Bảo Thắng: Gắn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn với xây dựng nông thôn mới
- Chủ nhật - 14/01/2018 21:42
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngay khi bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Bảo Thắng xác định một trong những yếu tố tiên quyết là tìm ra những giải pháp nâng cao thu nhập cho người nông dân. Phát huy tiềm năng, lợi thế, Bảo Thắng tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.
Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp
Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Thắng Trần Minh Sáng cho biết: huyện Bảo Thắng được đánh giá là vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất nông nghiệp một cách toàn diện. Từ lợi thế, Ðảng bộ, chính quyền huyện Bảo Thắng tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa để nâng cao giá trị thu được trên đơn vị diện tích. Huyện chỉ đạo giữ vững truyền thống thâm canh tăng năng suất lúa, bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn, đổi mới cơ cấu giống, cơ cấu mùa, đẩy mạnh sản xuất vụ đông trên đất lúa. Ðồng thời, ngành nông nghiệp huyện cũng khuyến khích áp dụng nhiều phương thức, cách làm để thay đổi tập quán thu hoạch lúa của nông dân, nhằm chống ô nhiễm môi trường.
Tại cơ sở, Ðảng ủy, chính quyền các địa phương chỉ đạo triển khai tích cực và có hiệu quả các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo lộ trình và tiến độ. Thực hiện tốt công tác quy hoạch vùng sản xuất lúa bảo đảm giữ vững an ninh lương thực, quy hoạch vùng chăn nuôi, thủy sản, vùng rau màu và các loại cây hàng hóa... gắn với quy hoạch nông thôn mới theo đúng tiêu chí do Chính phủ quy định. Kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong huyện đầu tư sản xuất hàng hóa chất lượng cao trong nông nghiệp như sản xuất rau sạch, sản xuất rau chất lượng cao, trang trại...
Trong năm 2017, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện đều đạt được kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp đảm bảo mùa vụ; trồng cây vụ đông, trồng chè được tích cực chỉ đạo thực hiện, đã hoàn thành trồng chè chất lượng cao năm 2017, trồng cây vụ đông được 992,7ha. Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá chất lượng cao, trong thời gian qua huyện Bảo Thắng đã đứng ra làm đầu mối liên kết giữa các đơn vị, doanh nghiệp với bà con nông dân. Đặc biệt là mô hình liên kết triển khai trồng cây khoai tây, dự án sản xuất rau, hoa Công nghệ cao. Lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn huyện phát triển tương đối ổn định. Thực hiện tốt công tác kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y, công tác tiêm phòng từng bước được củng cố và tăng cường.
Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Thắng Trần Minh Sáng cho biết: huyện Bảo Thắng được đánh giá là vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất nông nghiệp một cách toàn diện. Từ lợi thế, Ðảng bộ, chính quyền huyện Bảo Thắng tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa để nâng cao giá trị thu được trên đơn vị diện tích. Huyện chỉ đạo giữ vững truyền thống thâm canh tăng năng suất lúa, bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn, đổi mới cơ cấu giống, cơ cấu mùa, đẩy mạnh sản xuất vụ đông trên đất lúa. Ðồng thời, ngành nông nghiệp huyện cũng khuyến khích áp dụng nhiều phương thức, cách làm để thay đổi tập quán thu hoạch lúa của nông dân, nhằm chống ô nhiễm môi trường.
Tại cơ sở, Ðảng ủy, chính quyền các địa phương chỉ đạo triển khai tích cực và có hiệu quả các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo lộ trình và tiến độ. Thực hiện tốt công tác quy hoạch vùng sản xuất lúa bảo đảm giữ vững an ninh lương thực, quy hoạch vùng chăn nuôi, thủy sản, vùng rau màu và các loại cây hàng hóa... gắn với quy hoạch nông thôn mới theo đúng tiêu chí do Chính phủ quy định. Kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong huyện đầu tư sản xuất hàng hóa chất lượng cao trong nông nghiệp như sản xuất rau sạch, sản xuất rau chất lượng cao, trang trại...
Trong năm 2017, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện đều đạt được kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp đảm bảo mùa vụ; trồng cây vụ đông, trồng chè được tích cực chỉ đạo thực hiện, đã hoàn thành trồng chè chất lượng cao năm 2017, trồng cây vụ đông được 992,7ha. Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá chất lượng cao, trong thời gian qua huyện Bảo Thắng đã đứng ra làm đầu mối liên kết giữa các đơn vị, doanh nghiệp với bà con nông dân. Đặc biệt là mô hình liên kết triển khai trồng cây khoai tây, dự án sản xuất rau, hoa Công nghệ cao. Lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn huyện phát triển tương đối ổn định. Thực hiện tốt công tác kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y, công tác tiêm phòng từng bước được củng cố và tăng cường.
Trang trại vịt trời của anh Trịnh Văn Mỹ ở xã Sơn Hải – Bảo Thắng
Chú trọng các cơ chế chính sách gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn
Nhờ có sự quan tâm, chú trọng các cơ chế chính sách gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng bộ, chính quyền các cấp, đẩy mạnh phát triển các mô hình chăn nuôi liên kết với các đơn vị bao tiêu sản phẩm. Hiện nay, toàn huyện đang duy trì 252 trang trại, trong đó 66 trang trại lợn; 85 trang trại gia cầm, 92 trang trại chăn nuôi gà, lợn; 01 trang trại chăn nuôi đại gia súc trâu, bò; 5 trang trại tổng hợp; 3 trang trại thủy sản. Tính đến thời điểm này, toàn huyện có tổng đàn trâu gần 12 nghìn con, đạt trên 99% KH tỉnh; đàn bò 1.190 con, đạt 100% KH tỉnh, tăng so CK năm 2016; đàn lợn 155.000 con, đạt trên 90 % KH tỉnh; tăng gần 25 nghìn con so CK năm 2016; đàn gia cầm 1.365 triệu con, đạt trên 86 % KH tỉnh, tăng trên 228 nghìn con so CK năm 2016. Diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 719 ha, đạt 100% KH, tăng 19 ha so CK năm 2016. Năng suất ước đạt trên 27tạ/ha; sản lượng thủy sản ước đạt 1.885 tấn, đạt trên 94 % KH, tăng 10 tấn so CK năm 2016. Đối với sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định, tăng 22,25% so CK. Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được những kết quả phấn khởi. Kết quả số hộ nghèo trên địa bàn huyện đến thời điểm này giảm là 1.654 hộ, tỷ lệ giảm 6,9% đạt 126,9% KH tỉnh, đạt 119,4% KH huyện phấn đấu. Số hộ nghèo còn lại là 4.348 hộ, chiếm tỷ lệ 14,4%, số hộ cận nghèo là 3.980 hộ, tỷ lệ 13,18%.
Đặc biệt, thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, kết cấu hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện từng bước được cải thiện; hệ thống giao thông nông thôn, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa,... được tu sửa, xây dựng mới đạt chuẩn Quốc gia, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Ngoài ra, huyện chú trọng thực hiện các cơ chế chính sách gắn với huy động các nguồn lực trong cộng đồng để xây dựng các tiêu chí chuẩn văn hóa theo kế hoạch; Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đặc biệt là không ngừng đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy, chất lượng cán bộ công chức, xây dựng lề lối làm việc khoa học, hiệu quả. Đẩy mạnh học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Công khai, minh bạch, tinh gọn các thủ tục hành chính, giảm hội họp. Thường xuyên quan tâm giải quyết các vấn đề về tôn giáo và hoạt động của các tổ chức cơ sở tôn giáo, góp phần đưa huyện bảo Thắng sớm hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Nhờ có sự quan tâm, chú trọng các cơ chế chính sách gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng bộ, chính quyền các cấp, đẩy mạnh phát triển các mô hình chăn nuôi liên kết với các đơn vị bao tiêu sản phẩm. Hiện nay, toàn huyện đang duy trì 252 trang trại, trong đó 66 trang trại lợn; 85 trang trại gia cầm, 92 trang trại chăn nuôi gà, lợn; 01 trang trại chăn nuôi đại gia súc trâu, bò; 5 trang trại tổng hợp; 3 trang trại thủy sản. Tính đến thời điểm này, toàn huyện có tổng đàn trâu gần 12 nghìn con, đạt trên 99% KH tỉnh; đàn bò 1.190 con, đạt 100% KH tỉnh, tăng so CK năm 2016; đàn lợn 155.000 con, đạt trên 90 % KH tỉnh; tăng gần 25 nghìn con so CK năm 2016; đàn gia cầm 1.365 triệu con, đạt trên 86 % KH tỉnh, tăng trên 228 nghìn con so CK năm 2016. Diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 719 ha, đạt 100% KH, tăng 19 ha so CK năm 2016. Năng suất ước đạt trên 27tạ/ha; sản lượng thủy sản ước đạt 1.885 tấn, đạt trên 94 % KH, tăng 10 tấn so CK năm 2016. Đối với sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định, tăng 22,25% so CK. Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được những kết quả phấn khởi. Kết quả số hộ nghèo trên địa bàn huyện đến thời điểm này giảm là 1.654 hộ, tỷ lệ giảm 6,9% đạt 126,9% KH tỉnh, đạt 119,4% KH huyện phấn đấu. Số hộ nghèo còn lại là 4.348 hộ, chiếm tỷ lệ 14,4%, số hộ cận nghèo là 3.980 hộ, tỷ lệ 13,18%.
Đặc biệt, thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, kết cấu hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện từng bước được cải thiện; hệ thống giao thông nông thôn, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa,... được tu sửa, xây dựng mới đạt chuẩn Quốc gia, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Ngoài ra, huyện chú trọng thực hiện các cơ chế chính sách gắn với huy động các nguồn lực trong cộng đồng để xây dựng các tiêu chí chuẩn văn hóa theo kế hoạch; Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đặc biệt là không ngừng đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy, chất lượng cán bộ công chức, xây dựng lề lối làm việc khoa học, hiệu quả. Đẩy mạnh học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Công khai, minh bạch, tinh gọn các thủ tục hành chính, giảm hội họp. Thường xuyên quan tâm giải quyết các vấn đề về tôn giáo và hoạt động của các tổ chức cơ sở tôn giáo, góp phần đưa huyện bảo Thắng sớm hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở địa phương.