Nông nghiệp hữu cơ “ chìa khoá vàng” để nông nghiệp Lào Cai cất cánh
- Thứ ba - 21/11/2023 15:02
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tỉnh Lào Cai là một trong 46 tỉnh thành trong cả nước có diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ lớn.
Lào Cai đã ban hành Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm các cây: chè, quế, dứa, chuối, dược liệu. Trong Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa, tỉnh Lào Cai phấn đấu đến năm 2025, có khoảng 3.500 héc ta nông nghiệp hữu cơ và chuyển đổi 14 nghìn héc ta từ sản xuất thông thường sang sản xuất hữu cơ.
Lào Cai đã ban hành Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm các cây: chè, quế, dứa, chuối, dược liệu. Trong Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa, tỉnh Lào Cai phấn đấu đến năm 2025, có khoảng 3.500 héc ta nông nghiệp hữu cơ và chuyển đổi 14 nghìn héc ta từ sản xuất thông thường sang sản xuất hữu cơ.
Những sản phẩm hữu cơ vươn tầm quốc tế
Nhận định rõ sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã và đang trở thành xu hướng tất yếu của nông nghiệp Việt Nam nói chung và nông nghiệp Lào Cai nói riêng, không đứng ngoài cuộc, những năm qua nông nghiệp Lào Cai đã đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, nhiều cây trồng hàng hóa chủ lực của Lào Cai được phát triển thành vùng sản xuất hữu cơ (theo tiêu chuẩn quốc tế), mang lại giá trị kinh tế cao như 3.671 ha/57.758,8 ha quế của tỉnh Lào Cai đạt chứng chỉ quế hữu cơ tại huyện Văn Bàn và Bắc Hà. 696,58 ha chè hữu cơ tại Bắc Hà…và nhiều diện tích sản xuất với nhiều mặt hàng được chứng nhận đạt chuẩn hữu cơ như chè cổ thụ, nấm hương, rau, củ, cây ăn quả… Các sản phẩm được chứng nhận không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với sản xuất thông thường, mà còn là “chìa khoá vàng” để tiếp cận các thị trường cao cấp, khó tính.
Hay tại xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà (Lào Cai) hiện có 1.323,6 ha quế đang được canh tác và công nhận đạt quế hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế. Trung bình, giá bán mỗi cân quế hữu cơ khô đã qua sơ chế cao gấp 2 đến 3 lần so quế thông thường. Sản phẩm quế hữu cơ Nậm Đét đã có mặt tại các thị trường quốc tế như Mỹ, Châu Âu…Từ cung cách trồng quế theo từng hộ gia đình, bán vỏ quế chất lượng thấp, giá rẻ cho những thương lái nhỏ lẻ..., thì nay các hộ trồng quế ở xã Nậm Đét đã liên kết lại thành tổ nhóm, Hợp tác xã để cùng sản xuất và kinh doanh quế hữu cơ giá trị cao, bán hàng theo thỏa thuận với các doanh nghiệp xuất khẩu lớn. Chìa khóa của sự thành công ở đây chính là hình thành chuỗi giá trị quế hữu cơ. Thời gian qua, cây quế đã góp phần xoá đói giảm nghèo, đảm bảo xây dựng nông thôn mới, đảm bảo gắn kết, tạo ra các HTX để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
Để nhân rộng nông nghiệp hữu cơ
Nông nghiệp hữu cơ được xem là xu hướng canh tác thuận tự nhiên, mang lại nhiều giá trị về kinh tế cũng như an toàn cho sức khoẻ của người dân và là “ chìa khoá vàng” để nông nghiệp Lào Cai cất cánh. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp hữu cơ của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế như chưa tương xứng với lợi thế của địa phương, chưa phát triển toàn diện trên các lĩnh vực của ngành nông nghiệp; những mô hình canh tác nông nghiệp hữu cơ có quy mô lớn trên địa bàn Lào Cai hiện nay vẫn còn ít. Hầu hết các mô hình mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún. Việc áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào canh tác hữu cơ còn những hạn chế nhất định, hợp tác xã, công ty, doanh nghiệp tham gia đầu tư và nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp hữu cơ còn hạn chế; người dân trình độ sản xuất vẫn lạc hậu khó tiếp cận với các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn quy chuẩn; đội ngũ kỹ thuật và nguồn nhân lực tại địa phương phục vụ cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ chưa được quan tâm đào tạo…
Chính vì vậy, Lào Cai đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nhân rộng những vùng nông nghiệp hữu cơ như: công tác về quy hoạch; chính sách hỗ trợ phát triển; đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thực hành nông nghiệp hữu cơ tại địa phương; Cơ quan chuyên môn có liên quan tập trung đánh giá thực tế sản xuất hữu cơ để đề xuất xây dựng tài liệu, qui trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ phù hợp với điều kiện thực tế cơ sở.
Quan tâm vấn đề kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất, chế biến và hướng dẫn làm thủ tục cấp chứng nhận hữu cơ cho những sản phẩm đáp ứng yêu cầu, để đưa sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của địa phương ra thị trường trong và ngoài nước.
Đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo cho nông dân tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học nhằm khai thác tối đa nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp cũng như các nguồn hữu cơ khác tại địa phương để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng phát triển khỏe, kháng sâu bệnh hại tốt. Hướng dẫn sử dụng các giống có năng suất và chất lượng cao, khả năng kháng sâu bệnh cao, tăng cường việc áp dụng IPM và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thiên địch trong sản xuất hữu cơ.
Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh sản phẩm hữu cơ, đầu tư sản xuất phân bón hữu cơ, phân sinh học, vi sinh, chế phẩm bảo vệ thực vật sinh học để phục vụ đầy đủ cho sản xuất hữu cơ.
Khảo sát, nắm bắt các doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã thành công tại địa phương để hỗ trợ tiếp cận các công nghệ mới và nhất là các qui chuẩn, tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu để ứng dụng hợp lý. Hỗ trợ giới thiệu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên các sàn giao dịch, tạo điều kiện nông nghiệp hữu cơ ngày càng phát triển bền vững hơn.
Nhận định rõ sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã và đang trở thành xu hướng tất yếu của nông nghiệp Việt Nam nói chung và nông nghiệp Lào Cai nói riêng, không đứng ngoài cuộc, những năm qua nông nghiệp Lào Cai đã đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, nhiều cây trồng hàng hóa chủ lực của Lào Cai được phát triển thành vùng sản xuất hữu cơ (theo tiêu chuẩn quốc tế), mang lại giá trị kinh tế cao như 3.671 ha/57.758,8 ha quế của tỉnh Lào Cai đạt chứng chỉ quế hữu cơ tại huyện Văn Bàn và Bắc Hà. 696,58 ha chè hữu cơ tại Bắc Hà…và nhiều diện tích sản xuất với nhiều mặt hàng được chứng nhận đạt chuẩn hữu cơ như chè cổ thụ, nấm hương, rau, củ, cây ăn quả… Các sản phẩm được chứng nhận không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với sản xuất thông thường, mà còn là “chìa khoá vàng” để tiếp cận các thị trường cao cấp, khó tính.
Vùng chè hữu cơ Bản Liền, huyện Bắc Hà
Cây chè ở xã Bản Liền được xem là cây trồng đặt nền móng cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại huyện Bắc Hà ( Lào Cai). Để sản phẩm chè Shan Tuyết hữu cơ xuất sang thị trường khó tính Pháp và Mỹ, sản phẩm chè của HTX nông nghiệp hữu cơ Bắc Hà phải tuân thủ đầy đủ 25 tiêu chuẩn nghiêm ngặt do các tổ chức quốc tế quy định và phải được cấp chứng nhận chất lượng của Mỹ và Châu Âu. Sản phẩm chè Bản Liền được canh tác tự nhiên, không sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Mỗi hộ trồng chè đều có mã số, sổ sách ghi chép và tuân thủ các quy định về chăm sóc, thu hái, vận hành dây chuyền chế biến và phân loại chè thành phẩm. Nhờ có thị trường xuất khẩu ổn định, mỗi năm HTX thu mua khoảng 600 tấn chè búp tươi. Để đạt được sản lượng này, HTX đã liên kết sản xuất với 310 hộ dân trong bản. Đến nay, có khoảng hơn 500ha chè Shan Tuyết, trong đó, hơn 400ha được công nhận chè hữu cơ, trung bình mỗi ha chè có thể đem lại lợi nhuận 75 đến 100 triệu đồng/năm, cao hơn nhiều lần so với các cây trồng truyền thống khác. Từ khi tham gia vào thị trường đặc biệt khó tính này, bình quân mỗi năm, Bản Liền xuất bán gần 1 nghìn tấn chè các loại, doanh thu hàng chục tỷ đồng.Hay tại xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà (Lào Cai) hiện có 1.323,6 ha quế đang được canh tác và công nhận đạt quế hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế. Trung bình, giá bán mỗi cân quế hữu cơ khô đã qua sơ chế cao gấp 2 đến 3 lần so quế thông thường. Sản phẩm quế hữu cơ Nậm Đét đã có mặt tại các thị trường quốc tế như Mỹ, Châu Âu…Từ cung cách trồng quế theo từng hộ gia đình, bán vỏ quế chất lượng thấp, giá rẻ cho những thương lái nhỏ lẻ..., thì nay các hộ trồng quế ở xã Nậm Đét đã liên kết lại thành tổ nhóm, Hợp tác xã để cùng sản xuất và kinh doanh quế hữu cơ giá trị cao, bán hàng theo thỏa thuận với các doanh nghiệp xuất khẩu lớn. Chìa khóa của sự thành công ở đây chính là hình thành chuỗi giá trị quế hữu cơ. Thời gian qua, cây quế đã góp phần xoá đói giảm nghèo, đảm bảo xây dựng nông thôn mới, đảm bảo gắn kết, tạo ra các HTX để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
Nông dân xã Nậm Tha, huyện Văn Bàn đổi công chăm sóc vùng quế hữu cơ
Có thể nói sản xuất nông nghiệp hữu cơ của tỉnh Lào Cai đang đi đúng định hướng phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trong chiến lược phát triển nông nghiệp hiện nay, tỉnh Lào Cai đang lựa chọn các loại nông sản chủ lực, phù hợp với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng địa phương để tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa hướng tới thị trường xuất khẩu, đồng thời phát triển nông nghiệp hữu cơ nhằm tạo ra sản phẩm nông sản an toàn có giá trị dinh dưỡng cao góp phần cải tạo bảo vệ môi trường sinh thái.Để nhân rộng nông nghiệp hữu cơ
Nông nghiệp hữu cơ được xem là xu hướng canh tác thuận tự nhiên, mang lại nhiều giá trị về kinh tế cũng như an toàn cho sức khoẻ của người dân và là “ chìa khoá vàng” để nông nghiệp Lào Cai cất cánh. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp hữu cơ của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế như chưa tương xứng với lợi thế của địa phương, chưa phát triển toàn diện trên các lĩnh vực của ngành nông nghiệp; những mô hình canh tác nông nghiệp hữu cơ có quy mô lớn trên địa bàn Lào Cai hiện nay vẫn còn ít. Hầu hết các mô hình mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún. Việc áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào canh tác hữu cơ còn những hạn chế nhất định, hợp tác xã, công ty, doanh nghiệp tham gia đầu tư và nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp hữu cơ còn hạn chế; người dân trình độ sản xuất vẫn lạc hậu khó tiếp cận với các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn quy chuẩn; đội ngũ kỹ thuật và nguồn nhân lực tại địa phương phục vụ cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ chưa được quan tâm đào tạo…
Chính vì vậy, Lào Cai đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nhân rộng những vùng nông nghiệp hữu cơ như: công tác về quy hoạch; chính sách hỗ trợ phát triển; đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thực hành nông nghiệp hữu cơ tại địa phương; Cơ quan chuyên môn có liên quan tập trung đánh giá thực tế sản xuất hữu cơ để đề xuất xây dựng tài liệu, qui trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ phù hợp với điều kiện thực tế cơ sở.
Nông dân xã Nậm Lúc huyện Bắc Hà giúp nhau chăm sóc quế hữu cơ.
Quan tâm vấn đề kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất, chế biến và hướng dẫn làm thủ tục cấp chứng nhận hữu cơ cho những sản phẩm đáp ứng yêu cầu, để đưa sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của địa phương ra thị trường trong và ngoài nước.
Đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo cho nông dân tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học nhằm khai thác tối đa nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp cũng như các nguồn hữu cơ khác tại địa phương để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng phát triển khỏe, kháng sâu bệnh hại tốt. Hướng dẫn sử dụng các giống có năng suất và chất lượng cao, khả năng kháng sâu bệnh cao, tăng cường việc áp dụng IPM và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thiên địch trong sản xuất hữu cơ.
Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh sản phẩm hữu cơ, đầu tư sản xuất phân bón hữu cơ, phân sinh học, vi sinh, chế phẩm bảo vệ thực vật sinh học để phục vụ đầy đủ cho sản xuất hữu cơ.
Nông dân huyện Bắc Hà tham gia lớp tập huấn trồng, chăm sóc quế theo hướng hữu cơ
Khảo sát, nắm bắt các doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã thành công tại địa phương để hỗ trợ tiếp cận các công nghệ mới và nhất là các qui chuẩn, tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu để ứng dụng hợp lý. Hỗ trợ giới thiệu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên các sàn giao dịch, tạo điều kiện nông nghiệp hữu cơ ngày càng phát triển bền vững hơn.