Hội thảo về định hướng quản lý, sử dụng nguồn vốn sự nghiệp để hỗ trợ phát triển du lịch nông thôn (DLNT) trong xây dựng nông thôn mới
- Thứ hai - 20/12/2021 08:47
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hội thảo về định hướng quản lý, sử dụng nguồn vốn sự nghiệp để hỗ trợ phát triển du lịch nông thôn (DLNT) thuộc Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 – 2025 vừa được Văn phòng điều phối NTM Trung ương (Bộ NNPTNT) phối hợp với Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL) tổ chức.
Ông Nguyễn Minh Tiến Chánh Văn phòng điều phối NTM Trung ương và ông Nguyễn Lê Phúc, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Du lịch chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo còn có lãnh đạo và chuyên viên các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, Sở Tài chính và Văn phòng Điều phối nông thôn mới các tỉnh trong đó có Lào Cai.
Theo ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, thực tiễn từ các địa phương cho thấy tiềm năng, nhu cầu mong muốn phát triển du lịch nông thôn từ những mô hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp… rất lớn và là xu thế tất yếu. Nhưng đến thời điểm này, hầu hết những điểm DLNT đó đều phát triển mang tính tự phát. Do vậy, việc có một khung cơ chế, chính sách chung để hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển DLNT trong Chương trình MTQG xây dựng NTM là cần thiết.
Tại Hội thảo, đại diện Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ NNPTNT) đã trình bày Dự thảo Chương trình phát triển DLNT gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025.
Theo ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, thực tiễn từ các địa phương cho thấy tiềm năng, nhu cầu mong muốn phát triển du lịch nông thôn từ những mô hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp… rất lớn và là xu thế tất yếu. Nhưng đến thời điểm này, hầu hết những điểm DLNT đó đều phát triển mang tính tự phát. Do vậy, việc có một khung cơ chế, chính sách chung để hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển DLNT trong Chương trình MTQG xây dựng NTM là cần thiết.
Tại Hội thảo, đại diện Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ NNPTNT) đã trình bày Dự thảo Chương trình phát triển DLNT gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025.
Ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch) cho rằng phát triển du lịch nông thôn tác động tích cực tới xây dựng nông thôn mới
Trong đó, việc phát triển DLNT sẽ tác động tích cực tới xây dựng nông thôn mới và kinh tế nông thôn cụ thể tác động tới tiêu chí các tiêu chí về cơ sở hạ tầng, tiêu chí về Lao động có việc làm, tiêu chí thu nhập và tiêu chí môi trường.
Mục tiêu chung của Chương trình là phát triển DLNT gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa, môi trường sinh thái ở các địa phương, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị.
hương trình hướng đến mục tiêu cụ thể là phát triển, chuẩn hóa các điểm đến du lịch nông thôn với ít nhất 1 điểm đến/tỉnh (thành phố) được công nhận; 50% cơ sở kinh doanh dịch vụ DLNT được công nhận đạt chuẩn; đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển du lịch gắn với OCOP; ít nhất 50% điểm DLNT được số hóa; ít nhất 80% sản phẩm du lịch cộng đồng và điểm DLNT được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên; đẩy mạnh xúc tiến du lịch với 100% điểm đến DLNT được giới thiệu, quảng bá, 50% điểm DLNT áp dụng thương mại điện tử, ít nhất 50% chủ cơ sở DLNT được đào tạo, tập huấn, 70% lực lượng lao động DLNT đươc bồi dưỡng, tập huấn và nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách du lịch (ít nhất 50% nữ), ít nhất 1 hướng dẫn viên thành thạo ngoại ngữ tại mỗi điểm DLNT; xây dựng hệ thống dữ liệu và bản đồ số các điểm DLNT trên toàn quốc.
Dự thảo cho biết dự kiến kinh phí thực hiện chương trình sẽ được lấy từ nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ trực tiếp 10,1%, ngân sách địa phương 30,3%, vốn lồng ghép các chương trình, đề án khác 23,2%, vốn tín dụng và huy động các nguồn lực xã hội hóa 36,4%. Kinh phí khảo sát, quản lý, nâng cao năng lực, kiểm tra giám sát và hoàn thiện cơ chế chính sách để thực hiện chương trình từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM các cấp được giao hàng năm.
Bên cạnh đó, Bộ VHTTDL đề nghị Bộ NNPTNT tiếp tục phối hợp để trình ban hành Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; thống nhất nội dung hỗ trợ, nguyên tắc, đối tượng, phương thức, liên quan đến việc phân bổ và quản lý nguồn vốn sự nghiệp hỗ trợ cho phát triển du lịch nông thôn trong Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới.
Đề xuất Bộ Tài chính đưa nội dung hỗ trợ du lịch nông thôn, các nguyên tắc và quy trình quản lý ngân sách sự nghiệp vào Thông tư quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2021-2020.
Việc phát triển DLNT không chỉ là con đường tất yếu trên nền tảng của sự phát triển NTM mà còn góp phần tăng thu nhập cho người dân, đồng thời thay đổi nhận thức, thói quen, hành vi của người dân trong việc xây dựng NTM, ông Nguyễn Minh Tiến cho rằng mối quan hệ 2 chiều khi phát triển du lịch nông thôn sẽ giúp xây dựng NTM bền vững hơn, nâng cao chất lượng cũng như chiều sâu của NTM. Mục đích cuối cùng là nâng cao đời sống của người nông dân cả về vật chất và tinh thần. Ngân sách sẽ tập trung hỗ trợ cho cộng đồng dân cư, người nông dân và chủ thể chính của Chương trình là người nông dân.
Mục tiêu chung của Chương trình là phát triển DLNT gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa, môi trường sinh thái ở các địa phương, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị.
hương trình hướng đến mục tiêu cụ thể là phát triển, chuẩn hóa các điểm đến du lịch nông thôn với ít nhất 1 điểm đến/tỉnh (thành phố) được công nhận; 50% cơ sở kinh doanh dịch vụ DLNT được công nhận đạt chuẩn; đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển du lịch gắn với OCOP; ít nhất 50% điểm DLNT được số hóa; ít nhất 80% sản phẩm du lịch cộng đồng và điểm DLNT được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên; đẩy mạnh xúc tiến du lịch với 100% điểm đến DLNT được giới thiệu, quảng bá, 50% điểm DLNT áp dụng thương mại điện tử, ít nhất 50% chủ cơ sở DLNT được đào tạo, tập huấn, 70% lực lượng lao động DLNT đươc bồi dưỡng, tập huấn và nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách du lịch (ít nhất 50% nữ), ít nhất 1 hướng dẫn viên thành thạo ngoại ngữ tại mỗi điểm DLNT; xây dựng hệ thống dữ liệu và bản đồ số các điểm DLNT trên toàn quốc.
Dự thảo cho biết dự kiến kinh phí thực hiện chương trình sẽ được lấy từ nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ trực tiếp 10,1%, ngân sách địa phương 30,3%, vốn lồng ghép các chương trình, đề án khác 23,2%, vốn tín dụng và huy động các nguồn lực xã hội hóa 36,4%. Kinh phí khảo sát, quản lý, nâng cao năng lực, kiểm tra giám sát và hoàn thiện cơ chế chính sách để thực hiện chương trình từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM các cấp được giao hàng năm.
Bên cạnh đó, Bộ VHTTDL đề nghị Bộ NNPTNT tiếp tục phối hợp để trình ban hành Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; thống nhất nội dung hỗ trợ, nguyên tắc, đối tượng, phương thức, liên quan đến việc phân bổ và quản lý nguồn vốn sự nghiệp hỗ trợ cho phát triển du lịch nông thôn trong Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới.
Đề xuất Bộ Tài chính đưa nội dung hỗ trợ du lịch nông thôn, các nguyên tắc và quy trình quản lý ngân sách sự nghiệp vào Thông tư quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2021-2020.
Việc phát triển DLNT không chỉ là con đường tất yếu trên nền tảng của sự phát triển NTM mà còn góp phần tăng thu nhập cho người dân, đồng thời thay đổi nhận thức, thói quen, hành vi của người dân trong việc xây dựng NTM, ông Nguyễn Minh Tiến cho rằng mối quan hệ 2 chiều khi phát triển du lịch nông thôn sẽ giúp xây dựng NTM bền vững hơn, nâng cao chất lượng cũng như chiều sâu của NTM. Mục đích cuối cùng là nâng cao đời sống của người nông dân cả về vật chất và tinh thần. Ngân sách sẽ tập trung hỗ trợ cho cộng đồng dân cư, người nông dân và chủ thể chính của Chương trình là người nông dân.