Bản Cái nâng cao thu nhập cho nhân dân
- Thứ tư - 29/12/2021 15:33
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhờ vào trồng quế có giá trị kinh tế cao, đời sống của người dân xã Bản Cái, huyện Bắc Hà đang thay đổi từng ngày.
Trước đây, hộ ông Vàng Tà Pham, thôn Làng Tát cũng như nhiều hộ dân ở xã Bản Cái chủ yếu trồng sắn, ngô trên đất nương đồi. Sau nhiều năm canh tác, đất bạc màu, giá sắn, ngô liên tục giảm, đầu ra không ổn định nên đời sống của gia đình gặp nhiều khó khăn. Trong khi ấy, ở các xã lân cận có điều kiện tương đồng như xã Nậm Đét, Cốc Lầu… cây quế đã phát triển từ nhiều năm trước, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Năm 2011, thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng của xã, gia đình ông đã chuyển đổi gần 2 ha đất nương trồng sắn sang trồng cây quế, thấy cây phát triển tốt, mỗi năm gia đình lại mở rộng diện tích, đến nay toàn bộ 8 ha đất nương đồi của gia đình đã được phủ xanh bằng cây quế. Ông Pham cho biết: Tiền làm nhà, tiền mua xe, tiền cho con học hành, tiền sinh hoạt… tất cả từ cây quế mà ra. Lúc chưa có việc, tôi cũng để đấy không khai thác vì cây quế càng để càng có giá trị, coi như của để dành.
Nông dân Bản Cái thu nhập cao từ cây quế
Tương tự, anh Thào A Lù, thôn Làng Quỳ, một hộ tiêu biểu trong phong trào trồng quế và làm giàu nhờ cây quế. Dẫn chúng tôi đi thăm những đồi quế xanh tốt của gia đình, anh Lù bảo: Mấy năm nay, năm nào cũng trồng thêm nên bây giờ không biết tổng diện tích quế của nhà là bao nhiêu, chỉ biết tính bằng mấy quả đồi. Trước đây gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo của xã, cũng nhờ cây quế mà cuộc sống trở lên khấm khá.
Để khuyến khích người dân thay đổi tư duy, gắn bó với kinh tế rừng, những năm qua chính quyền xã Bản Cái đã tổ chức nhiều cuộc họp vận động người dân trồng rừng và tập trung phát triển cây quế. Cuộc họp nào ở thôn, kể cả ngày hội đại đoàn kết, cán bộ xã cũng tranh thủ nói về hiệu quả kinh tế của cây quế, dần dần hình thành ý thức trong Nhân dân trồng rừng là nghề để phát triển kinh tế, sống được với rừng, làm giàu nhờ rừng. Cùng với đó, xã đã phối hợp với phòng chuyên môn của huyện mở lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng và chăm sóc cây lâm nghiệp cho người dân.
Đồng chí Triệu Tà Chiều, Bí Thư đảng ủy xã Bản Cái bảo, không có biện pháp tuyên truyền nào tốt hơn là để bà con nhìn thấy thực tế. Nghĩ vậy nên Bí thư Chiều đã bắt tay vào làm. Hàng ngày, khi vừa dứt việc cơ quan, ông cùng vợ gùi cây quế lên nương để trồng, mỗi ngày trồng vài trăm cây, dần dần hai vợ chồng đã phủ xanh toàn bộ 5 ha đất nương đồi của gia đình bộ cây quế. Thấy cán bộ trồng quế có thu nhập cao, có điều kiện xây nhà, sắm xe, thế là chẳng cần vận động, phong trào trồng quế đã lan rộng ra các thôn, những khoảnh đất trống dần thay thế bằng những mảng xanh của cây quế.
Tìm hiêu thêm công tác phát triển rừng ở Bản Cái, chúng tôi nhận thấy có sự thay đổi lớn trong cách làm và tư duy của người dân. Trước đây chính quyền phải vận động, hỗ trợ cây giống trồng rừng nhưng người dân cũng không mặn mà, nhưng bây giờ bà con tự tìm nơi cung cấp giống có chất lượng, tự tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc và đặc biệt còn tự liên kết thành tổ hợp tác để bao tiêu sản phẩm. Hiện xã đã thành lập được ba tổ nhóm quế hữu cơ với trên 120 hộ thành viên tham gia, diện tích quế sản xuất theo quy trình hữu cơ gần 700 ha. Anh Đặng Tà Ton, Tổ trưởng tổ sản xuất quế hữu cơ thôn Làng Quỳ cho biết: Tổ sản xuất quế hữu cơ của thôn có 34 thành viên, các hộ thường xuyên trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất cây giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc quế. Đồng thời liên kết thu mua và sơ chế sản phẩm quế để cung cấp ra thị trường với mức giá cao nhất cho các thành viên, nhờ đó giá trị sản phẩm ngày càng được nâng lên, thu nhập của hộ thành viên cao hơn so với trước đây.
Để khuyến khích người dân thay đổi tư duy, gắn bó với kinh tế rừng, những năm qua chính quyền xã Bản Cái đã tổ chức nhiều cuộc họp vận động người dân trồng rừng và tập trung phát triển cây quế. Cuộc họp nào ở thôn, kể cả ngày hội đại đoàn kết, cán bộ xã cũng tranh thủ nói về hiệu quả kinh tế của cây quế, dần dần hình thành ý thức trong Nhân dân trồng rừng là nghề để phát triển kinh tế, sống được với rừng, làm giàu nhờ rừng. Cùng với đó, xã đã phối hợp với phòng chuyên môn của huyện mở lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng và chăm sóc cây lâm nghiệp cho người dân.
Đồng chí Triệu Tà Chiều, Bí Thư đảng ủy xã Bản Cái bảo, không có biện pháp tuyên truyền nào tốt hơn là để bà con nhìn thấy thực tế. Nghĩ vậy nên Bí thư Chiều đã bắt tay vào làm. Hàng ngày, khi vừa dứt việc cơ quan, ông cùng vợ gùi cây quế lên nương để trồng, mỗi ngày trồng vài trăm cây, dần dần hai vợ chồng đã phủ xanh toàn bộ 5 ha đất nương đồi của gia đình bộ cây quế. Thấy cán bộ trồng quế có thu nhập cao, có điều kiện xây nhà, sắm xe, thế là chẳng cần vận động, phong trào trồng quế đã lan rộng ra các thôn, những khoảnh đất trống dần thay thế bằng những mảng xanh của cây quế.
Tìm hiêu thêm công tác phát triển rừng ở Bản Cái, chúng tôi nhận thấy có sự thay đổi lớn trong cách làm và tư duy của người dân. Trước đây chính quyền phải vận động, hỗ trợ cây giống trồng rừng nhưng người dân cũng không mặn mà, nhưng bây giờ bà con tự tìm nơi cung cấp giống có chất lượng, tự tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc và đặc biệt còn tự liên kết thành tổ hợp tác để bao tiêu sản phẩm. Hiện xã đã thành lập được ba tổ nhóm quế hữu cơ với trên 120 hộ thành viên tham gia, diện tích quế sản xuất theo quy trình hữu cơ gần 700 ha. Anh Đặng Tà Ton, Tổ trưởng tổ sản xuất quế hữu cơ thôn Làng Quỳ cho biết: Tổ sản xuất quế hữu cơ của thôn có 34 thành viên, các hộ thường xuyên trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất cây giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc quế. Đồng thời liên kết thu mua và sơ chế sản phẩm quế để cung cấp ra thị trường với mức giá cao nhất cho các thành viên, nhờ đó giá trị sản phẩm ngày càng được nâng lên, thu nhập của hộ thành viên cao hơn so với trước đây.
Nông dân xã Bản Cái chủ động gieo ươm giống cây quế
Hiện xã Bản Cái có trên 1.300 ha rừng trồng, trong đó diện tích trồng quế khoảng 1.100 ha, diện tích quế 10 năm tuổi trở lên 280 ha, diện tích quế trồng từ trên 5 năm tuổi 180 ha. Cây quế đã và đang đem lại nguồn thu ổn định, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn. Năm 2021, nhân dân trên địa bàn xã có tổng nguồn thu hơn 28 tỷ đồng từ cây quế. Hiện, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 12,1% (giảm 12,9% so với năm 2019), thu nhập bình quân đầu người đạt 28,3 triệu đồng (tăng 6 triệu đồng so với năm 2019).
Thời gian tới, cùng với vận động mở rộng diện tích đất trồng quế, chính quyền xã Bản Cái tiếp tục tuyên truyền, hỗ trợ nhân dân xây dựng và phát triển vùng quế hữu cơ, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Từ đó nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, tạo đầu ra ổn định, góp phần nâng cao thu nhập bền vững cho nhân dân.
Thời gian tới, cùng với vận động mở rộng diện tích đất trồng quế, chính quyền xã Bản Cái tiếp tục tuyên truyền, hỗ trợ nhân dân xây dựng và phát triển vùng quế hữu cơ, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Từ đó nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, tạo đầu ra ổn định, góp phần nâng cao thu nhập bền vững cho nhân dân.