Nông thôn mới Lào Cai

http://nongthonmoilaocai.vn


Tập huấn kiến thức cơ bản nhằm vận dụng, thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới tại địa phương

Nhằm trang bị kiến thức nâng cao năng lực trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, ngày 07/5/2024 Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 16/KH-VPĐP về tập huấn bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024 bao gồm các chuyên đề: (1) phát triển nông nghiệp sinh thái gắn với kinh tế tuần hoàn và an toàn thực phẩm; (2) phát triển các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị nông sản; (3) thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; (4) Kỹ năng lãnh đạo, thuyết trình và nói chuyện trước đám đông.
Từ ngày 28 - 31/5/2024 Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Lào Cai đã tổ chức lớp tập huấn với thời gian 04 ngày, trong đó 02 ngày học lý thuyết tại thành phố Lào Cai, 02 ngày đi thực tế tại tỉnh Phú Thọ cho 56 học viên là cán bộ phụ trách nông thôn mới cấp huyện và thành viên Ban Phát triển thôn của hai huyện Bảo Yên, Bảo Thắng.
z5502361139524 048509e814030b7354bb03e3040557b6
Quang cảnh lớp tập huấn
Trong thời gian 02 ngày lý thuyết, trước xu thế phát triển của các mô hình kinh tế thân thiện với môi trường trên thế giới và trong nước, với lộ trình của Đảng và Nhà nước ta định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn, thể hiện qua các chủ trương, chính sách đã ban hành. Các chuyên đề tập huấn được Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh lựa chọn là các vấn đề sát với điều kiện thực tế của địa phương nhằm truyền đạt đến các học viên các nội dung về phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; phát triển nông nghiệp sinh thái gắn với kinh tế tuần hoàn và an toàn thực phẩm; phát triển các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị nông sản; thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; kỹ năng lãnh đạo, thuyết trình và nói chuyện trước đám đông… Đặc biệt, chuyên đề về kỹ năng lãnh đạo, thuyết trình trước đám đông là một kỹ năng vô cùng quan trọng giúp cho các cán bộ thôn, xã được bồi dưỡng thêm kiến thức, kĩ năng trong quản lý, xây dựng nông thôn mới.
z5502361160046 b5bc2959e47b50eb4ef360f13b6a273c
Học viên chia sẻ, trao đổi kiến thức thực tế trong quá trình tập huấn
Các học viên được tham gia thực tế 02 ngày tại Hợp tác xã Rau an toàn Tứ Xã, huyện Lâm Thao và Hợp tác xã Mì gạo Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Hợp tác xã Rau an toàn Tứ Xã được thành lập từ năm 2016, với 58 hộ tham gia sản xuất rau an toàn, đến nay tổng số thành viên và liên kết là 150 hộ, với diện tích 150 ha, sản lượng hàng năm đạt hơn 1.000 tấn. Hợp tác xã rau an toàn Tứ Xã là một trong những đơn vị triển khai tốt liên kết sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chính vụ, trái vụ. Các sản rau an toàn Tứ Xã được phân phối đến các hệ thống siêu thị miền Bắc, Winmart, Big C, Coop, các bếp ăn trong trường học,… Định hướng phát triển của Hợp tác xã là tăng cường mở rộng, liên kết sản xuất kinh doanh tới các đơn vị trong cùng lĩnh vực. Liên kết sản xuất là hướng đi bền vững trong sản xuất nông nghiệp nhằm hạn chế rủi ro về thời tiết, dịch bệnh, chủ động đầu ra cho sản phẩm để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. 
z5502361193235 9be2efe82e62b3b4f7609281ac0954a4

Rau được trồng chăm sóc theo đúng kỹ thuật, giao cho từng thành viên phụ trách, theo dõi từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch tại Hợp tác xã Rau an toàn Tứ Xã
z5502361176504 2032de75a6d0e763f75f0bdb367ab75f
Quy trình sơ chế, đóng gói sản phẩm trước khi đưa ra thị trường tại Hợp tác xã Rau an toàn Tứ Xã
Hợp tác xã Mì gạo Hùng Lô, năm 2004, nghề làm mì đã được công nhận là làng nghề truyền thống. Để chủ động trong sản xuất, tiêu thị sản phẩm của làng nghề, tháng 7/2016 Hợp tác xã Mì gạo Hùng Lô đã được thành lập và từng bước xây dựng thương hiệu, phát triển, mang lại thương hiệu đồng nhất và đứng vững trên thị trường. Các công đoạn sản xuất mì của Hợp tác xã đều đảm bảo nghiêm ngặt theo quy định vệ sinh an toàn thực phẩm và được cấp giấy chứng nhận sản phẩm 4 sao theo tiêu chuẩn OCOP. Sản phẩm mì gạo Hùng Lô khi bán ra thị trường được đóng gói, có logo, nhãn mác riêng làm tăng độ tin cậy cũng như thể hiện trách nhiệm với người tiêu dùng.
z5502361160047 51b396ba091fd6d0dd9f6d5ddb2cce1b
Một công đoạn quá trình sản xuất đóng gói sản phẩm tại Hợp tác xã Mì gạo Hùng Lô
 
Qua lớp tập huấn, các học viên nghiêm túc học tập, sôi nổi, nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của mục tiêu phát triển kinh tế, phát triển cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới; trong quá trình tham quan thực tế học viên được chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm và tham khảo các kiến thức cơ bản mới nhằm vận dụng, thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
 

Tác giả bài viết: Đào Thị Thuý Ngân

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây