Đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn
- Thứ sáu - 25/11/2022 16:29
- In ra
- Đóng cửa sổ này
“Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn từ nay đến năm 2025 chính là tiếp tục tập trung đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn, đặc biệt tại các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa nhiều khó khăn. Việc đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn góp phần không nhỏ trong tạo động lực để các địa phương phát triển kinh tế, xã hội” – ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Lào Cai cho biết.
Xây dựng nông thôn mới là một trong những chương trình trọng tâm, trọng điểm có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển văn hóa, xã hội của tỉnh nói chung và khu vực nông thôn nói riêng. Toàn tỉnh hiện có 62/127 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đặc biệt, tỉnh đã có 2 đơn vị cấp huyện đạt tiêu chuẩn nông thôn mới là thành phố Lào Cai và huyện Bảo Thắng.
Một trong những kết quả nổi bật nhất của Lào Cai khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng này chính là hạ tầng khu vực nông thôn được đầu tư xây dựng đồng bộ. Các công trình như đường giao thông, nhà văn hóa, trường học, trạm y tế, hệ thống điện, thủy lợi, nước sạch được đầu tư, nâng cấp. Điều đó đã góp phần tạo nên một diện mạo hoàn toàn mới cho khu vực nông thôn Lào Cai.
Một trong những thành tựu rõ ràng nhất chính là hạ tầng giao thông giao thông. Hơn 10 năm qua, việc phát triển hệ thống giao thông nông thôn được quan tâm đầu tư phát triển đồng bộ. Toàn tỉnh triển khai thực hiện được gần 7.000 km đường giao thông nông thôn, trong đó bê tông xi măng là gần 4.000 km, rải cấp phối gần 2.000km; mở mới hơn 1.000 km. Đến nay, 100% số xã có đường giao thông được rải nhựa hoặc đổ bê tông đến trung tâm xã; 100% các thôn, bản có đường tới trung tâm thôn với khoảng 98% số thôn bản có đường đi lại thuận tiện bốn mùa. Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2022, các địa phương đã triển khai thực hiện 311 danh mục công trình, trong đó có 97 danh mục công trình chuyển tiếp từ năm 2021 sang và đã bàn giao đưa vào sử dụng 47 công trình; 323 công trình giao năm 2022 hiện nay các địa phương đã chủ động lập hồ sơ thiết kế và xây dựng dự toán. Bên cạnh đó, công tác triển khai làm mới, duy tu bảo dưỡng các công trình sau đầu tư đã được các địa phương thường xuyên kiểm tra, rà soát, kịp thời làm mới, duy tu, sửa chữa để các công trình hoạt động hiệu quả. Có thể nói, những tuyến đường giao thông nông thôn được đầu tư đã mang về một “cuộc cách mạng” trong việc tạo nên một diện mạo mới cho nông thôn Lào Cai.
Cách đây hơn 5 năm, tuyến đường thôn Cốc Cái, xã Lùng Vai là một con đường đất, người dân chỉ có thể chạy xe những ngày nắng, đường khô ráo. Vào mùa mưa, con đường trở nên lầy lội, trơn trượt, người dân thường phải đi ủng khi qua tuyến đường này. Khi được đầu tư rải nhựa tuyến đường chính, đổ bê tông những tuyến đường trong thôn thì người dân nơi đây “mừng như mở hội”.
Ông Chang Văn Thắng, trưởng thôn Cốc Cái chia sẻ: Người dân trong thôn chủ yếu trồng chè, trước đây những ngày mưa gió không dùng xe máy vận chuyển chè được thường phải gùi trên lưng đến điểm thu mua mất nhiều thời gian và công sức. Từ ngày tuyến đường được đầu tư xây dựng người dân đi lại dễ dàng, giao thương thuận tiện. Việc vận chuyển nông sản từ trong thôn ra những tuyến đường chính hay vận chuyển máy móc, vật liệu xây dựng vào thôn cũng dễ dàng hơn. Kinh tế phát triển, nhiều gia đình xây nhà mới khang trang, diện mạo thôn Cốc Cái cũng vì thế mà khởi sắc.
Để đảm bảo các điều kiện cho người dân phát triển sản xuất nông nghiệp, tiêu chí Thủy lợi cũng được quan tâm đầu tư. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có hơn 1.000 công trình thủy lợi với các đập, hồ chứa nước thủy lợi, hệ thống đập dâng kênh dẫn tự chảy và các tuyến kênh mương nhỏ lẻ nội đồng. Hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai phục vụ cung cấp nước tưới chủ động cho hơn 40.000 ha canh tác sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó, hệ thống điện nông thôn cũng luôn được quan tâm đầu tư, đến nay đã có 127/127 xã có điện lưới quốc gia; 124/127 xã đạt tiêu chí hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện; tỷ lệ thôn, bản có điện lưới quốc gia đạt 95,8%; tỷ lệ số hộ khu vực nông thôn được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 93,2%.
Ngoài ra, với tiêu chí Trường học, giai đoạn 2010- 2020, tỉnh đã đầu tư xây dựng, sửa chữa và nâng cấp trên 3.000 phòng học; hoàn thành mục tiêu xây dựng nhà công vụ giáo viên và nhà ở cho học sinh bán trú; 849 công trình nhà tắm - nhà vệ sinh cho các cơ sở giáo dục; 148 công trình nhà ăn - bếp... Đến nay 100% các cơ sở giáo dục đã có nhà lớp học kiên cố tại trường chính, không còn trường tạm, lớp tạm. Đây cũng có thể đánh giá là một sự đổi thay “nhảy vọt” đối với một tỉnh vùng cao khó khăn như Lào Cai. Nhiều trường vùng cao có cơ sở vật chất tốt, cảnh quan xanh, sach, đẹp cơ bản đảm bảo các điều kiện học tập gần tới mức các đô thị trung bình… Các tiêu chí về Cơ sở vật chất văn hóa; Hạ tầng thương mại nông thôn; Thông tin truyền thông; Nhà ở dân cư nông thôn cũng được quan tâm đầu tư với nhiều chính sách hỗ trợ để góp phần nâng cao chất lượng các tiêu chí, phục vụ đời sống của người dân nông thôn.
Ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Lào Cai đánh giá: Có thể nói, chương trình xây dựng nông thôn mới tại Lào Cai đã mang đến một “cuộc cách mạng” trong thay đổi hạ tầng khu vực nông thôn. Hơn 10 năm trước, những thôn, bản vùng cao đời sống rất khó khăn, đời sống gần như tách biệt với các khu vực đô thị. Việc hạ tầng nông thôn được đầu tư, trong đó nổi bật nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn đã góp phần không nhỏ trong việc kết nối, kéo gần hơn khoảng cách giữa đô thị và nông thôn. Đến thời điểm này, hạ tầng khu vực nông thôn căn bản đã được đầu tư đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển kinh tế, xã hội, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thực hiện tiêu chí Trường học, cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động giáo dục được đầu tư xây dựng. Trong ảnh: Trường TPDTBT Tiểu học và THCS Lùng Cải (Bắc Hà).
Xây dựng nông thôn mới là một trong những chương trình trọng tâm, trọng điểm có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển văn hóa, xã hội của tỉnh nói chung và khu vực nông thôn nói riêng. Toàn tỉnh hiện có 62/127 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đặc biệt, tỉnh đã có 2 đơn vị cấp huyện đạt tiêu chuẩn nông thôn mới là thành phố Lào Cai và huyện Bảo Thắng.
Một trong những kết quả nổi bật nhất của Lào Cai khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng này chính là hạ tầng khu vực nông thôn được đầu tư xây dựng đồng bộ. Các công trình như đường giao thông, nhà văn hóa, trường học, trạm y tế, hệ thống điện, thủy lợi, nước sạch được đầu tư, nâng cấp. Điều đó đã góp phần tạo nên một diện mạo hoàn toàn mới cho khu vực nông thôn Lào Cai.
Một trong những thành tựu rõ ràng nhất chính là hạ tầng giao thông giao thông. Hơn 10 năm qua, việc phát triển hệ thống giao thông nông thôn được quan tâm đầu tư phát triển đồng bộ. Toàn tỉnh triển khai thực hiện được gần 7.000 km đường giao thông nông thôn, trong đó bê tông xi măng là gần 4.000 km, rải cấp phối gần 2.000km; mở mới hơn 1.000 km. Đến nay, 100% số xã có đường giao thông được rải nhựa hoặc đổ bê tông đến trung tâm xã; 100% các thôn, bản có đường tới trung tâm thôn với khoảng 98% số thôn bản có đường đi lại thuận tiện bốn mùa. Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2022, các địa phương đã triển khai thực hiện 311 danh mục công trình, trong đó có 97 danh mục công trình chuyển tiếp từ năm 2021 sang và đã bàn giao đưa vào sử dụng 47 công trình; 323 công trình giao năm 2022 hiện nay các địa phương đã chủ động lập hồ sơ thiết kế và xây dựng dự toán. Bên cạnh đó, công tác triển khai làm mới, duy tu bảo dưỡng các công trình sau đầu tư đã được các địa phương thường xuyên kiểm tra, rà soát, kịp thời làm mới, duy tu, sửa chữa để các công trình hoạt động hiệu quả. Có thể nói, những tuyến đường giao thông nông thôn được đầu tư đã mang về một “cuộc cách mạng” trong việc tạo nên một diện mạo mới cho nông thôn Lào Cai.
Cách đây hơn 5 năm, tuyến đường thôn Cốc Cái, xã Lùng Vai là một con đường đất, người dân chỉ có thể chạy xe những ngày nắng, đường khô ráo. Vào mùa mưa, con đường trở nên lầy lội, trơn trượt, người dân thường phải đi ủng khi qua tuyến đường này. Khi được đầu tư rải nhựa tuyến đường chính, đổ bê tông những tuyến đường trong thôn thì người dân nơi đây “mừng như mở hội”.
Ông Chang Văn Thắng, trưởng thôn Cốc Cái chia sẻ: Người dân trong thôn chủ yếu trồng chè, trước đây những ngày mưa gió không dùng xe máy vận chuyển chè được thường phải gùi trên lưng đến điểm thu mua mất nhiều thời gian và công sức. Từ ngày tuyến đường được đầu tư xây dựng người dân đi lại dễ dàng, giao thương thuận tiện. Việc vận chuyển nông sản từ trong thôn ra những tuyến đường chính hay vận chuyển máy móc, vật liệu xây dựng vào thôn cũng dễ dàng hơn. Kinh tế phát triển, nhiều gia đình xây nhà mới khang trang, diện mạo thôn Cốc Cái cũng vì thế mà khởi sắc.
Đường giao thông nông thôn tại Mường Khương được đầu tư xây dựng, người dân đi lại thuận tiện.
Để đảm bảo các điều kiện cho người dân phát triển sản xuất nông nghiệp, tiêu chí Thủy lợi cũng được quan tâm đầu tư. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có hơn 1.000 công trình thủy lợi với các đập, hồ chứa nước thủy lợi, hệ thống đập dâng kênh dẫn tự chảy và các tuyến kênh mương nhỏ lẻ nội đồng. Hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai phục vụ cung cấp nước tưới chủ động cho hơn 40.000 ha canh tác sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó, hệ thống điện nông thôn cũng luôn được quan tâm đầu tư, đến nay đã có 127/127 xã có điện lưới quốc gia; 124/127 xã đạt tiêu chí hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện; tỷ lệ thôn, bản có điện lưới quốc gia đạt 95,8%; tỷ lệ số hộ khu vực nông thôn được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 93,2%.
Ngoài ra, với tiêu chí Trường học, giai đoạn 2010- 2020, tỉnh đã đầu tư xây dựng, sửa chữa và nâng cấp trên 3.000 phòng học; hoàn thành mục tiêu xây dựng nhà công vụ giáo viên và nhà ở cho học sinh bán trú; 849 công trình nhà tắm - nhà vệ sinh cho các cơ sở giáo dục; 148 công trình nhà ăn - bếp... Đến nay 100% các cơ sở giáo dục đã có nhà lớp học kiên cố tại trường chính, không còn trường tạm, lớp tạm. Đây cũng có thể đánh giá là một sự đổi thay “nhảy vọt” đối với một tỉnh vùng cao khó khăn như Lào Cai. Nhiều trường vùng cao có cơ sở vật chất tốt, cảnh quan xanh, sach, đẹp cơ bản đảm bảo các điều kiện học tập gần tới mức các đô thị trung bình… Các tiêu chí về Cơ sở vật chất văn hóa; Hạ tầng thương mại nông thôn; Thông tin truyền thông; Nhà ở dân cư nông thôn cũng được quan tâm đầu tư với nhiều chính sách hỗ trợ để góp phần nâng cao chất lượng các tiêu chí, phục vụ đời sống của người dân nông thôn.
Ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Lào Cai đánh giá: Có thể nói, chương trình xây dựng nông thôn mới tại Lào Cai đã mang đến một “cuộc cách mạng” trong thay đổi hạ tầng khu vực nông thôn. Hơn 10 năm trước, những thôn, bản vùng cao đời sống rất khó khăn, đời sống gần như tách biệt với các khu vực đô thị. Việc hạ tầng nông thôn được đầu tư, trong đó nổi bật nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn đã góp phần không nhỏ trong việc kết nối, kéo gần hơn khoảng cách giữa đô thị và nông thôn. Đến thời điểm này, hạ tầng khu vực nông thôn căn bản đã được đầu tư đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển kinh tế, xã hội, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.