Xác định giao thông là điểm đột phá, Ải Dõng sớm cập đích xây dựng NTM
- Thứ tư - 30/08/2023 08:25
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hết năm 2021, đã có 11/11 xã, thị trấn của huyện Bảo Thắng đã trở thành địa phương thứ 2 sau TP Lào Cai về đích xây dựng nông thôn mới (NTM) và đang tiếp tục mục tiêu xây dưng NYM nâng cao (giai đoạn 2021 – 2025).
Là địa phương có diện tích rộng, địa hình chia cắt đi lại khó khăn, đông dân cư với nhiều dân tộc anh em sinh sống, nhưng Đảng ủy và chính quyền địa phương đã xác định đúng mục tiêu đột phá, đó là mở mới và nâng cấp các tuyến giao thông nông thôn, nhờ đó đã tạo cho bộ mặt các thôn bản vùng sâu, vùng xa thay đổi nhanh chóng, bắt kịp với nhịp độ chung của huyện. Thôn Ải Dõng là một ví dụ điển hình.
Thôn Ải Dõng nằm ở phía Đông Bắc của thị trấn Phong Hải. Thôn có 6 dân tộc anh em sinh sống, chủ yếu là dân tộc thiểu số: Dao, Phù Lá, Giáy, Mường, Nùng ... dân tộc Kinh chỉ chiếm 5% trong tổng số gần 150 hộ. Cản trở chính của địa này trong quá trình xây dựng NTM chính là hạ tầng giao thông đi lại khó khăn. Mặc dù chỉ cách trung tâm thị trấn Nông trường Phong Hải chưa đầy 20km, nhưng người dân Ải Dõng muốn ra trung tâm mua bán, học tập, khám chữa bệnh phải mất gần 180 phút (3 giờ).
Khó khăn trong việc giao lưu, mua bán trao đổi hàng hóa kéo theo sự trì trệ mọi mặt đời sống xã hội, nhất là phát triển kinh tế. Muốn vận động nhân dân trồng cây, nuôi con theo giống mới, phương thức sản xuất mới nhưng người dân đều không mặn mà do đầu ra khó khăn. Ngay như việc học tập, đa số con em đồng bào chỉ học hết cấp II (trung học cơ sở). Hãn hữu mới có em học hết bậc phổ thông trung học, bởi đường rừng đi lại khó khăn và không có điều kiện ở bán trú do kinh tế hạn hẹp. Đấy là câu chuyện của những năm trước đây, còn Ải Dõng hôm nay đã khác: 100% con em đến tuổi đều đã đến trường, không hiếm con em đồng bào dân tộc học hết phổ thông trung học và tiếp tục học lên. Việc đi lại thuận lợi, người dân trong thôn cũng đã hăng hái phát triển kinh tế, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập đầu người tăng từ 1,8 triệu/người/tháng lên 4 triệu đồng bình quân người/tháng. Kết quả có được là nhờ cấp ủy, chính quyền địa phương đã xác định đúng tầm quan trọng của giao thông nông thôn – một tiêu chí quan trọng trong xây dựng NTM.
Theo bà Cao Thị May, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn Ải Dõng, từ khi biết tin Nhà nước triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, thôn được đầu tư nhiều hạng mục, nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn nhân dân rất phấn khởi hiến đất, góp công súc mở đường, làm cầu. Chỉ trong thời gian ngắn 2015 – 2020, Ải Dõng đã có 3 cây cầu nối với các thôn Vi Mã, Tiên Phong , Tòng Già. Nhân dân đã hiến 6.450m2 đất, ủng hộ 376 triệu đồng tiền mặt và trên 300 ngày công xây dựng và mở rộng 4,3km đường giao thông; vận động xã hội hóa được 35 triệu đồng, hàng trăm ngày công làm mới 3km đường điện thắp sáng, cổng chào v.v...
Trong mục tiêu xây dựng NTM nâng cao, năm 2022, nhân dân thôn Ải Dõng lại hiến 3.600 m2 đất, ủng hộ trên 150 triệu đồng và hàng 100 ngày công để bê tông hóa 1,2 km đường giao thông liên thôn mở rộng từ 4m lên 6m tuyến đường nối liền với các thôn lân cận thông ra quốc lộ 70 nối với thị trấn Phong Hải đủ điều kiện để xe tải tầm trung đi lại dế dàng. Nhờ đó đã rút ngắn thời gian đi lại từ địa bàn thôn ra chợ trung tâm thị trấn xuống 20 phút, giảm 80% thời gian so với trước đó. Theo bà Cao Thị May, Trưởng ban CTMT thôn Ải Dõng: Nguồn hỗ trợ từ Dự án của Chương trình gần 5 tỷ đồng, lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia, huy động sự hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp và hiệu quả từ công tác tuyên truyền, vận động, huy động sức dân để xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn là khâu đột phá quyết định tiến độ xây dựng NTM của Ải Dõng. Thực hiện Quyết định số 525-QĐ/UBND của UBND tỉnh phê duyệt Đề án xây dựng huyện Bảo Thắng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 nhằm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện và huy động nguồn lực tham gia xây dựng huyện Bảo Thắng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2025 phù hợp với khả năng, điều kiện thực tế của địa phương, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, cùng với các địa phương trong huyện, Ải Dõng đang tiếp tục mở mới, bảo trì, nâng cấp các tuyến đường giúp bà con đi lại, trao đổi hàng hóa thuận tiện hơn, phấn đấu ngày càng nâng cao thu nhập và đời sống văn hóa xã hội của người dân.
Thôn Ải Dõng nằm ở phía Đông Bắc của thị trấn Phong Hải. Thôn có 6 dân tộc anh em sinh sống, chủ yếu là dân tộc thiểu số: Dao, Phù Lá, Giáy, Mường, Nùng ... dân tộc Kinh chỉ chiếm 5% trong tổng số gần 150 hộ. Cản trở chính của địa này trong quá trình xây dựng NTM chính là hạ tầng giao thông đi lại khó khăn. Mặc dù chỉ cách trung tâm thị trấn Nông trường Phong Hải chưa đầy 20km, nhưng người dân Ải Dõng muốn ra trung tâm mua bán, học tập, khám chữa bệnh phải mất gần 180 phút (3 giờ).
Khó khăn trong việc giao lưu, mua bán trao đổi hàng hóa kéo theo sự trì trệ mọi mặt đời sống xã hội, nhất là phát triển kinh tế. Muốn vận động nhân dân trồng cây, nuôi con theo giống mới, phương thức sản xuất mới nhưng người dân đều không mặn mà do đầu ra khó khăn. Ngay như việc học tập, đa số con em đồng bào chỉ học hết cấp II (trung học cơ sở). Hãn hữu mới có em học hết bậc phổ thông trung học, bởi đường rừng đi lại khó khăn và không có điều kiện ở bán trú do kinh tế hạn hẹp. Đấy là câu chuyện của những năm trước đây, còn Ải Dõng hôm nay đã khác: 100% con em đến tuổi đều đã đến trường, không hiếm con em đồng bào dân tộc học hết phổ thông trung học và tiếp tục học lên. Việc đi lại thuận lợi, người dân trong thôn cũng đã hăng hái phát triển kinh tế, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập đầu người tăng từ 1,8 triệu/người/tháng lên 4 triệu đồng bình quân người/tháng. Kết quả có được là nhờ cấp ủy, chính quyền địa phương đã xác định đúng tầm quan trọng của giao thông nông thôn – một tiêu chí quan trọng trong xây dựng NTM.
Theo bà Cao Thị May, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn Ải Dõng, từ khi biết tin Nhà nước triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, thôn được đầu tư nhiều hạng mục, nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn nhân dân rất phấn khởi hiến đất, góp công súc mở đường, làm cầu. Chỉ trong thời gian ngắn 2015 – 2020, Ải Dõng đã có 3 cây cầu nối với các thôn Vi Mã, Tiên Phong , Tòng Già. Nhân dân đã hiến 6.450m2 đất, ủng hộ 376 triệu đồng tiền mặt và trên 300 ngày công xây dựng và mở rộng 4,3km đường giao thông; vận động xã hội hóa được 35 triệu đồng, hàng trăm ngày công làm mới 3km đường điện thắp sáng, cổng chào v.v...
Trong mục tiêu xây dựng NTM nâng cao, năm 2022, nhân dân thôn Ải Dõng lại hiến 3.600 m2 đất, ủng hộ trên 150 triệu đồng và hàng 100 ngày công để bê tông hóa 1,2 km đường giao thông liên thôn mở rộng từ 4m lên 6m tuyến đường nối liền với các thôn lân cận thông ra quốc lộ 70 nối với thị trấn Phong Hải đủ điều kiện để xe tải tầm trung đi lại dế dàng. Nhờ đó đã rút ngắn thời gian đi lại từ địa bàn thôn ra chợ trung tâm thị trấn xuống 20 phút, giảm 80% thời gian so với trước đó. Theo bà Cao Thị May, Trưởng ban CTMT thôn Ải Dõng: Nguồn hỗ trợ từ Dự án của Chương trình gần 5 tỷ đồng, lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia, huy động sự hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp và hiệu quả từ công tác tuyên truyền, vận động, huy động sức dân để xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn là khâu đột phá quyết định tiến độ xây dựng NTM của Ải Dõng. Thực hiện Quyết định số 525-QĐ/UBND của UBND tỉnh phê duyệt Đề án xây dựng huyện Bảo Thắng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 nhằm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện và huy động nguồn lực tham gia xây dựng huyện Bảo Thắng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2025 phù hợp với khả năng, điều kiện thực tế của địa phương, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, cùng với các địa phương trong huyện, Ải Dõng đang tiếp tục mở mới, bảo trì, nâng cấp các tuyến đường giúp bà con đi lại, trao đổi hàng hóa thuận tiện hơn, phấn đấu ngày càng nâng cao thu nhập và đời sống văn hóa xã hội của người dân.