Kết nối thành công một số doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến nông sản tại Lào Cai
- Thứ bảy - 27/06/2020 14:49
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thời gian vừa qua, ngành nông nghiệp đã tổ chức chương trình làm việc kết nối một số huyện với các doanh nghiệp chế biến để mời gọi các doanh nghiệp có tiềm năng tập trung liên kết, đầu tư các cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh. Qua các buổi làm việc, các bên đã thống nhất tổ chức liên kết sản xuất và triển khai xây dựng một số nhà máy chế biến trọng điểm.
Cụ thể, huyện Bảo Thắng sẽ liên kết với Công ty TNHH Biển Đông DHS – Hải Hậu, Nam Định sản xuất, chế biến và phân phối các sản phẩm thịt, rau củ quả hiện đại (công suất giết mổ lợn tối đa 300 con/giờ…) xây dựng nhà máy giết mổ, chế biến thịt gia súc tại huyện Bảo Thắng.
Thăm nhà máy chế biến Chuối, Dứa của Công ty Cổ phần thực phẩm Á Châu- Ninh Bình
Thăm nhà máy chế biến Chuối, Dứa của Công ty Cổ phần thực phẩm Á Châu- Ninh Bình
Thăm nhà máy chế biến Chuối, Dứa của Công ty Cổ phần thực phẩm Á Châu- Ninh Bình
Huyện Mường Khương liên kết với Công ty Cổ phần thực phẩm Á Châu – Ninh Bình, là công ty chuyên chế biến các sản phẩm đóng hộp như Chuối, dứa, ngô ngọt, rau của quả… xuất khẩu sang thị trường Nga và một số nước Châu Âu. Hiện tại Công ty đang thu mua dứa quả của Lào Cai vận chuyển về Tam Điệp – Ninh Bình để chế biến. Thời gian tới, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh việc liên kết tiêu thụ, tạo vùng nguyên liệu và xây dựng nhà máy chế biến tại huyện Mường Khương.
Ngoài ra, môt số doanh nghiệp, làng nghề của Nam Định thống nhất hợp tác trong đào tạo nghề ươm tơ, tiêu thụ kén tằm trong vùng dâu tằm của tỉnh; tiêu thụ và chế biến các loại rau, củ quả (khoai môn Bảo Yên, chuối, ngô ngọt…) thông qua Hội Nông sản an toàn tỉnh Lào Cai.
Việc thu hút đầu tư cho công nghệ chế biến và tiêu thụ nông sản góp phần giải bài toán cho người nông dân về duy trì và phát triển các vùng nguyên liệu nông sản đặc hữu của tỉnh, nâng cao giá trị sản phẩm, chủ động trong khâu chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ trong nước cũng như ra nhập thị trường quốc tế.
Ngoài ra, môt số doanh nghiệp, làng nghề của Nam Định thống nhất hợp tác trong đào tạo nghề ươm tơ, tiêu thụ kén tằm trong vùng dâu tằm của tỉnh; tiêu thụ và chế biến các loại rau, củ quả (khoai môn Bảo Yên, chuối, ngô ngọt…) thông qua Hội Nông sản an toàn tỉnh Lào Cai.
Việc thu hút đầu tư cho công nghệ chế biến và tiêu thụ nông sản góp phần giải bài toán cho người nông dân về duy trì và phát triển các vùng nguyên liệu nông sản đặc hữu của tỉnh, nâng cao giá trị sản phẩm, chủ động trong khâu chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ trong nước cũng như ra nhập thị trường quốc tế.