Lấy nông nghiệp làm điểm tựa cho du lịch: 'Một mũi tên, trúng nhiều đích'
- Thứ tư - 01/03/2023 15:30
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Lấy nông nghiệp làm điểm tựa để phát triển du lịch, những bản làng vùng cao ở Lào Cai từ muôn vàn khó khăn, nay đang phất lên từng ngày.
Những năm gần đây, các mô hình nông nghiệp gắn với du lịch tại tỉnh Lào Cai đã có bước phát triển mạnh mẽ, giúp tăng thêm thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh. Sự tham gia trực tiếp của nông dân đã tạo nên sự phong phú, hấp dẫn, giúp phát triển cả về nông nghiệp lẫn các sản phẩm du lịch.
Lào Cai có hơn 20 dân tộc sinh sống, đã trở thành mảnh đất phong phú về cả bản sắc dân tộc, truyền thống lịch sử và di sản văn hoá. Không chỉ phong phú về văn hoá, Lào Cai còn được thiên nhiên ban tặng điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Những năm gần đây, đặc biệt dịp đầu xuân 2023, du lịch kết hợp với nông nghiệp tại Lào Cai đang hút khách đến thăm quan, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho nhiều địa phương của tỉnh.
Lấy nông nghiệp làm "bệ phóng" cho du lịch
Phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh gắn với du lịch tại Lào Cai đang là hướng đi phù hợp với xu thế của thời đại, đáp ứng nhu cầu khám phá của đông đảo du khách muốn tìm hiểu về thiên nhiên, văn hóa, nông nghiệp, đặc sắc của vùng miền. Tại Lào Cai, đã phát triển hiệu quả nhiều mô hình này ở nhiều địa phương trong tỉnh.
Tại Thị xã Sa Pa, hiện có tiềm năng rất lớn để phát triển loại hình du lịch sinh thái nông nghiệp. Từ năm 2020 đến nay, dự án phát triển cây cải dầu đã được thực hiện tại thôn Lồ Lao Chải (xã Hoàng Liên) và thôn Tả Van Dáy 2 (xã Tả Van) do UBND Thị xã Sa Pa làm chủ đầu tư, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Thị xã Sa Pa thực hiện.
Khi triển khai dự án, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp đã rất vất vả trong vận động bà con nơi đây thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm trong sản xuất nông nghiệp. Các cán bộ nông nghiệp của Trung tâm đã hướng dẫn kỹ thuật, làm mẫu, hướng dẫn bà con quy trình từ chăm sóc đến thu hoạch cây cải dầu, kết hợp với quảng bá, khai thác du lịch trải nghiệm.
Qua đánh giá, mô hình trồng cải dầu kết hợp với du lịch đã đem lại hiệu quả kinh tế "kép", cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/ha. Trong đó thu từ việc bán rau, ngồng, hạt cải… là 40 triệu đồng/ha, thu từ phát triển du lịch thông qua các dịch vụ như chụp ảnh, cho thuê quần áo, bán nước, phục vụ nhu cầu ăn uống… là 60 triệu đồng.
Việc trồng rau cải và tăng vụ cải dầu trên đất ruộng lúa một vụ trước đây không chỉ giúp nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân, mà còn góp phần quan trọng trong việc bảo tồn danh thắng ruộng bậc thang, phát triển du lịch bền vững và thân thiện với môi trường. Đặc biệt, bước đầu đã đưa các loại cây trồng có năng suất, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất gắn liền với phát triển lĩnh vực du lịch, dịch vụ...; hạn chế tình trạng chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở, đất sử dụng mục đích khác; thâm canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất; hạn chế thả rông gia súc, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới...
Tại huyện Bắc Hà, đây là một trong 61 huyện nghèo nhất của cả nước, song Bắc Hà được thiên nhiên ưu đãi với nhiều lợi thế để phát triển nông, lâm nghiệp. Hiện có tới 80% dân số sống dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Những năm gần đây, tại các xã vùng cao, vùng trung tâm của huyện Bắc Hà, cây lê VH6, đào Pháp, mận địa phương... đang trở thành cây trồng chủ lực. Cùng với cây mận tam hoa, huyện Bắc Hà đang dần hình thành tập đoàn cây ăn quả ôn đới cho giá trị kinh tế cao từ thu hoạch sản phẩm đến phục vụ du lịch sinh thái, trải nghiệm, đặc biệt là vào mùa cây ăn quả ra hoa, trải nghiệm hái quả
Ông Nguyễn Xuân Giang, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Bắc Hà cho biết: "Tổng diện tích cây ăn quả ôn đới của huyện hiện khoảng trên 1.300ha, tập trung các chủng loại cây trồng chính là mận, đào, lê. Về định hướng lâu dài, đây là một trong những thế mạnh mà huyện đang tập trung phát triển cho bà con vùng dân tộc thiểu số. Bởi đây là những cây trồng khác biệt so với các địa phương khác và có giá trị kinh tế rất cao không chỉ nhờ thu hoạch quả mà còn đem lại nguồn thu từ du lịch trải nghiệm.
Những ngày đầu xuân 2023, hoa mận, hoa lê nở trắng cả một vùng trời, có những ngày Bắc Hà thu hút hàng trăm đến hàng nghìn lượt khách du lịch đến thăm quan trải nghiệm. Vào mùa thu hoạch các loại cây ăn quả, những sản phẩm này cũng mang lại giá trị cao nhờ phục vụ cho nhu cầu mua làm quà của du khách...
Từ nông nghiệp an sinh tới nông nghiệp đa giá trị
Nông nghiệp gắn với du lịch dù mới hình thành trong thời gian ngắn, nhưng loại hình này bước đầu đã mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Đồng thời, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong tỉnh. Đặc biệt, đã giúp bà con vùng cao thay đổi tư duy sản xuất, tiếp cận với kỹ năng khai thác hoạt động du lịch từ nông nghiệp. Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hoá tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, huyện Mường Khương đã chuyển đổi 1.969ha đất trồng cây kém hiệm quả sang phát triển các ngành hàng chủ lực (chè, dứa, chuối, quế).
Đây là lợi thế rất lớn để Mường Khương khai thác và phát triển loại hình du lịch gắn với nông nghiệp bền vững, nông nghiệp xanh. Để đạt được kết quả cao, Mường Khương đã bắt tay vào thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể như thay đổi tư duy của người dân từ nông nghiệp an sinh sang nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp xanh, nông nghiệp gắn với du lịch.
Cùng với hoa đào, hoa mận nở, vườn cây anh đào Nhật Bản nở đỏ rực rỡ trên những nương đồi chè tại thôn Pa Cheo Phìn B, xã Cao Sơn, huyện Mường Khương hiện nay cũng đang đua nở khoe sắc, tạo nên vẻ đẹp độc đáo giữa không gian núi rừng, mang đến sự tươi mới những ngày đầu xuân 2023.
Hoa anh đào nở đã thu hút nhiều người đến thăm quan, trải nghiệm, thích thú ngắm hoa, ngắm những nương đồi chè xanh mướt nằm núp dưới tán hoa anh đào đỏ để chụp ảnh làm lưu niệm. Bà Hà Thị Tuyến, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Mường Hoa cho biết: Doanh nghiệp hoàn toàn cho khách tham quan miễn phí để trải nghiệm.Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch không chỉ đem đến cho du khách cơ hội thư giãn, giải trí, hoạt động rèn luyện thể lực và tinh thần, gần gũi với thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống nhà nông, việc phát triển du lịch cũng tăng thu nhập cho nông dân, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang dịch vụ, thay đổi diện mạo nông thôn Lào Cai. Có thể thấy, nông nghiệp tự nhiên, nông sản an toàn đang được người tiêu dùng ưu tiên hàng đầu. Trong đó, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp xanh kết hợp với du lịch sinh thái, trải nghiệm đang là hướng đi bền vững mà ngành nông nghiệp Lào Cai đang phát triển, được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân đầu tư áp dụng nhằm gia tăng lợi ích kinh tế.
Lào Cai có hơn 20 dân tộc sinh sống, đã trở thành mảnh đất phong phú về cả bản sắc dân tộc, truyền thống lịch sử và di sản văn hoá. Không chỉ phong phú về văn hoá, Lào Cai còn được thiên nhiên ban tặng điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Những năm gần đây, đặc biệt dịp đầu xuân 2023, du lịch kết hợp với nông nghiệp tại Lào Cai đang hút khách đến thăm quan, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho nhiều địa phương của tỉnh.
Lấy nông nghiệp làm "bệ phóng" cho du lịch
Phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh gắn với du lịch tại Lào Cai đang là hướng đi phù hợp với xu thế của thời đại, đáp ứng nhu cầu khám phá của đông đảo du khách muốn tìm hiểu về thiên nhiên, văn hóa, nông nghiệp, đặc sắc của vùng miền. Tại Lào Cai, đã phát triển hiệu quả nhiều mô hình này ở nhiều địa phương trong tỉnh.
Tại Thị xã Sa Pa, hiện có tiềm năng rất lớn để phát triển loại hình du lịch sinh thái nông nghiệp. Từ năm 2020 đến nay, dự án phát triển cây cải dầu đã được thực hiện tại thôn Lồ Lao Chải (xã Hoàng Liên) và thôn Tả Van Dáy 2 (xã Tả Van) do UBND Thị xã Sa Pa làm chủ đầu tư, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Thị xã Sa Pa thực hiện.
Khi triển khai dự án, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp đã rất vất vả trong vận động bà con nơi đây thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm trong sản xuất nông nghiệp. Các cán bộ nông nghiệp của Trung tâm đã hướng dẫn kỹ thuật, làm mẫu, hướng dẫn bà con quy trình từ chăm sóc đến thu hoạch cây cải dầu, kết hợp với quảng bá, khai thác du lịch trải nghiệm.
Qua đánh giá, mô hình trồng cải dầu kết hợp với du lịch đã đem lại hiệu quả kinh tế "kép", cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/ha. Trong đó thu từ việc bán rau, ngồng, hạt cải… là 40 triệu đồng/ha, thu từ phát triển du lịch thông qua các dịch vụ như chụp ảnh, cho thuê quần áo, bán nước, phục vụ nhu cầu ăn uống… là 60 triệu đồng.
Việc trồng rau cải và tăng vụ cải dầu trên đất ruộng lúa một vụ trước đây không chỉ giúp nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân, mà còn góp phần quan trọng trong việc bảo tồn danh thắng ruộng bậc thang, phát triển du lịch bền vững và thân thiện với môi trường. Đặc biệt, bước đầu đã đưa các loại cây trồng có năng suất, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất gắn liền với phát triển lĩnh vực du lịch, dịch vụ...; hạn chế tình trạng chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở, đất sử dụng mục đích khác; thâm canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất; hạn chế thả rông gia súc, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới...
Tại huyện Bắc Hà, đây là một trong 61 huyện nghèo nhất của cả nước, song Bắc Hà được thiên nhiên ưu đãi với nhiều lợi thế để phát triển nông, lâm nghiệp. Hiện có tới 80% dân số sống dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Những năm gần đây, tại các xã vùng cao, vùng trung tâm của huyện Bắc Hà, cây lê VH6, đào Pháp, mận địa phương... đang trở thành cây trồng chủ lực. Cùng với cây mận tam hoa, huyện Bắc Hà đang dần hình thành tập đoàn cây ăn quả ôn đới cho giá trị kinh tế cao từ thu hoạch sản phẩm đến phục vụ du lịch sinh thái, trải nghiệm, đặc biệt là vào mùa cây ăn quả ra hoa, trải nghiệm hái quả
Ông Nguyễn Xuân Giang, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Bắc Hà cho biết: "Tổng diện tích cây ăn quả ôn đới của huyện hiện khoảng trên 1.300ha, tập trung các chủng loại cây trồng chính là mận, đào, lê. Về định hướng lâu dài, đây là một trong những thế mạnh mà huyện đang tập trung phát triển cho bà con vùng dân tộc thiểu số. Bởi đây là những cây trồng khác biệt so với các địa phương khác và có giá trị kinh tế rất cao không chỉ nhờ thu hoạch quả mà còn đem lại nguồn thu từ du lịch trải nghiệm.
Từ nông nghiệp an sinh tới nông nghiệp đa giá trị
Nông nghiệp gắn với du lịch dù mới hình thành trong thời gian ngắn, nhưng loại hình này bước đầu đã mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Đồng thời, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong tỉnh. Đặc biệt, đã giúp bà con vùng cao thay đổi tư duy sản xuất, tiếp cận với kỹ năng khai thác hoạt động du lịch từ nông nghiệp. Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hoá tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, huyện Mường Khương đã chuyển đổi 1.969ha đất trồng cây kém hiệm quả sang phát triển các ngành hàng chủ lực (chè, dứa, chuối, quế).
Đây là lợi thế rất lớn để Mường Khương khai thác và phát triển loại hình du lịch gắn với nông nghiệp bền vững, nông nghiệp xanh. Để đạt được kết quả cao, Mường Khương đã bắt tay vào thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể như thay đổi tư duy của người dân từ nông nghiệp an sinh sang nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp xanh, nông nghiệp gắn với du lịch.
Cùng với hoa đào, hoa mận nở, vườn cây anh đào Nhật Bản nở đỏ rực rỡ trên những nương đồi chè tại thôn Pa Cheo Phìn B, xã Cao Sơn, huyện Mường Khương hiện nay cũng đang đua nở khoe sắc, tạo nên vẻ đẹp độc đáo giữa không gian núi rừng, mang đến sự tươi mới những ngày đầu xuân 2023.
Hoa anh đào nở đã thu hút nhiều người đến thăm quan, trải nghiệm, thích thú ngắm hoa, ngắm những nương đồi chè xanh mướt nằm núp dưới tán hoa anh đào đỏ để chụp ảnh làm lưu niệm. Bà Hà Thị Tuyến, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Mường Hoa cho biết: Doanh nghiệp hoàn toàn cho khách tham quan miễn phí để trải nghiệm.Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch không chỉ đem đến cho du khách cơ hội thư giãn, giải trí, hoạt động rèn luyện thể lực và tinh thần, gần gũi với thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống nhà nông, việc phát triển du lịch cũng tăng thu nhập cho nông dân, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang dịch vụ, thay đổi diện mạo nông thôn Lào Cai. Có thể thấy, nông nghiệp tự nhiên, nông sản an toàn đang được người tiêu dùng ưu tiên hàng đầu. Trong đó, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp xanh kết hợp với du lịch sinh thái, trải nghiệm đang là hướng đi bền vững mà ngành nông nghiệp Lào Cai đang phát triển, được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân đầu tư áp dụng nhằm gia tăng lợi ích kinh tế.