; hoàn thiện hệ thống pháp luật về tái chế, tái sử dụng chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn. Bên cạnh đó khuyến nông chăn nuôi cần được đẩy mạnh; gắn với triển khai các dự án ưu tiên như sản xuất phân hữu cơ từ chất thải chăn nuôi, nuôi côn trùng xử lý chất thải chăn nuôi, sản xuất khí sinh học từ chất thải chăn nuôi lợn…
Theo đó, một số yêu cầu đối với ngành chăn nuôi theo hướng kinh tế tuần hoàn bao gồm: Hoạt động chăn nuôi cần tạo ra hiệu quả kinh tế, giảm phát thải; Phải có chính sách ưu đãi thu hút đầu tư; Kết nối được các mô hình kinh tế tuần hoàn trong chuỗi giá trị nông sản;…tổ chức triển khai, nhân rộng các mô hình có hiệu quả trên địa bàn tỉnh để góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh./.