Nông thôn mới Lào Cai

http://nongthonmoilaocai.vn


Hiệu quả mô hình thâm canh cây ăn quả ôn đới gắn với phát triển du lịch sinh thái tại xã Tả Van Chư

Với mục tiêu chuyển giao cho nông dân tiến bộ kỹ thuật trong canh tác cây ăn quả ôn đới (Lê VH6) theo hướng hữu cơ, tạo sản phẩm chất lượng, an toàn gắn với phát triển du lịch. Xây dựng mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia liên kết trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm và đưa du khách đến tham quan, trải nghiệm đảm bảo tiêu thụ sản phẩm ổn định và phát triển bền vững. Từ năm 2023 đến nay, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Lào Cai xây dựng và triển khai “Mô hình thâm canh cây ăn quả ôn đới gắn với phát triển du lịch sinh thái” tại xã Tả Van Chư, huyện Bắc Hà.
Mô hình được triển khai quy mô 3ha với 12 hộ dân tham gia, điểm thực hiện mô hình thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Hà. Để mô hình đạt hiệu quả cao Trung tâm Khuyến nông và DVNN đã phối hợp với UBND xã Tả Van Chư triển khai phân công cán bộ kỹ thuật xây dựng mạng lưới cộng tác viên ở thôn thực hiện mô hình để trực tiếp theo dõi, chỉ đạo kỹ thuật và quản lý toàn bộ vùng dự án triển khai như hướng dẫn trực tiếp người dân kỹ thuật chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, cách vin cành, tạo tán, bọc quả, đánh giá tình hình phát triển cây lê VH6…, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nông dân chăm sóc lê VH 6 sau trồng, đặc biệt công tác bảo vệ vườn cây khỏi bị gia súc phá hoại. Các hộ tham gia mô hình đã thực hiện bón phân đủ liều lượng, đúng thời gian quy định, làm cỏ hoàn toàn bằng tay và không sử dụng thuốc trừ cỏ. Ghi chép nhật ký thường xuyên trong suốt quá trình thực hiện...để thuận tiện theo dõi, quản lý, hoạch toán và truy xuất nguồn gốc. Đặc biệt các hộ tham gia mô hình đã tăng cường kiểm tra, giám sát chéo lẫn nhau trong quá trình sản xuất để nâng cao ý thức, trách nhiệm của từng hộ.
21 1

Kết quả năm 2023: Các hộ tham gia mô hình đã thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất thâm canh cây lê từ các khâu chăm sóc thâm canh; cung cấp phân đủ số lượng, cân đối về dinh dưỡng, bón đúng cách, đúng thời điểm; đặc biệt mô hình hỗ trợ túi bọc trái lê kết hợp kiểm soát tốt sâu bệnh bằng thuốc sinh học; ngoài ra Trung tâm Khuyến nông và DVNN đã chủ động phối hợp với HTX Trọng Tín xây dựng mạng lưới cộng tác viên tại các nhóm hộ sản xuất và trực tiếp là đầu mối quản lý vùng nguyên liệu…nên toàn bộ diện tích lê của mô hình sinh trưởng tốt, ít bị dịch bệnh gây hại, đất tơi xốp, quả lê đồng đều, mẫu mã đẹp, nhiều nước, hàm lượng đường cao nên ngọt hơn, năng suất bình quân đạt 5,8 tấn/ha, giá bán bình quân 25.000đ/kg, lê VH6 loại 1 (tương đương 2-3 quả/kg) được mua tại vườn 35.000đ/kg, giá trị thu nhập đạt trên 145 triệu đồng/ha, trừ chi phí đầu tư mỗi ha lê nông dân thu được lợi nhuận trên 81 triệu đồng, vì vậy giá thu nhập của các hộ nông dân khi tham gia dự án tăng từ 17-20% so với trước khi thực hiện dự án.
Năm 2024: Là mô hình sản xuất gắn với phát triển du lịch nên ngay từ đầu năm 2024 Trung tâm Khuyến nông và DVNN đã hỗ trợ các hộ dân chủ động chăm sóc vườn để đón các đoàn khách tham quan, trải nghiệm. Nông dân trong mô hình đã có 51 đoàn khách/213 lượt người đến tham quan trải nghiệm; các hộ thu phí 20.000đ/người đã góp phần mang lại 1 phần thu nhập để tái đầu tư sản xuất cho gia đình. Bên cạnh đó, Trung tâm Khuyến nông và DVNN đã chủ động phối hợp với HTX Trọng Tín xây dựng mạng lưới cộng tác viên tại các nhóm hộ sản xuất và trực tiếp là đầu mối quản lý vùng nguyên liệu…nên toàn bộ diện tích cây ăn quả lê VH6 của mô hình sinh trưởng tốt, ít bị dịch bệnh gây hại, đất tơi xốp, cây phát triển cân đối. Hiện quả lê đang phát triển tốt, dự kiến sẽ cho thu hoạch vào giữa tháng 7.
21
Du khách đến tham quan, chụp ảnh tại vườn lê

Từ thành công bước đầu mô hình góp phần nâng cao nhận thức cho nông dân vùng khó khăn về việc cần thiết phải sản xuất cây ăn quả ôn đới (cây lê VH6) theo hướng tập trung, áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật từ  các khâu thiết kế vườn trồng, làm đất, cách trồng và đặc biệt là công chăm sóc, bảo vệ vườn cây sau trồng, cập nhật thông tin vào sổ theo dõi nhật ký canh tác đẻ làm cơ sở đánh giá tính hiệu quả kinh tế… Mô hình thực hiện theo quy trình mới, ngoài việc hạn chế bệnh phát sinh gây hại và ô nhiễm môi trường, thì các diện tích lê VH6 sinh trưởng đồng đều sẽ làm tiền đề để phát triển bền vững sau này, mô hình mở ra hướng phát triển nông nghiệp mới phù hợp với nông dân vùng cao có thu nhập ổn định, ít bị rủi ro và ảnh hưởng của thị trường biến động.
Việc sớm xây dựng và duy trì mô hình liên kết tổ chức quản lý sản xuất cây ăn quả ôn đới (lê VH6) tại dự án, bước đầu đã mang lại một số thành công nhất định, đó là:Hợp tác xã có được vùng nguyên ổn định đảm bảo chất lượng, xác định được sản lượng để đáp ứng nhu cầu của đối tác và mở rộng thị trường. Sản phẩm quả Lê tươi đáp ứng yêu cầu thị trường về chất lượng và nguồn gốc, giá thu mua ổn định, an toàn, ít rủi ro. Chất lượng sản phẩm được nâng lên từ đó nâng cao được giá trị và phát triển nông nghiệp một cách bền vững trước những biến động của thị trường. Sự chủ động của các HTX trong việc tăng cường kiểm soát nâng cao chất lượng sản phẩm đầu vào, hỗ trợ kỹ thuật cho người sản xuất tại vùng nguyên liệu đã giúp nông dân yên tâm sản xuất, tuân thủ kỹ thuật để tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu.
Mối liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm quả lê VH6 đã được xây dựng theo nguyên tắc điều tiết của thị trường, gắn với động lực và lợi ích của các bên tham gia, lấy phương châm là: Chia sẻ rủi ro, hài hòa lợi ích, trách nhiệm rõ ràng, giữ chữ tín và xây dựng được sự tin tưởng lẫn nhau giữa các bên trong quan hệ liên kết sản xuất để tạo tính bền vững. Sự liên kết và chia sẻ lợi ích cũng như rủi ro giữa doanh nghiệp và người sản xuất được hài hòa. Doanh nghiệp không phải ký hợp đồng tiêu thụ trực tiếp với từng hộ nông dân mà ký với Ban điều hành tổ nhóm; nông dân sản xuất được chia sẻ đầy đủ thông tin về thị trường, giá cả
Mô hình đã góp phần nâng cao nhận thức cho nông dân vùng khó khăn về việc cần thiết phải chuyển đổi phương thức sản xuất phù hợp với nhu cầu mới của thị trường, khắc phục phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, mở ra hướng làm ăn mới phù hợp với nông dân vùng cao có thu nhập ổn định, ít bị rủi ro và ảnh hưởng của thị trường biến động. Mô hình đã nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới từng bước bền vững.
 
 

Tác giả bài viết: Lưu Hoà

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây