Phát huy các “nguồn lực mềm” trong xây dựng nông thôn mới
- Thứ ba - 17/10/2023 10:19
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, những năm qua, bên cạnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nguồn lực từ xã hội hóa, các “nguồn lực mềm” cho xây dựng nông thôn mới bền vững đã được nhiều địa phương phát huy.
Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Lào Cai đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Toàn tỉnh hiện có 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới là huyện Bảo Thắng và thành phố Lào Cai; 62 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 5 xã được công nhận xã nông thôn mới nâng cao; 177 thôn được công nhận thôn kiểu mẫu, 237 thôn được công nhận thôn nông thôn mới. Diện mạo nông thôn ngày càng thay đổi rõ nét, hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn được hoàn thiện, thu nhập của người dân được nâng cao, đời sống sống tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, an toàn xã hội được đảm bảo.
Để có những kết quả trên, nhiều nguồn lực từ nguồn vốn Nhà nước, xã hội hóa đã được huy động để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đầu tư phát triển kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó, các “nguồn lực mềm” của văn hóa, bản sắc dân tộc, đặc trưng bản địa, cảnh quan kiến trúc, di sản truyền thống làng xã, phát triển chuỗi giá trị du lịch nông thôn, xây dựng gia đình bền vững đã đóng góp, phát huy vai trò quan trọng trong bộ tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.
ó thể nói, yếu tố văn hóa trong kinh tế và kinh tế trong văn hóa đã được biểu hiện trong đời sống mỗi gia đình và sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tại nhiều bản làng, mỗi dân tộc đều khai thác và phát huy bản sắc văn hóa riêng để phát triển du lịch, kinh tế. Người dân tộc Dao Đỏ (xã Tả Phìn, Sa Pa) khai thác vốn tri thức dân gian trong việc chữa bệnh và đã phát triển thành thương hiệu “tắm lá thuốc dân tộc Dao Đỏ - Tả Phìn”; khai thác văn hóa vật chất trên trang phục thành sản phẩm thủ công thêu tay độc đáo. Người dân tộc Tày (xã Bản Hồ, Sa Pa; xã Nghĩa Đô, Bảo Yên) khai thác văn hóa vật chất nhà cửa với kiến trúc nhà sàn phát triển thành dịch vụ nhà nghỉ rất tiêu biểu của dân tộc Tày. Người Tày cũng đã phục dựng nhiều tiết mục văn hóa văn nghệ phục vụ du khách. Người dân tộc Mông bản Cát Cát phát triển dịch vụ bán hàng lưu niệm, nước uống, dịch vụ khuân vác thuê, dịch vụ dẫn đường tại các điểm nghỉ chân theo tuyến Sa Pa - Sín Chải - Cát Cát - Sa Pa.
Đến nay, toàn tỉnh có hơn 400 cơ sở lưu trú tại gia (homestay) thu hút khoảng 1.500 lao động trực tiếp và gián tiếp. Trong đó, tập trung nhiều nhất tại Sa Pa với hơn 300 cơ sở, tiếp đến là Bắc Hà, Bát Xát, Bảo Yên và thành phố Lào Cai. Cùng với các loại hình du lịch khác, du lịch cộng đồng Lào Cai đã thu hút được sự quan tâm của du khách và góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống các dân tộc tham gia vào các hoạt động du lịch cộng đồng, hình thành một số thương hiệu sản phẩm không chỉ tạo công việc làm, tăng thu nhập cho địa phương mà còn góp phần quảng bá trực tiếp cho các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc. Việc mở rộng hoạt động du lịch đến các làng bản đã tạo ra cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng các dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và thực hiện tiêu chí Thu nhập trong xây dựng nông thôn mới cho các địa phương (thu nhập trung bình của các hộ làm du lịch cộng đồng khoảng từ 35 - 40 triệu đồng, cá biệt có những hộ đạt mức thu nhập gần 100 triệu đồng/năm).
Đến nay, toàn tỉnh có hơn 400 cơ sở lưu trú tại gia (homestay) thu hút khoảng 1.500 lao động trực tiếp và gián tiếp. Trong đó, tập trung nhiều nhất tại Sa Pa với hơn 300 cơ sở, tiếp đến là Bắc Hà, Bát Xát, Bảo Yên và thành phố Lào Cai. Cùng với các loại hình du lịch khác, du lịch cộng đồng Lào Cai đã thu hút được sự quan tâm của du khách và góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống các dân tộc tham gia vào các hoạt động du lịch cộng đồng, hình thành một số thương hiệu sản phẩm không chỉ tạo công việc làm, tăng thu nhập cho địa phương mà còn góp phần quảng bá trực tiếp cho các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc. Việc mở rộng hoạt động du lịch đến các làng bản đã tạo ra cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng các dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và thực hiện tiêu chí Thu nhập trong xây dựng nông thôn mới cho các địa phương (thu nhập trung bình của các hộ làm du lịch cộng đồng khoảng từ 35 - 40 triệu đồng, cá biệt có những hộ đạt mức thu nhập gần 100 triệu đồng/năm).
Ngoài ra, thời gian qua, nhiều dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết chuỗi giá trị được tỉnh quan tâm đầu tư từ nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia như: Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cây ăn quả ôn đới theo chuỗi giá trị; Dự án liên kết hỗ trợ phát triển sản xuất cây ăn quả ôn đới, nhiệt đới chất lượng cao gắn với hoạt động của Chi hội nông dân nghề nghiệp; Hỗ trợ phát triển sản xuất mận Tả Van theo chuỗi giá trị tại huyện Bắc Hà, Si Ma Cai… Các dự án đã góp phần chuyển đổi mạnh về nhận thức của người dân, đặc biệt là việc tiếp thu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, hiểu được vai trò của mình trong liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp, hợp tác xã để bao tiêu sản phẩm đầu ra. Việc thay đổi phương thức sản xuất cũng đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển chuỗi giá trị bền vững trong sản xuất nông nghiệp, qua đó phát triển kinh tế khu vực nông thôn.
Theo ông Đỗ Xuân Thủy, Phó Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới cho biết: Các “nguồn lực mềm” có vai trò quan trọng trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Nếu như nguồn vốn huy động hầu hết để xây dựng các công trình hạ tầng, kiến thiết nên một diện mạo mới cho khu vực nông thôn thì các “nguồn lực mềm” tác động trực tiếp đến các tiêu chí mà không thể chỉ dùng nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ mà có thể giải quyết được. Các “nguồn lực mềm” này cũng góp phần quan trọng, quyết định tính bền vững của các tiêu chí, đặc biệt là nguồn lực về văn hóa.
Xác định văn hoá là nền tảng tinh thần, là mục tiêu, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, thời gian tới các địa phương sẽ tăng cường tuyên truyền vận động để người dân hiểu rõ về vai trò của mình trong việc thực hiện xây dựng các thiết chế văn hoá. Cùng với đó, người dân sẽ được tuyên truyền, vận động tích cực tham gia các phong trào thi đua “Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia” giai đoạn 2022-2025; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; xây dựng gia đình văn hóa; thôn/ xóm/ làng/ bản văn hóa; thực hiện nếp sống văn hóa văn minh trong cộng đồng dân cư, loại bỏ các hủ tục lạc hậu trong ma chay, cưới xin, các hoạt động mê tín dị đoan,…
Ngoài ra, để phát huy sức mạnh nội tại của các địa phương, để thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới một cách bền vững, các cơ quan chuyên môn sẽ phối hợp với các địa phương tiếp tục hỗ trợ xây dựng, phát triển các mô hình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, mô hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm,… nhằm đa dạng hóa sinh kế, tạo việc làm, thu nhập bền vững cho người dân đặc biệt là người dân ở vùng khó khăn, đồng thời nhằm giới thiệu các nét văn hoá đặc trưng đến du khách.
Theo ông Đỗ Xuân Thủy, Phó Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới cho biết: Các “nguồn lực mềm” có vai trò quan trọng trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Nếu như nguồn vốn huy động hầu hết để xây dựng các công trình hạ tầng, kiến thiết nên một diện mạo mới cho khu vực nông thôn thì các “nguồn lực mềm” tác động trực tiếp đến các tiêu chí mà không thể chỉ dùng nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ mà có thể giải quyết được. Các “nguồn lực mềm” này cũng góp phần quan trọng, quyết định tính bền vững của các tiêu chí, đặc biệt là nguồn lực về văn hóa.
Xác định văn hoá là nền tảng tinh thần, là mục tiêu, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, thời gian tới các địa phương sẽ tăng cường tuyên truyền vận động để người dân hiểu rõ về vai trò của mình trong việc thực hiện xây dựng các thiết chế văn hoá. Cùng với đó, người dân sẽ được tuyên truyền, vận động tích cực tham gia các phong trào thi đua “Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia” giai đoạn 2022-2025; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; xây dựng gia đình văn hóa; thôn/ xóm/ làng/ bản văn hóa; thực hiện nếp sống văn hóa văn minh trong cộng đồng dân cư, loại bỏ các hủ tục lạc hậu trong ma chay, cưới xin, các hoạt động mê tín dị đoan,…
Ngoài ra, để phát huy sức mạnh nội tại của các địa phương, để thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới một cách bền vững, các cơ quan chuyên môn sẽ phối hợp với các địa phương tiếp tục hỗ trợ xây dựng, phát triển các mô hình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, mô hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm,… nhằm đa dạng hóa sinh kế, tạo việc làm, thu nhập bền vững cho người dân đặc biệt là người dân ở vùng khó khăn, đồng thời nhằm giới thiệu các nét văn hoá đặc trưng đến du khách.