Bảo Yên quyết tâm trở thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025
- Thứ hai - 03/07/2023 10:46
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Bảo Yên (Lào Cai) đang nỗ lực khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập, đạt nhiều thành tựu trong xây dựng và phát triển quê hương, để phấn đấu trở thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.
Lãnh đạo tỉnh đang cùng người dân thu hoạch Quế trên địa bàn huyện
Bảo Yên là huyện cửa ngõ phía Đông Nam của tỉnh Lào Cai với diện tích tự nhiên 81.834,3ha, trong đó đất nông - lâm nghiệp là 71.524,90 ha; dân số gần 89.000 nhân khẩu. Với lợi thế về tự nhiên, tài nguyên, Bảo Yên có tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp với những sản phẩm mang giá trị kinh tế cao. Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bảo Yên đã hình thành những vùng sản xuất hàng hoá ổn định như: Quế, chè, chuối.... Trong đó, chất lượng cây quế giống trên địa bàn được chú trọng nhằm tạo ra những diện tích quế đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu ra các thị trường khó tính.
Phát triển cây trồng chủ lực nhằm gia tăng giá trị kinh tế cho người dân
Hiện nay, cây quế không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân Bảo Yên mà còn góp phần giúp bà con giữ đất, giữ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.
Được biết, trên toàn huyện Bảo Yên hiện nay có tổng diện tích quế là 25.070 ha, chiếm trên 30% diện tích đất tự nhiên của huyện, và là huyện có diện tích quế đứng đầu tỉnh Lào Cai. Mỗi năm, địa phương xuất ra thị trường khoảng 156.000 tấn cành lá (giá 2.500 đồng/kg cành lá), gần 78.000 tấn vỏ tươi và gần 70.000 m3 gỗ, doanh thu đạt hơn 1.200 tỷ đồng. Cung cấp nguyên liệu cho 7 doanh nghiệp hoạt động chế biến tinh dầu với giá 550.000-750.000 đồng/lít, và các sản phẩm khác từ quế. Riêng năm 2022, Bảo Yên đã thực hiện trồng mới 1.508,1/778ha quế, đạt 193,8% kế hoạch, với sự tham gia của gần 20.000 hộ gia đình, chiếm trên 90% số hộ trên địa bàn. Huyện Bảo Yên hiện có 21 cơ sở ươm, sản xuất khoảng 530 vạn cây quế giống (5,3 triệu cây), tại các xã Xuân Hòa, Vĩnh Yên, Lương Sơn đã cơ bản đáp ứng nhu cầu của người trồng quế. Ngoài ra, còn có vườn rừng giống quy mô 10 ha đã được tỉnh Lào Cai cấp giấy chứng nhận, năng lực sản xuất trung bình khoảng 3 tấn hạt giống/năm.
Bên cạnh việc chú trọng phát triển cây quế, huyện Bảo Yên còn đầu tư phát triển được 561 ha chè, trong đó có 6 ha trồng mới những tháng đầu năm 2023, cung cấp nguyên liệu chính cho 01 nhà máy chế biến chè, với công suất chế biến khoảng 5 tấn chè búp/ngày, thực hiện liên kết, bao tiêu sản phẩm cho hầu hết các hộ trồng chè trên địa bàn huyện. Cây chuối cũng là một trong những cây trồng được huyện quan tâm đầu tư phát triển. Hiện tổng diện tích chuối đạt trên 230ha, trong đó vừa trồng mới 11ha và đang tiếp tục chuẩn bị 30.000 hố trồng mới. Năng suất chuối đạt gần 30 tấn/ha, sản lượng thu hoạch lũy kế đạt 800 tấn. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là xuất khẩu chuối sang Trung Quốc hiện nay ổn định, với giá thu mua giao động 7.000 - 7.500 đồng/kg.
Hiện, toàn huyện có gần 32.000ha rừng trồng sản xuất, là nguồn cung cấp nguyên liệu phục vụ nhà máy chế biến gỗ MDF với công suất 100.000 m3/năm, tương đương 105.000 tấn SP/năm và 65 cơ sở chế biến lâm sản. Sản lượng gỗ khai thác phấn đấu hết năm 2023 đạt 40.000m3.
Ông Nguyễn Anh Chuyên, Bí thư Huyện uỷ Bảo Yên, cho biết: Huyện đang tập trung chỉ đạo thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, tập trung vào chế biến sâu các sản phẩm từ quế. Bên cạnh đó, thực hiện sản xuất quế organic. Đồng thời kêu gọi, hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm từ quế, tạo ra sản phẩm đa dạng để từng bước đưa sản phẩm quế Bảo Yên thâm nhập thị trường quốc tế nhằm nâng cao giá trị gắn với phát triển quế bền vững và tăng thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, cũng tìm cách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển sản phẩm chè sau chế biến, xây dựng thương hiệu, quảng bá, giới thiệu sản phẩm một cách bài bản để đông đảo người tiêu dùng biết đến nhằm nâng cao chất lượng và giá thành cho sản phẩm. Do vậy, Bảo Yên tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp, tập đoàn đầu tư vào chế biến tinh, sâu các sản phẩm thế mạnh của địa phương.
Từ phát triển kinh tế thành công đã tạo động lực để Bảo Yên phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng thành công huyện NTM, huyện đã đề ra các giải pháp chủ yếu, xác định quy hoạch là công việc mang tính tiền đề; Tập trung quản lý và khai thác tốt tài nguyên đất đai, đẩy nhanh đô thị hóa tại trung tâm huyện và trung tâm các cụm xã để chuyển dịch nhanh kinh tế khu vực nông nghiệp sang công nghiệp - xây dựng; Nâng cao năng lực giám sát về môi trường, đánh giá tác động môi trường; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đẩy mạnh xã hội hóa và liên kết công - tư đầu tư trong lĩnh vực y tế; Phát triển du lịch tâm linh, với mục tiêu trở thành trung tâm của khu vực Tây Bắc, gắn kết phát triển du lịch với các sản phẩm du lịch đặc trưng, là thế mạnh của tỉnh, của huyện; Đặc biệt, tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng liên kết với doanh nghiệp là then chốt để tối đa hóa nguồn lực và hiệu quả thực hiện. Thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp như: cấp mã vùng trồng cho nông sản, thực hiện thâm canh cải tiến sử dụng công nghệ tự động trong canh tác, đẩy mạnh hoạt động mua bán trên nền tảng thương mại số, công nghệ số…
Với những cố gắng, nỗ lực từ chính quyền các cấp, các ngành và Nhân dân, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM đã trở thành phong trào được cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân đồng tình ủng hộ, tích cực tham gia bằng các hành động, việc làm đạt được những kết quả cụ thể như: Năm 2022, vận động ủng hộ xây dựng NTM được 20.212 triệu đồng; Diện tích hiến đất làm đường 597.325 m2, ngày công lao động 14.285 công; nâng cấp chất lượng nhà ở chưa đạt chuẩn được trên 300 nhà và xây dựng được 410 nhà tiêu hợp vệ sinh; 31 chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh; 272 hố thu gom, xử lý rác thải gia đình; 6 mô hình nhà sạch, vườn đẹp; 17,7km đường hoa nông thôn; 25,67km đường thắp sáng làng quê;...
Phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM cũng khởi sắc, trên địa bàn huyện có có 28/15 hộ tham gia làm homestay, đạt 186,6%; thu hút lượng khách du lịch đến với huyện năm 2022 là 1.206 nghìn lượt người, đạt 105% kế hoạch. Doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 782 tỷ đồng/720 tỷ đồng, bằng 108%KH; Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 40,19 triệu đồng/năm, tăng bình quân 4,07 triệu đồng/năm.
Đến nay, huyện phát triển được 26 sản phẩm OCOP, trong đó 6 sản phẩm đạt 4 sao và 20 sản phẩm đạt 3 sao.
Với mục tiêu phấn đấu lộ trình đến năm 2025 Bảo Yên trở thành huyện đạt chuẩn NTM, bằng tư duy đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trên tinh thần chủ động phát huy nỗ lực, tích cực, đổi mới; bằng sự đoàn kết, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị địa phương và trên hết là khát vọng vươn lên mạnh mẽ trong mỗi người dân... huyện Bảo Yên đang tự tin bước từng bước vững chắc về đích NTM đúng hẹn.
Phát triển cây trồng chủ lực nhằm gia tăng giá trị kinh tế cho người dân
Hiện nay, cây quế không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân Bảo Yên mà còn góp phần giúp bà con giữ đất, giữ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.
Được biết, trên toàn huyện Bảo Yên hiện nay có tổng diện tích quế là 25.070 ha, chiếm trên 30% diện tích đất tự nhiên của huyện, và là huyện có diện tích quế đứng đầu tỉnh Lào Cai. Mỗi năm, địa phương xuất ra thị trường khoảng 156.000 tấn cành lá (giá 2.500 đồng/kg cành lá), gần 78.000 tấn vỏ tươi và gần 70.000 m3 gỗ, doanh thu đạt hơn 1.200 tỷ đồng. Cung cấp nguyên liệu cho 7 doanh nghiệp hoạt động chế biến tinh dầu với giá 550.000-750.000 đồng/lít, và các sản phẩm khác từ quế. Riêng năm 2022, Bảo Yên đã thực hiện trồng mới 1.508,1/778ha quế, đạt 193,8% kế hoạch, với sự tham gia của gần 20.000 hộ gia đình, chiếm trên 90% số hộ trên địa bàn. Huyện Bảo Yên hiện có 21 cơ sở ươm, sản xuất khoảng 530 vạn cây quế giống (5,3 triệu cây), tại các xã Xuân Hòa, Vĩnh Yên, Lương Sơn đã cơ bản đáp ứng nhu cầu của người trồng quế. Ngoài ra, còn có vườn rừng giống quy mô 10 ha đã được tỉnh Lào Cai cấp giấy chứng nhận, năng lực sản xuất trung bình khoảng 3 tấn hạt giống/năm.
Bên cạnh việc chú trọng phát triển cây quế, huyện Bảo Yên còn đầu tư phát triển được 561 ha chè, trong đó có 6 ha trồng mới những tháng đầu năm 2023, cung cấp nguyên liệu chính cho 01 nhà máy chế biến chè, với công suất chế biến khoảng 5 tấn chè búp/ngày, thực hiện liên kết, bao tiêu sản phẩm cho hầu hết các hộ trồng chè trên địa bàn huyện. Cây chuối cũng là một trong những cây trồng được huyện quan tâm đầu tư phát triển. Hiện tổng diện tích chuối đạt trên 230ha, trong đó vừa trồng mới 11ha và đang tiếp tục chuẩn bị 30.000 hố trồng mới. Năng suất chuối đạt gần 30 tấn/ha, sản lượng thu hoạch lũy kế đạt 800 tấn. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là xuất khẩu chuối sang Trung Quốc hiện nay ổn định, với giá thu mua giao động 7.000 - 7.500 đồng/kg.
Hiện, toàn huyện có gần 32.000ha rừng trồng sản xuất, là nguồn cung cấp nguyên liệu phục vụ nhà máy chế biến gỗ MDF với công suất 100.000 m3/năm, tương đương 105.000 tấn SP/năm và 65 cơ sở chế biến lâm sản. Sản lượng gỗ khai thác phấn đấu hết năm 2023 đạt 40.000m3.
Ông Nguyễn Anh Chuyên, Bí thư Huyện uỷ Bảo Yên, cho biết: Huyện đang tập trung chỉ đạo thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, tập trung vào chế biến sâu các sản phẩm từ quế. Bên cạnh đó, thực hiện sản xuất quế organic. Đồng thời kêu gọi, hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm từ quế, tạo ra sản phẩm đa dạng để từng bước đưa sản phẩm quế Bảo Yên thâm nhập thị trường quốc tế nhằm nâng cao giá trị gắn với phát triển quế bền vững và tăng thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, cũng tìm cách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển sản phẩm chè sau chế biến, xây dựng thương hiệu, quảng bá, giới thiệu sản phẩm một cách bài bản để đông đảo người tiêu dùng biết đến nhằm nâng cao chất lượng và giá thành cho sản phẩm. Do vậy, Bảo Yên tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp, tập đoàn đầu tư vào chế biến tinh, sâu các sản phẩm thế mạnh của địa phương.
Quang cảnh NTM tại huyện Bảo Yên nhìn từ xa với những tuyến đường liên thôn
Nỗ lực về đích huyện NTM đúng hẹnTừ phát triển kinh tế thành công đã tạo động lực để Bảo Yên phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng thành công huyện NTM, huyện đã đề ra các giải pháp chủ yếu, xác định quy hoạch là công việc mang tính tiền đề; Tập trung quản lý và khai thác tốt tài nguyên đất đai, đẩy nhanh đô thị hóa tại trung tâm huyện và trung tâm các cụm xã để chuyển dịch nhanh kinh tế khu vực nông nghiệp sang công nghiệp - xây dựng; Nâng cao năng lực giám sát về môi trường, đánh giá tác động môi trường; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đẩy mạnh xã hội hóa và liên kết công - tư đầu tư trong lĩnh vực y tế; Phát triển du lịch tâm linh, với mục tiêu trở thành trung tâm của khu vực Tây Bắc, gắn kết phát triển du lịch với các sản phẩm du lịch đặc trưng, là thế mạnh của tỉnh, của huyện; Đặc biệt, tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng liên kết với doanh nghiệp là then chốt để tối đa hóa nguồn lực và hiệu quả thực hiện. Thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp như: cấp mã vùng trồng cho nông sản, thực hiện thâm canh cải tiến sử dụng công nghệ tự động trong canh tác, đẩy mạnh hoạt động mua bán trên nền tảng thương mại số, công nghệ số…
Với những cố gắng, nỗ lực từ chính quyền các cấp, các ngành và Nhân dân, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM đã trở thành phong trào được cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân đồng tình ủng hộ, tích cực tham gia bằng các hành động, việc làm đạt được những kết quả cụ thể như: Năm 2022, vận động ủng hộ xây dựng NTM được 20.212 triệu đồng; Diện tích hiến đất làm đường 597.325 m2, ngày công lao động 14.285 công; nâng cấp chất lượng nhà ở chưa đạt chuẩn được trên 300 nhà và xây dựng được 410 nhà tiêu hợp vệ sinh; 31 chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh; 272 hố thu gom, xử lý rác thải gia đình; 6 mô hình nhà sạch, vườn đẹp; 17,7km đường hoa nông thôn; 25,67km đường thắp sáng làng quê;...
Phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM cũng khởi sắc, trên địa bàn huyện có có 28/15 hộ tham gia làm homestay, đạt 186,6%; thu hút lượng khách du lịch đến với huyện năm 2022 là 1.206 nghìn lượt người, đạt 105% kế hoạch. Doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 782 tỷ đồng/720 tỷ đồng, bằng 108%KH; Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 40,19 triệu đồng/năm, tăng bình quân 4,07 triệu đồng/năm.
Đến nay, huyện phát triển được 26 sản phẩm OCOP, trong đó 6 sản phẩm đạt 4 sao và 20 sản phẩm đạt 3 sao.
Với mục tiêu phấn đấu lộ trình đến năm 2025 Bảo Yên trở thành huyện đạt chuẩn NTM, bằng tư duy đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trên tinh thần chủ động phát huy nỗ lực, tích cực, đổi mới; bằng sự đoàn kết, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị địa phương và trên hết là khát vọng vươn lên mạnh mẽ trong mỗi người dân... huyện Bảo Yên đang tự tin bước từng bước vững chắc về đích NTM đúng hẹn.