Hướng đi mới trong phát triển kinh tế ở Tung Chung Phố
- Thứ hai - 16/03/2020 14:26
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Là xã biên giới nên điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm của Đảng ủy, chính quyền và toàn thể bà con nhân dân, đến nay xã đã hoàn thành được 11/19 tiêu chí nông thôn mới đồng thời bà con nhân dân đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế mới hiệu quả phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.
Cây sa nhân mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình
Đến Tung Chung Phố lần này, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên trước sự đổi thay nơi đây. Trước mắt chúng tôi là những con đường được trải dài bằng những thảm bê tông xa tít. Từ khi có đường bê tông cuộc sống ở Tung Chung Phố khác hơn trước rất nhiều, bà con đi lại thuận tiện hơn, sự giao lưu trao đổi hàng hóa giữa Tung Chung Phố với các xã trong huyện Mường Khương được thuận lợi hơn rất nhiều, ngay cả những ngày mưa gió. Để có được thành tựu như ngày hôm nay đồng chí Hảng Seo Sùng Chủ tịch UBND xã cho biết “được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong xây dựng nông thôn mới và sự quyết tâm, đoàn kết của Đảng ủy, Chính quyền cùng toàn thể Nhân dân trong xã, sự tin tưởng của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Nhiều hộ dân tự nguyện hiến đất làm đường mà không hề đòi hỏi phải đền bù…”. Đường giao thông được đầu tư xây dựng, kinh tế phát triển nên đời sống của người dân nơi đây ngày càng đi lên làm cho Tung Chung Phố thay đổi diện mạo mới.
Không chỉ ấn tượng với những con đường sạch đẹp, rộng rãi, chúng tôi thật sự bất ngờ trước về sự tham gia của cộng đồng trong giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng nhà văn hóa dù xã không đăng kí tiêu chí Nhà văn hóa nhưng nhà văn hóa ở các thôn đều được nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng nên. Bên cạnh đó người dân ở Tung Chung Phố cũng nỗ lực thay đổi trong sản xuất như thay đổi thói quen chăn thả gia súc chuyển sang nuôi nhốt và có những biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả. Đồng thời người dân nơi đây cũng tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế, nhiều mô hình kinh tế mới hiệu quả phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi đây như mô hình trồng cây Quýt. Việc trồng cây Quýt đã mang lại thu nhập khá cao cho người dân, nhiều hộ gia đình nhờ việc trồng Quýt đã thoát đói, thoát nghèo. Tuy nhiên, trong một số năm trở lại đây, ở xã Tung Chung Phố đang có một loại cây mới mang lại lợi ích kinh tế cao đó là cây Sa nhân. Mô hình này khởi nguồn từ một số hộ gia đình mua giống cây ngoài chợ về trồng thử nghiệm, sau 3 năm, cây cho thu hoạch với sản lượng tốt, bán cho thương lái Trung Quốc được giá khá cao (trên 200.000đ/1kg), cao gấp 5 lần so với trồng ngô, lúa. Nhận thấy đây là cây phù hợp với thời tiết, khí hậu ở địa phương, tận dụng diện tích rừng được che phủ lại không mất nhiều công chăm sóc, dễ trồng, nhanh cho thu hoạch, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã cùng với các ban ngành đoàn thể đã tích cực vận động nhân dân mở rộng diện tích trồng cây Sa nhân và coi cây Sa nhân cùng với cây Quýt là 02 loại cây chủ lực cho phát triển kinh tế của địa phương. Thời điểm hiện tại, diện tích cây Sa nhân của xã là 53,23ha. Trong đó diện tích cho thu hoạch 15 ha, sản lượng đạt 75 tấn, giá bán năm 2019 là 130.000đ/1kg, tổng thu nhập đạt 9,35 tỷ đồng[1]. Cây trồng tập trung chủ yếu ở các thôn: Cán Hồ, Tả Thàng và Séo Tủng. Hiện tại, cây sinh trưởng và phát triển tốt. “Thắng lớn” từ mô hình trồng cây Sa Nhân nên nhiều hộ trong xã đã có thu nhập ổn định, thoát nghèo giúp cho tỷ lệ hộ nghèo trong xã cuối năm 2019 giảm xuống còn 150 hộ, chỉ chiếm 29,88 % .
Chia sẻ với chúng tôi về những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế của Tung Chung Phố, ông Hảng Seo Sùng Chủ tịch UBND xã cho biết: Tung Chung Phố có được ngày hôm nay trước hết là nhờ những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, bên cạnh đó là sự cố gắng nỗ lực của Đảng ủy, chính quyền xã trong tuyên truyền, vận động bà con nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương với phương châm “cán bộ và nhân dân cùng làm” từ đó nhân dân tin tưởng làm theo.
Những kết quả đạt được từ công tác lãnh đạo trong phát triển kinh tế - xã hội của xã Tung Chung Phố đã từng bước tạo cho nhân dân niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, khơi dậy tính tiên phong của cán bộ đảng viên. Với những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế trên trong tương lai gần cây sa nhân sẽ trở thành một trong những loại cây chủ lực để phát triển kinh tế gia đình, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đưa đời sống người dân ngày càng được nâng cao và sẽ là một trong những xã sớm về đích trong chương trình xây dựng nông thôn mới.
Không chỉ ấn tượng với những con đường sạch đẹp, rộng rãi, chúng tôi thật sự bất ngờ trước về sự tham gia của cộng đồng trong giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng nhà văn hóa dù xã không đăng kí tiêu chí Nhà văn hóa nhưng nhà văn hóa ở các thôn đều được nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng nên. Bên cạnh đó người dân ở Tung Chung Phố cũng nỗ lực thay đổi trong sản xuất như thay đổi thói quen chăn thả gia súc chuyển sang nuôi nhốt và có những biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả. Đồng thời người dân nơi đây cũng tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế, nhiều mô hình kinh tế mới hiệu quả phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi đây như mô hình trồng cây Quýt. Việc trồng cây Quýt đã mang lại thu nhập khá cao cho người dân, nhiều hộ gia đình nhờ việc trồng Quýt đã thoát đói, thoát nghèo. Tuy nhiên, trong một số năm trở lại đây, ở xã Tung Chung Phố đang có một loại cây mới mang lại lợi ích kinh tế cao đó là cây Sa nhân. Mô hình này khởi nguồn từ một số hộ gia đình mua giống cây ngoài chợ về trồng thử nghiệm, sau 3 năm, cây cho thu hoạch với sản lượng tốt, bán cho thương lái Trung Quốc được giá khá cao (trên 200.000đ/1kg), cao gấp 5 lần so với trồng ngô, lúa. Nhận thấy đây là cây phù hợp với thời tiết, khí hậu ở địa phương, tận dụng diện tích rừng được che phủ lại không mất nhiều công chăm sóc, dễ trồng, nhanh cho thu hoạch, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã cùng với các ban ngành đoàn thể đã tích cực vận động nhân dân mở rộng diện tích trồng cây Sa nhân và coi cây Sa nhân cùng với cây Quýt là 02 loại cây chủ lực cho phát triển kinh tế của địa phương. Thời điểm hiện tại, diện tích cây Sa nhân của xã là 53,23ha. Trong đó diện tích cho thu hoạch 15 ha, sản lượng đạt 75 tấn, giá bán năm 2019 là 130.000đ/1kg, tổng thu nhập đạt 9,35 tỷ đồng[1]. Cây trồng tập trung chủ yếu ở các thôn: Cán Hồ, Tả Thàng và Séo Tủng. Hiện tại, cây sinh trưởng và phát triển tốt. “Thắng lớn” từ mô hình trồng cây Sa Nhân nên nhiều hộ trong xã đã có thu nhập ổn định, thoát nghèo giúp cho tỷ lệ hộ nghèo trong xã cuối năm 2019 giảm xuống còn 150 hộ, chỉ chiếm 29,88 % .
Chia sẻ với chúng tôi về những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế của Tung Chung Phố, ông Hảng Seo Sùng Chủ tịch UBND xã cho biết: Tung Chung Phố có được ngày hôm nay trước hết là nhờ những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, bên cạnh đó là sự cố gắng nỗ lực của Đảng ủy, chính quyền xã trong tuyên truyền, vận động bà con nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương với phương châm “cán bộ và nhân dân cùng làm” từ đó nhân dân tin tưởng làm theo.
Những kết quả đạt được từ công tác lãnh đạo trong phát triển kinh tế - xã hội của xã Tung Chung Phố đã từng bước tạo cho nhân dân niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, khơi dậy tính tiên phong của cán bộ đảng viên. Với những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế trên trong tương lai gần cây sa nhân sẽ trở thành một trong những loại cây chủ lực để phát triển kinh tế gia đình, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đưa đời sống người dân ngày càng được nâng cao và sẽ là một trong những xã sớm về đích trong chương trình xây dựng nông thôn mới.