Cần giải pháp xử lý rác thải ở nông thôn
- Thứ hai - 23/07/2018 13:53
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Theo ông Bùi Công Khanh, Phó Chánh văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh, thực hiện tiêu chí môi trường, những năm qua, việc quản lý, xử lý rác thải tại nông thôn đã được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, tại nông thôn, từ khâu thu gom cho tới xử lý rác vẫn còn nhiều khó khăn.
Tại khu vực nông thôn, các xã vùng cao của tỉnh không khó để nhận thấy rác thải sinh hoạt được vứt bừa bãi ven đường, các khe, suối… đều có rác từ túi ni lông tới rác thải xây dựng, rác sau sản xuất nông, lâm nghiệp … Tại nhiều địa phương, rác thải được đổ khắp nơi ngay gần khu vực sinh sống của người dân. Thậm chí, có những nơi rác thải được tập kết với khối lượng lớn nhưng không được xử lý dẫn đến ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan nông thôn. Việc xử lý rác thải tại khu vực nông thôn vẫn đang là một bài toán nan giải, bởi vậy, tiêu chí môi trường trong bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới được coi là một trong những tiêu chí khó thực hiện nhất.
Tại nông thôn, rác chủ yếu được người dân tự tập kết và xử lí bằng hình thức chôn, đốt.
Hiện nay, việc thu gom rác để xử lý mới chỉ được thực hiện tại trung tâm huyện, các xã, thị trấn có dân cư đông. Các xã còn lại việc thu gom rác phụ thuộc lớn vào công tác tuyên truyền đến ý thức của từng hộ gia đình. Các hộ dân tự đào hố rác gần nhà, xử lý bằng cách chôn, đốt. Vẫn còn nhiều hộ dân chưa có hố rác gia đình, rác thải sinh hoạt được xả trực tiếp ra ngoài tự nhiên, dẫn đến việc thu gom rác tại nông thôn trở nên khó khăn. Rác thải sinh hoạt hầu hết là túi ni lông, chai nhựa, kim loại nên rất khó phân hủy, tồn tại rất lâu trong môi trường. Ngoài rác thải sinh hoạt, hầu hết rác thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp như chất thải chăn nuôi, phụ phẩm sau khi thu hoạch cũng được xả trực tiếp ra môi trường mà không có biện pháp xử lý. Nếu như các loại rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng gây mất mỹ quan nông thôn thì rác thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp lại tiềm ẩn trong đó nguy cơ ô nhiễm môi trường với mùi hôi khó chịu, là nơi lưu trú cho các mầm bệnh gây hại đến sức khỏe con người.
So với nhiều năm trước, việc thu gom rác thải đã được sự quan tâm từ các cấp chính quyền đến các hộ dân. Một số địa phương đã áp dụng các biện pháp thu gom rác thải sinh hoạt, phần lớn do người dân tự tổ chức thu gom về nơi tập kết rồi xử lí bằng phương pháp chôn, đốt. Tại một số xã, các điểm thu gom rác theo hình thức “lò đốt rác” tập trung được thực hiện nhằm nâng cao hoạt động xử lý rác thải tại nông thôn. Anh Lý Quang Vinh, thôn Nậm Rúp, xã Thanh Bình (Mường Khương) cho biết: “Xã Thanh Bình có gần 20 lò đốt rác được phân bố tại các điểm dân cư, trung tâm các thôn. Thôn chúng tôi cũng được hỗ trợ xây một lò đốt rác để người dân tập kết rác rồi đợi ngày nắng ráo sẽ tiến hành đốt”.
Không riêng xã Thanh Bình, nhiều địa phương khác cũng sử dụng hình thức tập kết rác tại các lò đốt rác và đây được cho là một phương án tối ưu, hợp lý để xử lý rác thải. Thế nhưng, việc thu gom và xử lý rác thải tại nông thôn, đặc biệt tại khu vực vùng cao còn nhiều khó khăn với phương tiện, hình thức thu gom còn rất thô sơ. Cá biệt, cũng có nhiều lò đốt rác được xây lên nhưng lại không được hoạt động do việc thu gom không thường xuyên. Do đó, tỷ lệ thu gom chưa đáp ứng nhu cầu, nên rác vẫn hiện hữu nơi công cộng, đường giao thông, sông, suối...
So với nhiều năm trước, việc thu gom rác thải đã được sự quan tâm từ các cấp chính quyền đến các hộ dân. Một số địa phương đã áp dụng các biện pháp thu gom rác thải sinh hoạt, phần lớn do người dân tự tổ chức thu gom về nơi tập kết rồi xử lí bằng phương pháp chôn, đốt. Tại một số xã, các điểm thu gom rác theo hình thức “lò đốt rác” tập trung được thực hiện nhằm nâng cao hoạt động xử lý rác thải tại nông thôn. Anh Lý Quang Vinh, thôn Nậm Rúp, xã Thanh Bình (Mường Khương) cho biết: “Xã Thanh Bình có gần 20 lò đốt rác được phân bố tại các điểm dân cư, trung tâm các thôn. Thôn chúng tôi cũng được hỗ trợ xây một lò đốt rác để người dân tập kết rác rồi đợi ngày nắng ráo sẽ tiến hành đốt”.
Không riêng xã Thanh Bình, nhiều địa phương khác cũng sử dụng hình thức tập kết rác tại các lò đốt rác và đây được cho là một phương án tối ưu, hợp lý để xử lý rác thải. Thế nhưng, việc thu gom và xử lý rác thải tại nông thôn, đặc biệt tại khu vực vùng cao còn nhiều khó khăn với phương tiện, hình thức thu gom còn rất thô sơ. Cá biệt, cũng có nhiều lò đốt rác được xây lên nhưng lại không được hoạt động do việc thu gom không thường xuyên. Do đó, tỷ lệ thu gom chưa đáp ứng nhu cầu, nên rác vẫn hiện hữu nơi công cộng, đường giao thông, sông, suối...
Người dân xã Quang Kim (Bát Xát) tổ chức quét dọn, thu gom rác hàng tuần.
Bên cạnh nỗ lực thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, việc đưa các mô hình chăn nuôi, trồng trọt gắn với bảo vệ môi trường ứng dụng vào sản xuất tại nông thôn cũng góp phần không nhỏ trong cải thiện vấn đề môi trường. Các mô hình như chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học, mô hình khí sinh học hay trồng trọt kết hợp chăn nuôi để xử lý toàn diện chất thải… đã mang lại những thay đổi tích cực trong việc bảo vệ môi trường nông thôn. Gia đình bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, thôn Hòa Lạc, xã Gia Phú (Bảo Thắng) có kinh nghiệm chăn nuôi lợn hàng chục năm nay. Cách đây 4 năm, bà Huyền đầu tư hệ thống bể biogas để xử lý chất thải chăn nuôi. Bà Huyền chia sẻ: “Dân cư ngày càng đông, sống ở gần nhau nên với lượng chất thải chăn nuôi lớn, nếu không xử lý sẽ rất hôi thối, ảnh hưởng đến những hộ xung quanh. Đầu tư hệ thống biogas, chất thải được xử lý để tạo khí đốt, không gây mùi hôi như trước đây, môi trường xung quanh cũng sạch sẽ hơn rất nhiều”.
Có thể nói, việc thu gom và xử lý rác thải tại nông thôn phụ thuộc rất lớn vào ý thức của người dân. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thu gom và xử lí rác thải chưa triệt để, nhưng chủ yếu là do nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, ý thức về bảo vệ môi trường trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người dân chưa cao. Về khách quan, khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn trong về cơ sở hạ tầng, bãi rác tập trung chưa có hoặc ở cách quá xa khu dân cư, phương tiện thu gom rác chưa được đầu tư trong khi nhu cầu xử lý rác thải ngày càng cao do sức ép từ gia tăng dân số. Để thực hiện tốt tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương đưa vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn trở thành phong trào thi đua với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội nông dân… gắn vào các chương trình như Ngày thứ 7 tình nguyện, Chủ nhật xanh.
Ông Bùi Công Khanh, Phó Chánh văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh đánh giá: Thời gian qua, việc thực hiện thu gom rác thải khu vực nông thôn đã đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần cải thiện môi trường.Tuy nhiên, vấn đề thu gom rác như thế nào và hướng xử lí rác ra sao cho triệt để vẫn là một bài toán khó với nông thôn hiện nay.
Có thể nói, việc thu gom và xử lý rác thải tại nông thôn phụ thuộc rất lớn vào ý thức của người dân. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thu gom và xử lí rác thải chưa triệt để, nhưng chủ yếu là do nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, ý thức về bảo vệ môi trường trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người dân chưa cao. Về khách quan, khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn trong về cơ sở hạ tầng, bãi rác tập trung chưa có hoặc ở cách quá xa khu dân cư, phương tiện thu gom rác chưa được đầu tư trong khi nhu cầu xử lý rác thải ngày càng cao do sức ép từ gia tăng dân số. Để thực hiện tốt tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương đưa vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn trở thành phong trào thi đua với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội nông dân… gắn vào các chương trình như Ngày thứ 7 tình nguyện, Chủ nhật xanh.
Ông Bùi Công Khanh, Phó Chánh văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh đánh giá: Thời gian qua, việc thực hiện thu gom rác thải khu vực nông thôn đã đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần cải thiện môi trường.Tuy nhiên, vấn đề thu gom rác như thế nào và hướng xử lí rác ra sao cho triệt để vẫn là một bài toán khó với nông thôn hiện nay.