Lào Cai tìm cách gỡ khó cho nông sản trước tác động của dịch bệnh COVID 19
- Thứ hai - 16/03/2020 14:15
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong bối cảnh tình hình xuất khẩu nông sản của Lào Cai nói riêng và cả nước nói chung đều gặp khó trước dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus COVID 19 gây ra, ngành nông nghiệp Lào Cai đang tập trung đẩy mạnh tiến độ xây dựng các chuỗi nông sản có giá trị sâu, quy mô lớn, tính liên kết mạnh mẽ, đồng thời phát huy vai trò của hợp tác xã (HTX) và các tổ hợp tác sản xuất trong tổ chức sản xuất lẫn tiêu thụ nông sản cho nông dân trong và ngoài tỉnh..
COVID 19 gây khó cho sản xuất và xuất khẩu
Tỉnh Lào Cai có đường biên giới dài 182,086 km với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), có 02 cặp cửa khẩu quốc tế (đường bộ và đường sắt) và 9 cặp cửa khẩu phụ, lối mở biên giới, vì vậy tỉnh Lào Cai là địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch COVID19 lây lan từ vùng tâm dịch Vũ Hán (Trung Quốc) vào Việt Nam nếu không có biện pháp chủ động phòng ngừa tốt.
Tỉnh Lào Cai có đường biên giới dài 182,086 km với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), có 02 cặp cửa khẩu quốc tế (đường bộ và đường sắt) và 9 cặp cửa khẩu phụ, lối mở biên giới, vì vậy tỉnh Lào Cai là địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch COVID19 lây lan từ vùng tâm dịch Vũ Hán (Trung Quốc) vào Việt Nam nếu không có biện pháp chủ động phòng ngừa tốt.
Việt Nam thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sự lây lan của COVID19
Trong những năm qua, mỗi năm cửa khẩu Lào Cai thực hiện thông quan hàng triệu tấn hàng hóa nông sản, trái cây của các tỉnh, thành phố trên cả nước sang thị trường Trung Quốc, trong số đó thì có trên 80% lượng hàng hóa được phía Trung Quốc thực hiện nhập khẩu theo hình thức biên mậu (nghĩa là thông qua hoạt động mua bán, trao đổi của cư dân biên giới).
Tuy nhiên, trước diễn biến gia tăng của dịch bệnh, Chính quyền nhân dân huyện Hà Khẩu (Vân Nam, Trung Quốc) đã gửi thông báo tới các lực lượng cửa khẩu của tỉnh Lào Cai về việc tạm dừng hoạt động tại chợ biên mậu Bắc Sơn Hà Khẩu (Trung Quốc). Thông báo trên cùng với tác động của hàng loạt các biện pháp phòng chống dịch bệnh nên hoạt động xuất nhập khẩu nông sản qua cửa khẩu Lào Cai – Hà Khẩu đều giảm trên 25% so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, trong hai tháng đầu năm 2020, nông sản xuất khẩu đạt 200.000 tấn, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2019, chủ yếu gồm: thanh long 150.000 tấn (giảm gần 10%), sắn tươi gần 40.000 tấn (giảm 30%), sắn lát khô gần 7.000 tấn (giảm 61,2%), tinh bột sắn 4.000 tấn (giảm 86%)... Nông sản nhập khẩu đạt xấp xỉ 50.000 tấn, giảm 25,6% so với cùng kỳ năm 2019, chủ yếu gồm: quýt, lê, rau cải thảo v.v...
Hiện nay dịch bệnh nCoV (gọi tắt là COVID 19) đã được hai bên Trung Quốc và Việt Nam tích cực phòng chống, riêng phía Việt Nam đã kiểm soát khá hiệu quả . Tuy nhiên phía tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) vẫn tiếp tục kiểm soát nghiêm ngặt dịch bệnh, thực hiện mở cửa chợ biên mậu Bắc Sơn (huyện Hà Khẩu) hạn chế, do vậy hoạt động xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu Lào Cai sang thị trường Trung Quốc vẫn còn khó khăn và gây thiệt hại cho các thương nhân sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng như: thanh long, dưa hấu, xoài, mít, hạt tiêu, cà phê... Đặc biệt, các mặt hàng nông sản của Lào Cai như: chuối, dứa, sắn, quế...những sản phẩm hàng hóa nông nghiệp cả nước nói chung và sản phẩm nông nghiệp từ các vùng nông thôn mới (NTM) Lào Cai sản xuất cung cấp ra thị trường cũng bị hạn chế đáng kể cả hai chiều cung - cầu ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nói chung và xây dựng NTM nói riêng.
Chủ động gỡ khó
Trước tình hình xuất khẩu bị ảnh hưởng như vậy, Lào Cai cũng đã chủ động nắm bắt thông tin về dịch bệnh, tình hình thị trường nông sản của phía Trung Quốc để khuyến cáo các thương nhân xuất khẩu nông sản và các vùng trồng nông sản chủ yếu phục vụ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho phù hợp.
Theo ông Vương Tiến Sỹ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Lào Cai, để giảm thiểu những tác động tiêu cực từ dịch bệnh lên việc phát triển kinh doanh nông sản, các địa phương phải vào cuộc theo trục chính: cơ quan nhà nước-doanh nghiệp-nông dân luôn đồng hành, đồng thời, tập trung xây dựng các chuỗi nông sản có giá trị sâu, quy mô lớn, tính liên kết mạnh mẽ.
Cùng với đó, các địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai rà soát lại các sản phẩm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu phù hợp; doanh nghiệp và chính quyền địa phương chủ động cung cấp thông tin tình hình sản xuất nông sản địa bàn để cơ quan chức năng Trung ương và hệ thống phân phối nắm được và điều tiết hỗ trợ tiêu thụ nội tiêu hoặc xuất khẩu.
Ngoài ra, các địa phương xác định các ngành hàng nông sản có nguy cơ tổn thương để tăng cường tập trung chế biến bảo quản và tiêu thụ nội địa.
Đặc biệt, ngành nông nghiệp tỉnh Lào Cai sẽ có biện pháp kỹ thuật điều tiết mùa vụ cho phù hợp, tránh tràn lan sẽ khó chủ động trong tiêu thụ sản phẩm; các hiệp hội ngành hàng tập trung vào cuộc phát huy vai trò của HTX, tổ hợp tác sản xuất trong tổ chức sản xuất lẫn tiêu thụ nông sản cho nông dân trên địa bàn./.
Tuy nhiên, trước diễn biến gia tăng của dịch bệnh, Chính quyền nhân dân huyện Hà Khẩu (Vân Nam, Trung Quốc) đã gửi thông báo tới các lực lượng cửa khẩu của tỉnh Lào Cai về việc tạm dừng hoạt động tại chợ biên mậu Bắc Sơn Hà Khẩu (Trung Quốc). Thông báo trên cùng với tác động của hàng loạt các biện pháp phòng chống dịch bệnh nên hoạt động xuất nhập khẩu nông sản qua cửa khẩu Lào Cai – Hà Khẩu đều giảm trên 25% so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, trong hai tháng đầu năm 2020, nông sản xuất khẩu đạt 200.000 tấn, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2019, chủ yếu gồm: thanh long 150.000 tấn (giảm gần 10%), sắn tươi gần 40.000 tấn (giảm 30%), sắn lát khô gần 7.000 tấn (giảm 61,2%), tinh bột sắn 4.000 tấn (giảm 86%)... Nông sản nhập khẩu đạt xấp xỉ 50.000 tấn, giảm 25,6% so với cùng kỳ năm 2019, chủ yếu gồm: quýt, lê, rau cải thảo v.v...
Hiện nay dịch bệnh nCoV (gọi tắt là COVID 19) đã được hai bên Trung Quốc và Việt Nam tích cực phòng chống, riêng phía Việt Nam đã kiểm soát khá hiệu quả . Tuy nhiên phía tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) vẫn tiếp tục kiểm soát nghiêm ngặt dịch bệnh, thực hiện mở cửa chợ biên mậu Bắc Sơn (huyện Hà Khẩu) hạn chế, do vậy hoạt động xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu Lào Cai sang thị trường Trung Quốc vẫn còn khó khăn và gây thiệt hại cho các thương nhân sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng như: thanh long, dưa hấu, xoài, mít, hạt tiêu, cà phê... Đặc biệt, các mặt hàng nông sản của Lào Cai như: chuối, dứa, sắn, quế...những sản phẩm hàng hóa nông nghiệp cả nước nói chung và sản phẩm nông nghiệp từ các vùng nông thôn mới (NTM) Lào Cai sản xuất cung cấp ra thị trường cũng bị hạn chế đáng kể cả hai chiều cung - cầu ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nói chung và xây dựng NTM nói riêng.
Chủ động gỡ khó
Trước tình hình xuất khẩu bị ảnh hưởng như vậy, Lào Cai cũng đã chủ động nắm bắt thông tin về dịch bệnh, tình hình thị trường nông sản của phía Trung Quốc để khuyến cáo các thương nhân xuất khẩu nông sản và các vùng trồng nông sản chủ yếu phục vụ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho phù hợp.
Theo ông Vương Tiến Sỹ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Lào Cai, để giảm thiểu những tác động tiêu cực từ dịch bệnh lên việc phát triển kinh doanh nông sản, các địa phương phải vào cuộc theo trục chính: cơ quan nhà nước-doanh nghiệp-nông dân luôn đồng hành, đồng thời, tập trung xây dựng các chuỗi nông sản có giá trị sâu, quy mô lớn, tính liên kết mạnh mẽ.
Cùng với đó, các địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai rà soát lại các sản phẩm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu phù hợp; doanh nghiệp và chính quyền địa phương chủ động cung cấp thông tin tình hình sản xuất nông sản địa bàn để cơ quan chức năng Trung ương và hệ thống phân phối nắm được và điều tiết hỗ trợ tiêu thụ nội tiêu hoặc xuất khẩu.
Ngoài ra, các địa phương xác định các ngành hàng nông sản có nguy cơ tổn thương để tăng cường tập trung chế biến bảo quản và tiêu thụ nội địa.
Đặc biệt, ngành nông nghiệp tỉnh Lào Cai sẽ có biện pháp kỹ thuật điều tiết mùa vụ cho phù hợp, tránh tràn lan sẽ khó chủ động trong tiêu thụ sản phẩm; các hiệp hội ngành hàng tập trung vào cuộc phát huy vai trò của HTX, tổ hợp tác sản xuất trong tổ chức sản xuất lẫn tiêu thụ nông sản cho nông dân trên địa bàn./.