Nông thôn mới Lào Cai

http://nongthonmoilaocai.vn


Văn phòng Điều phối Trung ương làm việc về kết quả xây dựng NTM và các chương trình chuyên đề trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Từ ngày 20 - 22/3/2024, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương khảo sát kết quả triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các mô hình thí điểm Chương trình OCOP, Chương trình phát triển du lịch nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
 
z5281513780060 0840b7c44a71fdbaf1a3f0a3e89e71cd
Quang cảnh buổi làm việc
Trong khuôn khổ thời gian làm việc 03 ngày Đoàn công tác tiến hành khảo sát và làm việc tại xã Nghĩa Đô huyện Bảo Yên và xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa. Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối nông thôn mới (1) Chương trình phát triển du lịch nông thôn: Trên địa bàn tỉnh có 11 điểm du lịch cộng đồng được công nhận, cùng với đó là hệ thống các làng, thôn, bản có thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch. Hầu hết các điểm du lịch cộng đồng tập trung chủ yếu ở Sa Pa, Bắc Hà và từng bước mở rộng sang Bát Xát, Bảo Yên. Toàn tỉnh có 457 cơ sở homestay trong đó tập chung chủ yếu tại Sa Pa (355 hộ) huyện Bắc Hà (53 hộ), huyện Bát Xát (30 hộ), huyện Bảo Yên (18 hộ), thành phố Lào Cai (1 hộ). Các nhà nghỉ lưu trú tại gia cơ bản đã đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ lưu trú như: chăn, ga, gối, đệm, buồng ngủ, nhà vệ sinh, bếp nấu ăn… đáp ứng nhu cầu tối thiểu khi khách lưu trú tại gia đình. Đến nay, có 100% điểm du lịch nông thôn được giới thiệu, quảng bá bằng nhiều hình thức như xây dựng các ẩn phẩm quảng bá du lịch: du lịch chợ phiên; du lịch leo núi, du lịch tâm linh, bản đồ Sa Pa, Bắc Hà, in ấn bộ công cụ nhận diện thương hiệu của du lịch Lào Cai, sách ảnh du lịch Lào Cai… Năm 2023, công tác truyền thông, quảng bá tập trung vào các chương trình liên kết hợp tác quốc tế, trong nước và phát triển các sản phẩm du lịch mới, tổ chức các sự kiện du lịch hấp dẫn: Hội nghị chuyên đề về xây dựng triển khai sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc tại Khu du lịch quốc gia Sa Pa, huyện Bắc Hà, thành phố Lào Cai. Phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh phát động Chương trình kích cầu tri ân khách du lịch nhân dịp 120 năm du lịch Sa Pa (đã có gần 100 doanh nghiệp hưởng ứng chương trình, tham gia đăng ký các Chương trình tri ân, ưu đãi giảm giá và thực hiện cam kết đảm bảo chất lượng cung ứng và thực hiện theo đúng giá tri ân),… Triển khai Cổng du lịch thông minh với 251.265 lượt truy cập, 4.954 người dân, du khách cài đặt ứng dụng truy cập trên điện thoại thông minh. Có trên 90% chủ cơ sở du lịch nông thôn được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ quản lý du lịch. Có khoảng 91% lao động tham gia hoạt động du lịch cộng đồng được bồi dưỡng, tập huấn và nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách du lịch. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang triển khai các mô hình thí điểm trong đó: Có 01 mô hình thí điểm cấp trung ương, 01 mô hình cấp tỉnh, cấp huyện cũng đăng ký thực hiện 07 mô hình thí điểm du lịch cộng đồng.
z5281513802776 3d7257cc6d85a00f2d75294ea3b204df
Đoàn công tác kiểm tra gian hàng OCOP tại xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa
(2) Chương trình mỗi xã một sản phẩm: Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được phân cấp và triển khai thực hiện hiệu quả theo hướng dẫn tại Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Các huyện, thị xã, thành phố kiện toàn Hội đồng đánh giá sản phẩm và hướng dẫn các chủ thể xây dựng hồ sơ cho các sản phẩm và sớm xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình OCOP năm 2023 và tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm. Đến nay, toàn tỉnh hiện có 196 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên (trong đó có 10 sản phẩm 4 sao và 186 sản phẩm 3 sao) với số lượng 94 chủ thể (hợp tác xã 54 chủ thể, doanh nghiệp 08 chủ thể, hộ gia đình 27 chủ thể, tổ hợp tác 05 chủ thể). Trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố có 08 trung tâm/điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Trong năm 2023, các sản phẩm OCOP của Lào Cai đã được giới thiệu, quảng bá qua 9 hoạt động, sự kiện xúc tiến thương mại, cụ thể như: Sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc; Hội chợ OCOP Quảng Ninh hè 2023; tuần lễ sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng vùng, miền tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2023; hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 19 trong khuôn khổ Festival bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023; tổ chức Tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn và sản phẩm OCOP của tỉnh Lào Cai tại TP. Hà Nội; tổ chức Tuần hàng nông sản an toàn và sản phẩm OCOP năm 2023 tại Lào Cai; tham gia Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam năm 2023 tổ chức tại Hà Nội;… Có 86% chủ thể OCOP tham gia vào kênh bán hàng hiện đại; 98% sản phẩm OCOP được đưa lên sàn thương mại điện tử, tạo gian hàng số và có tài khoản thanh toán điện tử.
z5281513768519 492ad26018df7a1bb2cf1339851aa14c
Ông Ngô Trường Sơn – Chánh Văn phòng điều phối Trung ương phát biểu tại buổi làm việc ở Thị xã Sa Pa
Tại buổi làm việc Ông Ngô Trường Sơn – Chánh Văn phòng điều phối Trung ương ghi nhận những kết quả mà tỉnh Lào Cai đã đạt được trong thời gian qua. Tuy nhiên có 3 nội dung chuyên đề mà Trung ương giao cần phải tập trung đẩy nhanh tiến độ. Việc triển khai gặp khó khăn do liên quan đến các lĩnh vực chuyên ngành khác nhau nhưng Lào Cai hoàn toàn có thể thực hiện nếu địa phương biết vận dụng linh động điều kiện thuận lợi sẵn có để điều tiết, tập trung vào những việc có thể làm. Đặc biệt là, Lào Cai cần có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các ban ngành trong tỉnh, huyện, xã. Đối với các sản phẩm OCOP cần có sự đánh giá tác động của sản phẩm đến các chủ thể để chú trọng nâng cao năng lực cho các chủ thể hướng đến sự phát triển bền vững hơn. Riêng các mô hình điểm OCOP về du lịch, Lào Cai cần tăng tốc thực hiện, trong quá trình triển khai Văn phòng NTM Trung ương sẵn sàng tư vấn, hướng dẫn, trả lời những khúc mắc về cơ chế, chính sách một cách cụ thể, nhanh chóng nhất”.
 
 

Tác giả bài viết: Đặng Thương Thảo

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây