Lào Cai: Đề ra các nhiệm vụ đào tạo nghề cho người lao động
- Thứ ba - 29/11/2022 16:03
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Lào Cai có gần 75 vạn dân, 25 dân tộc, Trong đó dân tộc thiểu số chiếm 66.1%, phần đông sống ở khu vực: nông thôn (chiếm 76.31% dân số); lực lượng lao động (LLLĐ) từ 15 tuổi trở lên 460.815 người (chiếm 61.77% dân số), tăng 38.355 lao động so với năm 2015. Trung bình mỗi năm, toàn tỉnh có khoảng 8 -10 nghìn người bước vào độ tuổi lao động. Số lao động tham gia hoạt động kinh tế 453.693 người (chiếm 98,4% LLLĐ).
Theo bà Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai: đa số lao động làm việc ở nông thôn, lao động giản đơn chiếm tỷ trọng khá cao; Chất lượng, cơ cấu, ngành nghề đào tạo còn yếu kém, vướng mắc chưa đáp ứng kịp so với tốc độ phát triển của thị trường lao động. Để đẩy mạnh tiến độ xây dựng nông thôn mới (NTM), nhất là nong thôn mới nâng cao theo hướng bền vững thì rất cần sự nỗ lực và cố gắng đồng bộ vùa cấp bách vùa lâu dài cả về cơ sở vật chất, con người và cơ chế chính sách phù hợp, bà Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai nói.
Đào tạo nghề, giải quyết việc chưa cập yêu cầu nhiệm vụ
Kết quả thực hiện thời gian qua (giai đoạn 2021 đến nay), về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, toàn tỉnh có 15 trường Trung tâm giáo dục nghề nghiệp 01 Trường Cao đẳng, 01 Trường trung cấp, 12 Trung tâm GDNN-GDTX và 01 doanh nghiệp có hoạt động GDNN. Hơn 1 năm qua, Lào Cai cũng tập trung đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhất là Trường Cao đẳng Lào Cai, Trung tâm GDNN – GDTX thành phố Lào Cai... để nâng cao chất lượng đào tạo. Trong đó tập trung đầu tư cho Trường Cao đẳng Lào Cai nhằm phấn đấu đến 2025 trở thành trường chất lượng cao của khu vực. Kết quả đã đào tạo được trên 23.000 người, đạt 50% so với kế hoạch 2021 2025, bồi dưỡng nâng cao tay nghề tại các cơ sở GDNN trong và ngoài tỉnh, đạt 40,1 % so với mục tiêu Đề án.
Về công tác lao động và việc làm, tỉnh Lào Cai cũng đã ban hành Chỉ thị về việc tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác giáo dục nghề nghiệp, phát triển thị trường lao động, tạo việc làm trên địa bàn tỉnh Lào Cai; các Kế hoạch triển khai thực hiện “Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho người lao động tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 – 2025” năm 2022; giải quyết việc làm cho người lao động; thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động năm 2022…
Toàn tỉnh tổ chức 140 phiên giao dịch việc làm (bình quân tổ chức 70 phiên giao dịch/năm) với trên 300 lượt doanh nghiệp và trên 20 ngàn lượt lao động được tư vấn tuyển dụng (trong đó trên 60% lao động tìm được việc làm).
Hằng năm tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp, cơ sở GDNN trong và ngoài tỉnh, thống nhất ký biên bản phối hợp đào tạo và tuyển dụng lao động. Tổ chức Hội đàm với Chính phủ nhân dân huyện Hà Khẩu để kết nối lại hợp tác đưa lao động qua biên giới làm việc theo hợp đồng.
Kết quả, từ 2011- 2022 đã giải quyết việc làm cho 28.507 người lao động đạt 47,5% KH giai đoạn, trong đó có gần 300 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; trên 8 nghìn lao động được giải quyết việc làm từ nguồn vốn vay Quỹ quốc gia việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp bình quân <1,6%.
Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực, nhất là tỷ lệ lao động qua đào tạo, đặc biệt là tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ ở khu vực nông thôn còn thấp (tính từ dưới 3 tháng trở lên), năm 2022 đạt khoảng 28% (trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ, trình độ sơ cấp đạt khoảng 22%. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Thiếu lao động lành nghề, lao động có trình độ kỹ thuật cao trong khi lao động giản đơn chiếm tỷ trọng cao (chiếm 66.1%);
Chuyển dịch cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp còn chậm so với mặt bằng chung toàn quốc: Đến hết năm 2021 tỷ trọng lao động nông, lâm và thuỷ sản trong tổng số lao động giảm từ 72% năm 2015 xuống 56,78%; tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 7,78% năm 2015 lên 17,35%; tỷ trọng lao động ngành dịch vụ tăng từ 20,22% năm 2015 lên 25,87%
Đề ra các nhiệm vụ đào tạo nghề cho người lao động
Trước thực tế đào tạo nghề cho người lao động cung không đáp ứng cầu cả chất lượng tay nghề lẫn số lượng, vừa qua UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức đối thoại với doanh nghiệp và các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp (GDNN),qua đó đề ra các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện từ nay đến năm 2030.
Nhiệm vụ đầu tiên, đó là ưu tiên tập trung nghiên cứu, dự báo, khảo sát, điều tra, tham mưu quy hoạch lại mạng lưới cơ sở GDNN, xây dựng chiến lược đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040.
Thứ hai đó là, Nghiên cứu, phối hợp đề xuất xây dựng các cơ chế chính sách đặc thù khuyến khích, thu hút lao động đặc thù đi học nghề, làm việc trong và ngoài tỉnh; chính sách khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp trong đào tạo nghề phục vụ các nhà máy, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đề xuất nâng cấp xây dựng cơ sở vật chất, nhà xưởng, trang thiết bị; bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên GDNN; chất lượng giảng dạy; xây dựng, biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu, môn học phù hợp.
Nhiệm vụ tiếp theo là đào tạo, thu hút, sử dụng nguồn nhân lực, chú trọng phát triển chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và xuất khẩu lao động. Đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng khách sạn, dịch vụ; công nghiệp chế biến, xây dựng, điện công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với tăng thu nhập và tạo việc làm ổn định; Thúc đẩy liên kết, hợp tác, phối hợp, kết nối, chia sẻ thông tin thị trường lao động đào tạo gắn việc làm giữa nhà nước – nhà trường – nhà doanh nghiệp – nhà nông, giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh/ khu vực và quốc tế; Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm và lĩnh vực việc làm, đảm bảo khai thác tối đa, hoạt động hiệu quả hơn.
Nhiệm vụ cuối cùng, đó là đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, tạo sự đồng thuận, vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương và người dân, người lao động, học sinh sinh viên
Theo bà Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai: đa số lao động làm việc ở nông thôn, lao động giản đơn chiếm tỷ trọng khá cao; Chất lượng, cơ cấu, ngành nghề đào tạo còn yếu kém, vướng mắc chưa đáp ứng kịp so với tốc độ phát triển của thị trường lao động. Để đẩy mạnh tiến độ xây dựng nông thôn mới (NTM), nhất là nong thôn mới nâng cao theo hướng bền vững thì rất cần sự nỗ lực và cố gắng đồng bộ vùa cấp bách vùa lâu dài cả về cơ sở vật chất, con người và cơ chế chính sách phù hợp, bà Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai nói.
Đào tạo nghề, giải quyết việc chưa cập yêu cầu nhiệm vụ
Kết quả thực hiện thời gian qua (giai đoạn 2021 đến nay), về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, toàn tỉnh có 15 trường Trung tâm giáo dục nghề nghiệp 01 Trường Cao đẳng, 01 Trường trung cấp, 12 Trung tâm GDNN-GDTX và 01 doanh nghiệp có hoạt động GDNN. Hơn 1 năm qua, Lào Cai cũng tập trung đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhất là Trường Cao đẳng Lào Cai, Trung tâm GDNN – GDTX thành phố Lào Cai... để nâng cao chất lượng đào tạo. Trong đó tập trung đầu tư cho Trường Cao đẳng Lào Cai nhằm phấn đấu đến 2025 trở thành trường chất lượng cao của khu vực. Kết quả đã đào tạo được trên 23.000 người, đạt 50% so với kế hoạch 2021 2025, bồi dưỡng nâng cao tay nghề tại các cơ sở GDNN trong và ngoài tỉnh, đạt 40,1 % so với mục tiêu Đề án.
Về công tác lao động và việc làm, tỉnh Lào Cai cũng đã ban hành Chỉ thị về việc tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác giáo dục nghề nghiệp, phát triển thị trường lao động, tạo việc làm trên địa bàn tỉnh Lào Cai; các Kế hoạch triển khai thực hiện “Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho người lao động tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 – 2025” năm 2022; giải quyết việc làm cho người lao động; thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động năm 2022…
Toàn tỉnh tổ chức 140 phiên giao dịch việc làm (bình quân tổ chức 70 phiên giao dịch/năm) với trên 300 lượt doanh nghiệp và trên 20 ngàn lượt lao động được tư vấn tuyển dụng (trong đó trên 60% lao động tìm được việc làm).
Hằng năm tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp, cơ sở GDNN trong và ngoài tỉnh, thống nhất ký biên bản phối hợp đào tạo và tuyển dụng lao động. Tổ chức Hội đàm với Chính phủ nhân dân huyện Hà Khẩu để kết nối lại hợp tác đưa lao động qua biên giới làm việc theo hợp đồng.
Kết quả, từ 2011- 2022 đã giải quyết việc làm cho 28.507 người lao động đạt 47,5% KH giai đoạn, trong đó có gần 300 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; trên 8 nghìn lao động được giải quyết việc làm từ nguồn vốn vay Quỹ quốc gia việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp bình quân <1,6%.
Nhiều học sinh được hướng nghiệp trước khi rời ghế nhà trường phổ thông
Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực, nhất là tỷ lệ lao động qua đào tạo, đặc biệt là tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ ở khu vực nông thôn còn thấp (tính từ dưới 3 tháng trở lên), năm 2022 đạt khoảng 28% (trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ, trình độ sơ cấp đạt khoảng 22%. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Thiếu lao động lành nghề, lao động có trình độ kỹ thuật cao trong khi lao động giản đơn chiếm tỷ trọng cao (chiếm 66.1%);
Chuyển dịch cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp còn chậm so với mặt bằng chung toàn quốc: Đến hết năm 2021 tỷ trọng lao động nông, lâm và thuỷ sản trong tổng số lao động giảm từ 72% năm 2015 xuống 56,78%; tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 7,78% năm 2015 lên 17,35%; tỷ trọng lao động ngành dịch vụ tăng từ 20,22% năm 2015 lên 25,87%
Đề ra các nhiệm vụ đào tạo nghề cho người lao động
Trước thực tế đào tạo nghề cho người lao động cung không đáp ứng cầu cả chất lượng tay nghề lẫn số lượng, vừa qua UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức đối thoại với doanh nghiệp và các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp (GDNN),qua đó đề ra các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện từ nay đến năm 2030.
Nhiệm vụ đầu tiên, đó là ưu tiên tập trung nghiên cứu, dự báo, khảo sát, điều tra, tham mưu quy hoạch lại mạng lưới cơ sở GDNN, xây dựng chiến lược đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040.
Thứ hai đó là, Nghiên cứu, phối hợp đề xuất xây dựng các cơ chế chính sách đặc thù khuyến khích, thu hút lao động đặc thù đi học nghề, làm việc trong và ngoài tỉnh; chính sách khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp trong đào tạo nghề phục vụ các nhà máy, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đề xuất nâng cấp xây dựng cơ sở vật chất, nhà xưởng, trang thiết bị; bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên GDNN; chất lượng giảng dạy; xây dựng, biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu, môn học phù hợp.
Nhiệm vụ tiếp theo là đào tạo, thu hút, sử dụng nguồn nhân lực, chú trọng phát triển chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và xuất khẩu lao động. Đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng khách sạn, dịch vụ; công nghiệp chế biến, xây dựng, điện công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với tăng thu nhập và tạo việc làm ổn định; Thúc đẩy liên kết, hợp tác, phối hợp, kết nối, chia sẻ thông tin thị trường lao động đào tạo gắn việc làm giữa nhà nước – nhà trường – nhà doanh nghiệp – nhà nông, giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh/ khu vực và quốc tế; Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm và lĩnh vực việc làm, đảm bảo khai thác tối đa, hoạt động hiệu quả hơn.
Nhiệm vụ cuối cùng, đó là đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, tạo sự đồng thuận, vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương và người dân, người lao động, học sinh sinh viên