Nông thôn mới Lào Cai

http://nongthonmoilaocai.vn


Khi lòng dân đã thuận

Xây dựng NTM là chương trình mục tiêu Quốc gia lớn về nông thôn. Thực hiện chương trình này nhiều địa phương trong huyện Bát Xát đã có những thay đổi về diện mạo. Các địa phương trong huyện đều có những chương trình hành động cụ thể phấn đấu hoàn thành 19 tiêu chí theo đúng lộ trình đã xây dựng. Mường Hum là xã vùng cao đã rất chủ động, sáng tạo trong quá trình thực hiện tạo được sự đồng thuận trong Nhân dân, phát huy được tiềm năng nội lực của địa phương, thực hiện đạt các tiêu chí chuẩn Quốc gia về nông thôn mới trước 1 năm so với lộ trình.
nhan dan tich cuc san xuat phát trien kinh te
Mường Hum cách trung tâm huyện lỵ khoảng 30km,  nằm yên bình bên dòng suối Mường Hum thơ mộng và dãy Nhìu Cồ San hùng vĩ. Cuộc sống của người dân nơi đây khá bình lặng, ấm áp. Toàn xã có 6 thôn bản; gồm có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống, với hai dân tộc Dao và Giáy là chủ yếu, diện tích đất tự nhiên toàn xã là 2.688,95 ha, 513 hộ, dân số 2.123 khẩu, trình độ dân trí không đồng đều; Đời sống kinh tế của Nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Xác định xây dựng Nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững, là nhiệm vụ Chính trị trọng tâm hàng đầu, cần sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống Chính trị xã, nên ngay từ đầu giai đoạn Đảng ủy xã Mường Hum đã xây dựng kế hoạch thực hiện cho cả lộ trình, đồng thời thành lập Ban chỉ đạo xây dựng NTM và Giảm nghèo bền vững xã và hàng năm đều kiện toàn lại Ban chỉ đạo. Đảng ủy xã cũng ban hành Nghị quyết về xây dựng nông thôn mới cho cả nhiệm kỳ và Nghị quyết chuyên đề “về lãnh đạo xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững” từng năm; Hàng năm đều xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện; Phân công giúp đỡ hộ nghèo thoát nghèo và phân công phụ trách từng lĩnh vực, từng thôn bản để chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM&GNBV hàng năm. Xây dựng kế hoạch gắn với từng nhiệm vụ cụ thể để lựa chọn nội dung công việc theo thứ tự ưu tiên, quyết tâm thực hiện từng bước đưa các tiêu chí đạt chuẩn Nông thôn mới. Đồng thời xác định rõ để thực hiện đạt được các tiêu chí trong bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM phải thay đổi nhận thức và thói quen của người dân, làm cho Nhân dân hiểu được chính họ là những người được hưởng lợi từ chương trình này, từ đó chung sức cùng thực hiện.

Từ những thực tế của địa phương cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống Chính trị xã đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện; kịp thời nắm bắt triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan cấp trên; cân đối nguồn lực để thực hiện chương trình; Các tổ chức Chính trị xã hội đẩy mạnh triển khai các phong trào thi đua trong hội viên, cụ thể như: hội phụ nữ đẩy mạnh thực hiện phong trào ”nhà sạch vườn đẹp”, hội nông dân với phong trào ” chung tay xây dựng NTM”, ” sản xuất kinh doanh giỏi”, đoàn thanh niên tích cực thực hiện phong trào ” tuổi trẻ tham gia xây dựng NTM”; ngoài ra còn các phong trào như: ” toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”, ” toàn dân xây dựng đời sống văn hóa đô thị văn minh, xây dựng NTM”...  qua đó, đã tạo được khí thế thi đua sôi nổi trong hội viên và Nhân dân. Công tác thông tin tuyên truyền về nông thôn mới phong phú, liên tục với phương châm “ mưa dầm thấm lâu”  đã có tác động rất tích cực, kịp thời đến phong trào xây dựng NTM trong giai đoạn qua đã tổ chức được 1.365 buổi tuyên truyền.  Nhận thức của người dân đã có chuyển biến rõ rệt.  NTM trở thành câu chuyện được nhắc đến từng giờ, từng ngày ở mọi nơi  trở thành phong trào rộng khắp trên toàn xã. Dân chủ cơ sở được nâng cao hơn, ý thức và trách nhiệm làm chủ của người dân từng bước được nâng lên rõ rệt. Qua đó đã phát huy được nhiều cách làm sáng tạo, huy động được nhiều nguồn lực trong nhân dân đóng góp cho xây dựng NTM. Người dân tình nguyện hiến đất, đóng góp ngày công lao động, tiền mặt, vật liệu xây dựng để làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa, trường học…

Khi đã tạo được sự đồng thuận của người dân, đã có nhiều nguồn lực đóng góp cho xây dựng NTM như: đóng góp ủng hộ tiền, vật liệu, hiến đất, hiến công trị giá trên 19,5 tỷ đồng. Trong đó: Nhân dân hiến 502.036 m2 đất; 106.251 ngày công; quyên góp trên 1 tỷ đồng, ủng hộ 72.000 m3 cát, 5.100 m3 đá; Các đơn vị, doanh nghiệp, tập thể, cá nhân đóng góp trên 8,5 tỷ đồng.

Đến Mường Hum hôm nay, những con đường bụi đất ngày nắng và trơn như đổ mỡ ngày mưa nay đã được thay thế bằng những tuyến đường bê tông phẳng phiu. với sự tập trung mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn xã Mường Hum đã có hệ thống giao thông được cứng hóa. Tuyến trục xã chiều dài 0,7 km hiện đã được Bê tông xi măng đạt 100%, đường trục thôn có chiều dài 11,5 km hiện nay đã được bê tông xi măng 10 km, đạt 87%; đường ngõ xóm chiều dài 8,5km đã có 8 km đã được cứng hóa không lầy lội vào mùa mưa, đạt 94%. giao thông thuận lợi góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế của dân phát triển ổn định hơn. Các sản phẩm của người dân được đem đi tiêu thụ dễ dàng hơn, ngoài ra việc đến trường của con trẻ, việc giao lưu trao đổi giữa người dân được thuận tiện hơn. Hệ thống kênh mương, đập hồ chứa và các công trình thủy lợi đều được kiên cố hóa đạt trên 72%, tăng 4,4% so với năm 2011, đảm bảo tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiêu nước chủ động đạt trên 85%. 6/6 thôn đều có điện; 95,1% hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn. Trên địa bàn xã không còn nhà tạm, nhà dột nát
Là một xã thuần nông, để nâng cao thu nhập cho người dân phải dựa trên sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt. xã đã tuyên truyền vận động Nhân dân, thay thế giống truyền thống năng xuất, chất lượng kém bằng các loại giống mới có năng xuất chất lượng cao;  áp dụng  khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, dần dần hình thành vùng sản xuất hàng hòa; tích cực sản xuất vụ đông; chăn nuôi đại gia súc; phát triển làng nghề gắn với du lịch cộng đồng… Nhờ đó đến nay thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 30,6 triệu đồng/người/năm.
 
nhan dan tich cuc san xuat phát trien kinh te

Nhân dân tích cực sản xuất phát triển kinh tế

Ý thức bảo vệ môi trường của dân đã được nâng lên, những thói quen làm ảnh hưởng xấu tới môi trường đã được thay đổi. toàn xã có 420/513 hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 82%; 94,1% số hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 93% số hộ có chuồng nuôi nhốt gia súc đảm bảo vệ sinh... người dân đã biết thu gom và xử lý chất thải vật nuôi phù hợp theo quy định, có hố chứa, ủ phân…nhằm đảm bảo sạch, giữ vệ sinh môi trường.

Với sự cố gắng của cả hệ thống chính trị  và nhân dân trong  năm 2018 xã Mường Hum đã đạt là 19/19 tiêu chí. Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn xã đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống Nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã được cải thiện, diện mạo nông thôn mới đã hiện hữu./.

Tác giả bài viết: Hoàng Trường – Quang Phấn, Trung tâm Văn hóa, TT-TT Bát Xát

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây