Nông thôn mới Lào Cai

http://nongthonmoilaocai.vn


Nhiều “triển vọng” khi triển khai chương trình “mỗi xã một sản phẩm” ở huyện vùng cao Bắc Hà

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”- gọi tắt là chương trình (OCOP) được xem là “đòn bẩy” thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển, tạo ra các sản phẩm chủ lực, có lợi thế so sánh, tiến tới xây dựng thương hiệu, liên kết mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Với huyện Bắc Hà, chương trình này cũng đang được đặt nhiều “kì vọng”, sẽ thổi luồng gió mới góp phần đổi thay đời sống nhân dân, góp sức đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM và mục tiêu giảm nghèo “bền vững” tại địa phương.
Huyện vùng cao Bắc Hà đang trong quá trình phát triển Du lịch - Dịch vụ, sẽ có rất nhiều lợi thế và  “triển vọng” khi áp dụng chương trình OCOP, Qua rà soát đã có không ít sản phẩm mang tính đặc hữu vùng miền mà chỉ riêng Bắc Hà mới có. Toàn huyện hiện có khoảng 28 sản phẩm lợi thế. Đây là các sản phẩm có giá trị kinh tế, giá trị thương mại cao và có thể phát triển thành các sản phẩm OCOP trong tương lai gần.. trong đó, các sản phẩm này chia ra thành 5 nhóm, gồm nhóm thực phẩm có 12 sản phẩm; đồ uống 4; thảo dược: 6; lưu niệm 2  và nhóm dịch vụ nông thôn 04 sản phẩm. 

Những năm qua, nhờ sự quan tâm chỉ đạo của huyện, đã có 1 số sản phẩm nông sản chủ lực đã được cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, có thể kể đến: Đặc sản gạo Khẩu Nậm Xít, chè Shan Bắc Hà, rau Bắc Hà, mận Bắc Hà, Rượu Bản Phố... Hiện nay, huyện Bắc Hà cũng có thêm sản phẩm "Quế hữu cơ Nậm Đét" đang được tổ chức phát triển Hà Lan hỗ trợ kinh phí, trình Cục Sở hữu trí tuệ công nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.
 
Cây rau trái v ang mang l i hi u qu kinh t thi t th c cho các h tr ng
Sản xuất rau trái vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân
 
Điều đáng ghi nhận là thông qua chương trình giới thiệu tiềm năng du lịch, các lễ hội truyền thống địa phương, và đặc biệt là “tuần văn hóa du lịch Bắc Hà năm 2018 ” tổ chức đầu tháng 6/2018, các sản phẩm nói trên đã được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến nhiều hơn. Dù vậy về lâu dài, các sản phẩm này vẫn cần được “tạo đà” để khẳng định thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, len lỏi vào các thị trường khó tính, siêu thị lớn. 
Về giải pháp phát triển sản phẩm chủ lực trong thời gian tới, huyện Bắc Hà sẽ triển khai tại 21/21 xã, thị trấn , trong đó dự kiến từ giai đoạn 2018- 2020, tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm làng nghề mang tính đặc trưng, nổi tiếng, có lợi thế cạnh tranh, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, phục vụ khách du lịch; năm 2018 – 2019, thực hiện chứng nhận 02 nhãn hiệu là “Ngựa Bắc Hà” và “Dược liệu Bắc Hà”. Giai đoạn 2020 – 2030 sẽ mở rộng tất cả các sản phẩm truyền thống có tiềm năng phát triển thành hàng hóa.

 Để thực hiện có hiệu quả chương trình “ Mỗi xã một sản phẩm”, huyện cũng chú trọng đến các giải pháp chủ yếu như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong việc triển khai thực hiện OCOP Bắc Hà cho cán bộ và nhân dân hiểu được tầm quan trọng, ý nghĩa của chương trình. Sớm đưa Chương trình OCOP vào nghị quyết của cấp ủy các cấp; chính quyền các cấp để có kế hoạch triển khai cụ thể, phù hợp. Tiếp đó, quan tâm hỗ trợ xúc tiến thương mại, cải tiến mẫu mã, đăng ký thương hiệu, thường xuyên tổ chức các Hội nghị xúc tiến thương mại về hàng hóa nông sản của địa phương sản xuất, chế biến nhằm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Tăng cường các hoạt động xúc tiến, quảng bá tiêu thụ sản phẩm nông sản bằng các hoạt động cụ thể, thiết thực, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Ưu tiên chính sách tín dụng, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp; có chính sách hợp lý về đất đai, khoa học kỹ thuật, phát triển thị trường, tạo nguồn nhân lực tại địa phương.

Tác giả bài viết: Khuất Linh-Đài PT-TH Bắc Hà

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây