Bát Xát phát triển du lịch đặc thù
- Thứ năm - 28/05/2020 14:37
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bát Xát có nguồn tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn, hệ sinh thái phong phú đa dạng, khí hậu trong lành, nhiều cảnh quan thiên nhiên cùng với các tài nguyên nhân văn thuận lợi để phát triển du lịch. Để thúc đẩy du lịch – dịch vụ trên địa bàn, những năm gần đây, địa phương đang tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng, tạo đà cho kinh tế du lịch phát triển, xây dựng nông thôn mới vững chắc tại địa phương.
Hiện, Bát Xát có 8 tuyến, điểm du lịch, và đang đề nghị công nhận thêm 3 điểm gồm: Đỉnh Lảo Thẩn, đỉnh Ky Quan San, Cột cờ Lũng Pô. Bên cạnh đó, huyện còn phát triển các loại hình du lịch đặc trưng như: Leo núi, Du lịch Nông nghiệp, trải nghiệm văn hóa... và đẩy mạnh tìm kiếm các tiềm năng, bước đầu đưa vào khai thác các tiềm năng du lịch mới gồm: Thác Ong Chúa, Thác Rồng, đỉnh Pu Ta Leng, Đường đá cổ PaVi...
Dù bay là một sản phẩm du lịch mới tại Bát Xát
Những năm gần đây, Bát Xát trở thành điểm du lịch lý tưởng cho những người đam mê khám phá loại hình du lịch leo núi. Trên địa bàn huyện Bát Xát không chỉ có đỉnh Ky Quan San, mà còn hai đỉnh núi cao khác cũng đang là điểm đến “hút” các đoàn khách leo núi là đỉnh Lảo Thẩn (2.860 m) và đỉnh Nhìu Cù San (2.965 m) thuộc xã Y Tý. Những năm trở lại đây, vào Lễ hội mùa Thu, Bát Xát đều tổ chức giải leo núi chinh phục đỉnh Lào Thẩn, thu hút hàng trăm vận động viên và hàng nghìn du khách.
Bảo tồn và phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc sẽ tạo ra môi trường lành mạnh cho kinh tế - xã hội phát triển, vì vậy Bát Xát đã xây dựng Đề án “Phát triển Du lịch gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Bát Xát giai đoạn 2020-2025”. Hiện, Bát Xát có 35 cơ sở lưu trú du lịch. Trong đó những cơ sở thu hút du khách nhất chính là những homestay với kiến trúc Hà Nhì của người dân tại khu vực xã Y Tý. Anh Ly Xá Xuy, chủ Homestay Y Ty Clouds chia sẻ: Là một người trẻ làm du lịch, tôi đã lựa chọn xây dựng khu lưu trú cho khách với kiến trúc, không gian là của người Hà Nhì. Không gian này thu hút du khách bởi sự độc đáo, mới lạ nhưng chúng tôi cũng lưu giữ được nét văn hóa của dân tộc mình.
Bảo tồn và phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc sẽ tạo ra môi trường lành mạnh cho kinh tế - xã hội phát triển, vì vậy Bát Xát đã xây dựng Đề án “Phát triển Du lịch gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Bát Xát giai đoạn 2020-2025”. Hiện, Bát Xát có 35 cơ sở lưu trú du lịch. Trong đó những cơ sở thu hút du khách nhất chính là những homestay với kiến trúc Hà Nhì của người dân tại khu vực xã Y Tý. Anh Ly Xá Xuy, chủ Homestay Y Ty Clouds chia sẻ: Là một người trẻ làm du lịch, tôi đã lựa chọn xây dựng khu lưu trú cho khách với kiến trúc, không gian là của người Hà Nhì. Không gian này thu hút du khách bởi sự độc đáo, mới lạ nhưng chúng tôi cũng lưu giữ được nét văn hóa của dân tộc mình.
Không gian văn hóa Hà Nhì tại Choản Thèn thu hút du khách
Những năm qua, cơ bản các xã trên địa bàn huyện đã tổ chức được các Lễ hội, ngày hội văn hóa thể thao, các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao theo kế hoạch, tạo không khí phấn khởi cho nhân dân trên địa bàn các xã (Trung Lèng Hồ, Dền Thàng, Sàng Ma Sáo đã phối hợp tổ chức tốt ngày hội Văn hóa dân tộc HMông mang đậm nét văn hóa truyền thống); các hoạt động thể dục thể thao được tổ chức sôi nổi (Cốc Mỳ, Trịnh Tường, Bản Qua); Ngày hội văn hóa thể thao dân tộc (ở các xã Nậm Chạc, A Mú Sung, Thị Trấn, Nậm Pung, Mường Vi). Nổi bật là các lễ hội hàng năm như: Lễ hội Xuống Đồng thu hút trên 2.500 người tham gia, Lễ hội Pút Tồng trên 1.500 người, Lễ hội Văn hóa, ẩm thực thu hút trên 8.000 lượt người tham gia. Hiện, Bát Xát đang phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện Dự án bảo tồn làng truyền thống dân tộc Hà Nhì gắn với phát triển du lịch tại thôn Choản Thèn, xã Y Tý.
Nhờ những định hướng đúng đắn trong việc lựa chọn những loại hình du lịch đặc thù để thu hút du khách đến với địa phương, trong giai đoạn 2016-2020, huyện Bát Xát đã đón trên 143 nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan, khám phá (tăng 43% so với mục tiêu Đề án giai đoạn 2016-2020) Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 67.1 tỷ đồng. Hiện, tổng số lao động trực tiếp và gián tiếp trong lĩnh vực du lịch khoảng 280 lao động chủ yếu làm việc tại các nhà nghỉ, homestay và người dân mang vác đồ cho khách leo núi.
Thời gian qua, các hoạt động quảng bá du lịch được đẩy mạnh và có hiệu quả qua các phương tiện đại chúng, các phương tiện truyền thông, các App du lịch thông tin, các sự kiện... thu hút đông đảo lượng khách biết và tham quan Bát Xát. Cơ sở hạ tầng giao thông từng bước được cải thiện, tuyến đường Trịnh Tường - Y Tý được nâng cấp đáp ứng nhu cầu di chuyển của du khách theo hướng từ Thành phố Lào Cai; tuyến đường Sa Pa - Y Tý cũng đã được tu sửa và dự kiến được nâng cấp trong giai đoạn tới nhằm đáp ứng nhu cầu của nguồn khách rất lớn từ hướng Sa Pa.
Ông Hoàng Công Kiều, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Bát Xát chia sẻ: Từ những lợi thế mà Bát Xát đang có để phát triển du lịch, sau khi dịch bệnh Covid- 19 qua đi, Bát Xát sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch mới. Trong đó, du lịch nông nghiệp là một sản phẩm hứa hẹn tạo ra nhiều điều thú vị để thu hút du khách và thay đổi cuộc sống của người dân. Chúng tôi đang có ý tưởng mở loại hình du lịch này từ tiềm năng sẵn có tại địa phương như đồi chè ở Mường Hum, Y Tý gắn với cây dược liệu và rau sạch. Bên cạnh du lịch leo núi và các sản phẩm du lịch về văn hóa thì thời gian tới, du lịch nông nghiệp tại Bát Xát sẽ là một sản phẩm mới tạo ra giá trị bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây.
Nhờ những định hướng đúng đắn trong việc lựa chọn những loại hình du lịch đặc thù để thu hút du khách đến với địa phương, trong giai đoạn 2016-2020, huyện Bát Xát đã đón trên 143 nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan, khám phá (tăng 43% so với mục tiêu Đề án giai đoạn 2016-2020) Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 67.1 tỷ đồng. Hiện, tổng số lao động trực tiếp và gián tiếp trong lĩnh vực du lịch khoảng 280 lao động chủ yếu làm việc tại các nhà nghỉ, homestay và người dân mang vác đồ cho khách leo núi.
Thời gian qua, các hoạt động quảng bá du lịch được đẩy mạnh và có hiệu quả qua các phương tiện đại chúng, các phương tiện truyền thông, các App du lịch thông tin, các sự kiện... thu hút đông đảo lượng khách biết và tham quan Bát Xát. Cơ sở hạ tầng giao thông từng bước được cải thiện, tuyến đường Trịnh Tường - Y Tý được nâng cấp đáp ứng nhu cầu di chuyển của du khách theo hướng từ Thành phố Lào Cai; tuyến đường Sa Pa - Y Tý cũng đã được tu sửa và dự kiến được nâng cấp trong giai đoạn tới nhằm đáp ứng nhu cầu của nguồn khách rất lớn từ hướng Sa Pa.
Ông Hoàng Công Kiều, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Bát Xát chia sẻ: Từ những lợi thế mà Bát Xát đang có để phát triển du lịch, sau khi dịch bệnh Covid- 19 qua đi, Bát Xát sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch mới. Trong đó, du lịch nông nghiệp là một sản phẩm hứa hẹn tạo ra nhiều điều thú vị để thu hút du khách và thay đổi cuộc sống của người dân. Chúng tôi đang có ý tưởng mở loại hình du lịch này từ tiềm năng sẵn có tại địa phương như đồi chè ở Mường Hum, Y Tý gắn với cây dược liệu và rau sạch. Bên cạnh du lịch leo núi và các sản phẩm du lịch về văn hóa thì thời gian tới, du lịch nông nghiệp tại Bát Xát sẽ là một sản phẩm mới tạo ra giá trị bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây.