Nhiều mô hình hay, hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai
- Thứ tư - 27/09/2023 16:22
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, 127 xã xây dựng nông thôn mới của tỉnh Lào Cai đã có những chuyển biến rõ nét trên hầu hết mọi lĩnh vực phát triển, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, cải thiện đời sống của nông dân. Với nhiều cách làm hay và sáng tạo, các huyện, thành phố, thị xã xuất hiện nhiều mô hình điển hình trong xây dựng nông thôn mới.
Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tỉnh đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 74% số xã (94/127 xã) đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới có 40,4% số xã đạt chuẩn “xã nông thôn mới nâng cao” và 10,6% số xã đạt chuẩn “Xã nông thôn mới kiểu mẫu”; có ít nhất 03 huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới/đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó phấn đấu huyện Bảo Thắng được Thủ tướng Chính phủ công nhận “Huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao”. Để đạt được mục tiêu trên việc đoàn kết chung sức xây dựng nông thôn mới là điểm chung kết nối mọi người dân, không phân biệt dân tộc, tôn giáo; qua đó đã góp phần tích cực vào quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Lào Cai. Với những khó khăn, thách thức đặt ra “trong cái khó ló cái khôn” những cách làm hay của các địa phương đã góp phần đạt mục tiêu trong xây dựng nông thôn mới.
Năm 2023, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng được tỉnh lựa chọn thí điểm Mô hình chuyển đổi số cấp xã. Việc triển khai đã đạt kết quả bước đầu, từng bước tạo nên mô hình xã thông minh, đem lại nhiều tiện ích cho người dân. Công nghệ số hỗ trợ hiệu quả cho phong trào xây dựng nông thôn mới ở xã Gia Phú với mô hình tổ cộng đồng số và kinh tế nông nghiệp số. Tại bộ phận một cửa xã Gia Phú, toàn bộ thông tin, hồ sơ công việc của công dân được tiếp nhận, lưu trữ trên môi trường điện tử và chuyển liên thông qua hệ thống phần mềm quản lý để giải quyết. Tổ công nghệ số cộng đồng có 14/14 thôn với 120 thành viên tham gia. Người dân tại địa phương tiếp cận các nền tảng công nghệ số trong việc kinh doanh, sản xuất, các dịch vụ giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh từ xa…
Mô hình trồng một cây nuôi một con tại Trường mầm non số 2 xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên, nhà trường nuôi lợn, gà, ngan, vịt, chim cút, chim bồ câu, trồng các loại rau xanh - sạch cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ. Ngoài ra còn trồng thêm các loại cây ăn quả: Thanh long, chuối, na, mít, ổi, đu đủ... để phục vụ trong việc dạy học và cung cấp thêm hoa quả trong bữa ăn phụ cho trẻ. Năm học 2022-2023 nhà trưởng tổng kết thu nhập từ việc chăn nuôi, trồng trọt được gần 100 triệu đồng, cải thiện bữa ăn cho trẻ đồng thời còn là giáo cụ trực quan để giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học, tạo được môi trường học tập và vui chơi cho trẻ trong hoạt động trải nghiệm khám phá khoa học. Là bàn đạp để thực hiện tốt các phong trào thi đua: “Xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn”, “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
Mô hình trồng một cây nuôi một con tại Trường mầm non số 2 xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên, nhà trường nuôi lợn, gà, ngan, vịt, chim cút, chim bồ câu, trồng các loại rau xanh - sạch cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ. Ngoài ra còn trồng thêm các loại cây ăn quả: Thanh long, chuối, na, mít, ổi, đu đủ... để phục vụ trong việc dạy học và cung cấp thêm hoa quả trong bữa ăn phụ cho trẻ. Năm học 2022-2023 nhà trưởng tổng kết thu nhập từ việc chăn nuôi, trồng trọt được gần 100 triệu đồng, cải thiện bữa ăn cho trẻ đồng thời còn là giáo cụ trực quan để giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học, tạo được môi trường học tập và vui chơi cho trẻ trong hoạt động trải nghiệm khám phá khoa học. Là bàn đạp để thực hiện tốt các phong trào thi đua: “Xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn”, “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
Mô hình chăn nuôi của trường Mần non số 2 xã Xuân Hoà
Mô hình tiếp theo phải kể đến đó là Mô hình Homestay của gia đình ông Nguyễn Hữu Bính tại bản Vắc, xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên. Gia đình ông khai thác tiềm năng phát triển du lịch Homestay giữa rừng quế với tên Cinnamon eco lodge. Tại đây du khách một trải nghiệm vô cùng thú vị từ các hoạt động khai thác, bóc, bào vỏ quế, được tìm hiểu về nguồn gốc quế bản địa, thoang thoảng trong gió mùi hương quế thơm ngát lan tỏa trong không gian mang đến cảm giác thư giãn tuyệt vời, được thưởng thức các món ăn dân giã, đậm đà bản sắc dân tộc của địa phương. Vào mùa cao điểm du lịch, mỗi tháng Homestay đón trên 20 đoàn khách. Ý tưởng du lịch sinh thái giữa rừng quế không chỉ mang đến những trải nghiệm rất mới lạ cho du khách mà còn góp phần gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa, ẩm thực, gắn kết lâm nghiệp với du lịch để phục vụ cho phát triển bền vững của gia đình và địa phương.
Du khách tham quan tại Homestay Cinnamon eco lodge
Mô hình Đường điện thắp sáng bằng năng lượng mặt trời tại xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn với quy mô 37 cột đèn. Mô hình này mang lại những hiệu quả thiết thực góp phần thuận tiện cho người dân đi lại, sinh hoạt về đêm được an toàn, tình hình an ninh trật tự cũng được đảm bảo. Người dân không cần phải đóng góp tiền để trả tiền điện hàng tháng, mà chỉ cần duy tu, bảo dưỡng định kỳ.
Các huyện, thành phố, thị xã triển khai nhiều mô hình hay điển hình trong xây dựng nông thôn mới đã đạt được hiệu quả thiết thực, đến nay được quan tâm, duy trì và nhân rộng, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân. Diện mạo các vùng nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, góp phần thắng lợi mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025./.