Nỗ lực hạn chế khí thải từ sinh hoạt tại nông thôn
- Chủ nhật - 28/05/2023 22:25
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Không chỉ có thành thị, vấn đề về khí thải tại nông thôn cũng gây không ít ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân. Những năm qua, nhiều địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu phát thải khí thải gây hại từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất tại nông thôn, qua đó cải thiện chất lượng môi trường.
Theo thói quen sản xuất nông nghiệp truyền thống, nhiều nông dân vẫn thường đốt rơm rạ, thực bì trước hoặc sau vụ sản xuất; đốt phân trâu, bò đã phơi khô để làm phân bón hữu cơ. Tuy nhiên, đây lại là những phụ phẩm nông nghiệp nếu có phương pháp xử lý phù hợp có thể tận dụng để phục vụ sản xuất rất hữu ích. Theo chị Bùi Thị Hương, Trưởng Phòng Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật), người dân có thể sử dụng các chế phẩm sinh học kết hợp với việc ủ hoai để tận dụng phân hữu cơ, rơm rạ, thân, lá cây để làm phân hữu cơ, phân xanh thay cho việc đốt bỏ, gây lãng phí. Với cách làm này, người dân có thể tận dụng phế, phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón, tiết kiệm chi phí sản xuất cũng như góp phần bảo vệ môi trường nông thôn.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2021, Lào Cai đã đẩy mạnh triển khai việc tuyên truyền, vận động, có chính sách hỗ trợ các hộ gia đình, hộ kinh doanh nhỏ hạn chế, tiến tới không sử dụng than, than tổ ong gây ô nhiễm môi trường trong sinh hoạt. Các cơ quan chuyên môn đã tổ chức hướng dẫn các hộ dân sử dụng hiệu quả rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thay cho việc đốt; xử lý nghiêm các trường hợp đốt chất thải không đúng quy định, gây ô nhiễm môi trường.
Chị Pon Thị Xuyến, một tiểu thương kinh doanh thực phẩm tại xã Lùng Vai, huyện Mường Khương chia sẻ: Tôi bán hàng ăn sáng, nấu ăn nhiều nên trước đây tôi thường đốt than tổ ong để tiết kiệm chi phí. Thế nhưng, theo tôi biết đốt than tổ ong rất mùi, nếu trong nhà kín thì gây hại cho sức khỏe. Nhà tôi có trẻ nhỏ nên tôi đã chuyển sang bếp điện.
Theo thống kê, thực hiện công tác tuyên truyền, từ năm 2021 đến nay các cơ quan báo chí, truyền thông đã đăng tải hơn 100 tin bài tin bài tuyên truyền về giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí; các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải... Ngoài ra, Sở Thông tin và Truyền thông đã thẩm định và cấp hơn 200 giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh, trong đó có nhiều giấy phép có nội dung tuyên truyền về các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố cũng đã thường xuyên tổ chức tuyên truyền hướng dẫn nhân dân thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí. Các biện pháp được tuyên truyền sâu rộng như: hạn chế sử dụng than, than tổ ong, hạn chế đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp thu hoạch tận dụng làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc, ủ làm phân bón, nuôi nấm...
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2021, Lào Cai đã đẩy mạnh triển khai việc tuyên truyền, vận động, có chính sách hỗ trợ các hộ gia đình, hộ kinh doanh nhỏ hạn chế, tiến tới không sử dụng than, than tổ ong gây ô nhiễm môi trường trong sinh hoạt. Các cơ quan chuyên môn đã tổ chức hướng dẫn các hộ dân sử dụng hiệu quả rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thay cho việc đốt; xử lý nghiêm các trường hợp đốt chất thải không đúng quy định, gây ô nhiễm môi trường.
Chị Pon Thị Xuyến, một tiểu thương kinh doanh thực phẩm tại xã Lùng Vai, huyện Mường Khương chia sẻ: Tôi bán hàng ăn sáng, nấu ăn nhiều nên trước đây tôi thường đốt than tổ ong để tiết kiệm chi phí. Thế nhưng, theo tôi biết đốt than tổ ong rất mùi, nếu trong nhà kín thì gây hại cho sức khỏe. Nhà tôi có trẻ nhỏ nên tôi đã chuyển sang bếp điện.
Theo thống kê, thực hiện công tác tuyên truyền, từ năm 2021 đến nay các cơ quan báo chí, truyền thông đã đăng tải hơn 100 tin bài tin bài tuyên truyền về giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí; các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải... Ngoài ra, Sở Thông tin và Truyền thông đã thẩm định và cấp hơn 200 giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh, trong đó có nhiều giấy phép có nội dung tuyên truyền về các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố cũng đã thường xuyên tổ chức tuyên truyền hướng dẫn nhân dân thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí. Các biện pháp được tuyên truyền sâu rộng như: hạn chế sử dụng than, than tổ ong, hạn chế đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp thu hoạch tận dụng làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc, ủ làm phân bón, nuôi nấm...
Với nhiều cách làm, các cơ quan chuyên môn cũng như các địa phương đang nỗ lực nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu khí thải gây hại, qua đó nâng cao chất lượng môi trường nông thôn.