Bắc Hà tạo đột phá xây dựng NTM từ sản phẩm đặc hữu
- Thứ ba - 27/11/2018 15:44
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lào Cai, hiện các địa phương trong tỉnh Lào Cai đang phát động phong trào thi đua “Mỗi xã một sản phẩm” gọi tắt là Chương trình OCOP. Huyện Bắc Hà là địa phương đang đi đầu triển khai thực hiện chương trình này.
Huyện Bắc Hà (Lào Cai) hiện có khoảng 28 sản phẩm đặc hữu. Đây là lợi thế đang được địa phương này triển khai thực hiện trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội vững chắc dựa trên cơ sở tiềm năng vốn văn hóa phong phú, đa dạng của người dân bản địa. Đây là các sản phẩm có giá trị kinh tế, giá trị thương mại cao và có thể phát triển thành các sản phẩm OCOP phục vụ khách du lịch và tăng thu nhập cho người dân.
Theo ông Tạ Công Huy, Chủ tịch UBND huyện Bắc Hà: Bắc Hà đang trong quá trình phát triển Du lịch - Dịch vụ, sẽ có rất nhiều lợi thế và “triển vọng” khi áp dụng chương trình OCOP - “mỗi xã một sản phẩm”. Qua rà soát đã có không ít sản phẩm mang tính đặc hữu vùng miền mà chỉ riêng các xã vùng cao Bắc Hà mới có, như đặc sản gạo Khẩu Nậm Xít, chè Shan Bắc Hà, rau Bắc Hà, mận Bắc Hà, rượu Bản Phố... Các sản phẩm nói trên đã được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến qua các dịp chợ phiên, nhất là “Tuần văn hóa du lịch Bắc Hà” mấy năm gần đây. Hiện nay, huyện Bắc Hà cũng có thêm sản phẩm "Quế hữu cơ Nậm Đét" đang được tổ chức phát triển Hà Lan hỗ trợ kinh phí, trình Cục Sở hữu trí tuệ công nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.
Theo ông Tạ Công Huy, Chủ tịch UBND huyện Bắc Hà: Bắc Hà đang trong quá trình phát triển Du lịch - Dịch vụ, sẽ có rất nhiều lợi thế và “triển vọng” khi áp dụng chương trình OCOP - “mỗi xã một sản phẩm”. Qua rà soát đã có không ít sản phẩm mang tính đặc hữu vùng miền mà chỉ riêng các xã vùng cao Bắc Hà mới có, như đặc sản gạo Khẩu Nậm Xít, chè Shan Bắc Hà, rau Bắc Hà, mận Bắc Hà, rượu Bản Phố... Các sản phẩm nói trên đã được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến qua các dịp chợ phiên, nhất là “Tuần văn hóa du lịch Bắc Hà” mấy năm gần đây. Hiện nay, huyện Bắc Hà cũng có thêm sản phẩm "Quế hữu cơ Nậm Đét" đang được tổ chức phát triển Hà Lan hỗ trợ kinh phí, trình Cục Sở hữu trí tuệ công nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.
Lễ hội đua ngựa thu hút một lượng lớn khách du lịch tới Bắc Hà
Nếu như các huyện Mường Khương, Bát Xát có gạo Shéng cù, Văn Bàn có lúa nếp Tan khao là đặc sản thì Bắc Hà có gạo đặc sản Khẩu Nậm Xít với giá bán ổn định từ 25 -27 nghìn đồng/kg, cao gấp 2,5 lần giá lúa thường. Mặc dù diện tích cấy lúa Khẩu Nậm Xít ở Bắc Hà rất ít, chỉ khoảng 3 ha, tập chung tại 2 thôn Ngài Ma và Nậm Thố của xã Thải Giàng Phố và Bản Phố, năng suất thu hoạch cũng thấp hơn các giống lúa khác, nhưng đổi lại giá trị kinh tế của gạo này rất cao và ổn định nên chính quyền xã rất mong khi chương trình OCOP triển khai sẽ giúp quy hoạch, mở rộng vùng sản xuất Khẩu nậm xít thay thế các giống khác có giá trị thấp hơn.
Với thế mạnh là địa phương có tiểu vùng khí hậu và thổ nhưỡng đặc thù, phù hợp với trồng các loại rau đặc sản, người dân có kinh nghiệm và trình độ thâm canh cao, xã Na Hối Tày từ vụ đông xuân 2018 – 2019 này trở đi sẽ “trình làng” hơn 30 ha rau màu, tăng hơn 5 ha so với cùng kì năm trước. Xã cũng dự kiến sẽ trồng thêm 1,5 ha rau trái vụ vừa tăng hiệu số sử dụng đất, vừa tăng thu nhấp cho người dân. Chị Lý Thị Hạnh ở thôn Sín Chải, xã Na Hối cho biết, trước đây bà con trồng rau rất loay hoay với việc tìm nguồn tiêu thụ. Hiện nay, tình hình đã được cải thiện do việc liên kết, tiêu thụ. Vụ đông xuân 2018-2019 này, bà con phấn khởi trồng mới 30 ha rau bản địa tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, hy vọng sẽ đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, bà Hạnh nói.
Các địa phương khác như xã Bản Liền, Bản Phố, Nậm Đét cũng trình làng những sản phẩm đặc hữu của địa phương mình như sản phẩm chè Shan Bản Liền, dược liệu atiso, rượu Bản Phố, quế hữu cơ Nậm Đét… Đến nay các sản phẩm này đã có các doanh nghiệp, hợp tác xã hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do đó lợi thế phát triển rất khả quan, có thể mở rộng sản xuất, đặc biệt với sản phẩm chè Shan Bản Liền- Đã có tên trên bản đồ Chè quốc tế, được cấp 3 chứng nhận thẩm định chất lượng từ Hoa Kì và EU,
Theo ông Tạ Công Huy, Chủ tịch UBND huyện Bắc Hà: giai đoạn 2018 - 2020, huyện tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm làng nghề mang tính đặc trưng, nổi tiếng, có lợi thế cạnh tranh, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, phục vụ khách du lịch; năm 2018 – 2019, thực hiện chứng nhận 02 nhãn hiệu là “Ngựa Bắc Hà” và “Dược liệu Bắc Hà”; Giai đoạn 2020 – 2030 sẽ mở rộng tất cả các sản phẩm truyền thống có tiềm năng phát triển thành hàng hóa.
Với thế mạnh là địa phương có tiểu vùng khí hậu và thổ nhưỡng đặc thù, phù hợp với trồng các loại rau đặc sản, người dân có kinh nghiệm và trình độ thâm canh cao, xã Na Hối Tày từ vụ đông xuân 2018 – 2019 này trở đi sẽ “trình làng” hơn 30 ha rau màu, tăng hơn 5 ha so với cùng kì năm trước. Xã cũng dự kiến sẽ trồng thêm 1,5 ha rau trái vụ vừa tăng hiệu số sử dụng đất, vừa tăng thu nhấp cho người dân. Chị Lý Thị Hạnh ở thôn Sín Chải, xã Na Hối cho biết, trước đây bà con trồng rau rất loay hoay với việc tìm nguồn tiêu thụ. Hiện nay, tình hình đã được cải thiện do việc liên kết, tiêu thụ. Vụ đông xuân 2018-2019 này, bà con phấn khởi trồng mới 30 ha rau bản địa tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, hy vọng sẽ đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, bà Hạnh nói.
Các địa phương khác như xã Bản Liền, Bản Phố, Nậm Đét cũng trình làng những sản phẩm đặc hữu của địa phương mình như sản phẩm chè Shan Bản Liền, dược liệu atiso, rượu Bản Phố, quế hữu cơ Nậm Đét… Đến nay các sản phẩm này đã có các doanh nghiệp, hợp tác xã hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do đó lợi thế phát triển rất khả quan, có thể mở rộng sản xuất, đặc biệt với sản phẩm chè Shan Bản Liền- Đã có tên trên bản đồ Chè quốc tế, được cấp 3 chứng nhận thẩm định chất lượng từ Hoa Kì và EU,
Theo ông Tạ Công Huy, Chủ tịch UBND huyện Bắc Hà: giai đoạn 2018 - 2020, huyện tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm làng nghề mang tính đặc trưng, nổi tiếng, có lợi thế cạnh tranh, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, phục vụ khách du lịch; năm 2018 – 2019, thực hiện chứng nhận 02 nhãn hiệu là “Ngựa Bắc Hà” và “Dược liệu Bắc Hà”; Giai đoạn 2020 – 2030 sẽ mở rộng tất cả các sản phẩm truyền thống có tiềm năng phát triển thành hàng hóa.
Cây mận Bắc Hà đem lại nguồn thu ổn định cho người dân
Chương trình “mỗi xã 1 sản phẩm” được triển khai tốt sẽ rất thiết thực, thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất gắn với chế biến, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Đây là bước đột phá quan trọng giúp các xã của huyện đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM từ nâng cao tiêu chí thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo.