Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần tập trung thực hiện trong xây dựng nông thôn mới năm 2024
- Thứ tư - 15/05/2024 08:06
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tại Hội nghị toàn quốc hệ thốngVăn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp năm 2024, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam - thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 đã chỉ đạo hệ thống Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để đạt mục tiêu nông thôn mới đã đề ra năm 2024.
Trong năm 2023, với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự tham gia, hưởng ứng tích cực và chung tay góp sức của các tầng lớp Nhân dân, nhất là người dân khu vực nông thôn, Chương trình đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được giao. Đến tháng 4/2024, hệ thống cơ chế, chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình đã được ban hành, điều chỉnh đầy đủ, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, phù hợp hơn với điều kiện thực tế và đặc thù của các vùng, miền; cơ bản tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các địa phương trong triển khai thực hiện; cả nước đã có khoảng 78% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó, có 1.860 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 340 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 283 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố đã được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM, trong đó, 03 huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao; 15 tỉnh, thành phố có 100% số xã đạt chuẩn NTM và 100% đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ NTM, trong đó, 05 tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Xây dựng NTM tiếp tục góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông 2 thôn, từng bước nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Chương trình cũng còn một số vấn đề bất cập, hạn chế, như: Kết quả đạt chuẩn NTM của một số vùng vẫn còn khoảng cách chênh lệch lớn; một số mục tiêu của Chương trình đến năm 2025 còn nhiều thách thức (vẫn còn 16 huyện nghèo thuộc 12 tỉnh “trắng xã NTM”; có 05 tỉnh vẫn chưa có đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; còn khoảng 1.548 xã đạt dưới 15 tiêu chí; mới chỉ có 05 tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM). Ở một số địa phương, chất lượng các công trình cơ sở hạ tầng, nhất là đường giao thông nông thôn, sau khi đạt chuẩn đã có dấu hiệu xuống cấp do chưa được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên; công tác tuyên truyền chưa thực sự đáp ứng yêu cầu; phong trào xây dựng NTM có dấu hiệu chững lại; sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội chưa thực sự quyết liệt, chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm nên phần nào đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các nội dung, tiêu chí của Chương trình. Năng lực của cán bộ cơ sở (huyện, xã), nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn còn hạn chế; tiến độ triển khai các chương trình chuyên đề, nhất là tiến độ phê duyệt, triển khai các mô hình thí điểm ở các địa phương còn rất chậm, chưa được quan tâm đúng mức...
(1) Tập trung chỉ đạo các địa phương (tỉnh, huyện, xã) quyết tâm hoàn thành các mục tiêu xây dựng NTM năm 2024, làm cơ sở vững chắc để hoàn thành các mục tiêu của Chương trình giai đoạn 2021-2025.
(2) Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng NTM đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế, để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương, nhất là các văn bản hướng dẫn thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu NTM theo phân cấp tại Quyết định số 211/QĐ-TTg ngày 01/3/2024, Quyết định số 03/2024/QĐ-TTg ngày 07/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản quy định khác có liên quan.
(3) Tiếp tục triển khai hiệu quả 11 nội dung của Chương trình, 06 chương trình chuyên đề trọng tâm, đặc biệt là các mô hình chỉ đạo điểm của trung ương. Quan tâm nhiều hơn đến tiến độ, chất lượng đạt chuẩn các chỉ tiêu, tiêu chí NTM tác động trực tiếp tới việc nâng cao đời sống của người dân nông thôn (quy hoạch, thu nhập, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, tỷ lệ nghèo đa chiều, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, nước sạch tập trung, quốc phòng và an ninh…) nhất là ở những địa bàn đặc biệt khó khăn (huyện nghèo, xã khu vực III vùng DTTS và miền núi),...
(4) Tiếp tục triển khai các giải pháp huy động tối đa các nguồn lực thực hiện Chương trình. Đối với các địa phương đặc biệt khó khăn, nhất là các xã vùng DTTS và miền núi, cần ưu tiên nguồn lực được bố trí vốn của 02 chương trình mục tiêu quốc gia còn lại để tập trung đầu tư, hỗ trợ thực hiện theo các tiêu chí NTM, phấn đấu đến 2025 không còn xã dưới 15 tiêu chí và khuyến khích đạt chuẩn NTM.
(5) Chủ động phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình ở trung ương và địa phương đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông về Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng NTM” để tiếp tục tạo sự lan tỏa sâu rộng, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong xây dựng NTM cả nước; lựa chọn tập thể, cá nhân, mô hình tiêu biểu đề nghị tôn vinh, khen thưởng tại Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến trong thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM” của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (dự kiến tổ chức trong tháng 8/2024).
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Chương trình cũng còn một số vấn đề bất cập, hạn chế, như: Kết quả đạt chuẩn NTM của một số vùng vẫn còn khoảng cách chênh lệch lớn; một số mục tiêu của Chương trình đến năm 2025 còn nhiều thách thức (vẫn còn 16 huyện nghèo thuộc 12 tỉnh “trắng xã NTM”; có 05 tỉnh vẫn chưa có đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; còn khoảng 1.548 xã đạt dưới 15 tiêu chí; mới chỉ có 05 tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM). Ở một số địa phương, chất lượng các công trình cơ sở hạ tầng, nhất là đường giao thông nông thôn, sau khi đạt chuẩn đã có dấu hiệu xuống cấp do chưa được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên; công tác tuyên truyền chưa thực sự đáp ứng yêu cầu; phong trào xây dựng NTM có dấu hiệu chững lại; sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội chưa thực sự quyết liệt, chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm nên phần nào đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các nội dung, tiêu chí của Chương trình. Năng lực của cán bộ cơ sở (huyện, xã), nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn còn hạn chế; tiến độ triển khai các chương trình chuyên đề, nhất là tiến độ phê duyệt, triển khai các mô hình thí điểm ở các địa phương còn rất chậm, chưa được quan tâm đúng mức...
Đồng chí Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại Hội nghị
Chính vì vậy, Đồng chí Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra 05 nhiệm vụ, giải pháp mà Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp tỉnh, huyện cần thực hiện trong năm 2024 và thời gian tới:(1) Tập trung chỉ đạo các địa phương (tỉnh, huyện, xã) quyết tâm hoàn thành các mục tiêu xây dựng NTM năm 2024, làm cơ sở vững chắc để hoàn thành các mục tiêu của Chương trình giai đoạn 2021-2025.
(2) Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng NTM đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế, để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương, nhất là các văn bản hướng dẫn thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu NTM theo phân cấp tại Quyết định số 211/QĐ-TTg ngày 01/3/2024, Quyết định số 03/2024/QĐ-TTg ngày 07/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản quy định khác có liên quan.
(3) Tiếp tục triển khai hiệu quả 11 nội dung của Chương trình, 06 chương trình chuyên đề trọng tâm, đặc biệt là các mô hình chỉ đạo điểm của trung ương. Quan tâm nhiều hơn đến tiến độ, chất lượng đạt chuẩn các chỉ tiêu, tiêu chí NTM tác động trực tiếp tới việc nâng cao đời sống của người dân nông thôn (quy hoạch, thu nhập, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, tỷ lệ nghèo đa chiều, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, nước sạch tập trung, quốc phòng và an ninh…) nhất là ở những địa bàn đặc biệt khó khăn (huyện nghèo, xã khu vực III vùng DTTS và miền núi),...
(4) Tiếp tục triển khai các giải pháp huy động tối đa các nguồn lực thực hiện Chương trình. Đối với các địa phương đặc biệt khó khăn, nhất là các xã vùng DTTS và miền núi, cần ưu tiên nguồn lực được bố trí vốn của 02 chương trình mục tiêu quốc gia còn lại để tập trung đầu tư, hỗ trợ thực hiện theo các tiêu chí NTM, phấn đấu đến 2025 không còn xã dưới 15 tiêu chí và khuyến khích đạt chuẩn NTM.
(5) Chủ động phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình ở trung ương và địa phương đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông về Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng NTM” để tiếp tục tạo sự lan tỏa sâu rộng, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong xây dựng NTM cả nước; lựa chọn tập thể, cá nhân, mô hình tiêu biểu đề nghị tôn vinh, khen thưởng tại Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến trong thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM” của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (dự kiến tổ chức trong tháng 8/2024).