Nông thôn mới trong văn học nghệ thuật
- Thứ tư - 21/10/2020 15:23
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nông thôn mới là đề tài không bao giờ cũ trong sáng tác văn học nghệ thuật. Thời gian qua, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi để các văn, nghệ sỹ, cộng tác viên đi thực tế, lấy tư liệu và sáng tác những tác phẩm viết về chủ đề xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững. Nhiều tác phẩm bám sát đời sống kinh tế - chính trị - xã hội ra đời làm phong phú đời sống văn học nghệ thuật, góp phần đồng hành với công cuộc xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.
Xuất thân từ nông thôn, thấu hiểu nỗi vất vả, niềm vui của những người nông dân, tác giả Nguyễn Xuân Mẫn luôn tâm đắc với các đề tài nông nghiệp, nông thôn. Sau nhiều năm làm công tác mặt trận, gắn bó với bà con vùng cao nên ông hiểu sâu sát đời sống của bà con nhân dân. Vì thế trong 2 tập bút ký (75 tác phẩm) đã xuất bản của ông, có 54 bài viết về nông nghiệp và nông thôn vùng cao Lào Cai. Đến nay, dù tuổi cao nhưng vẫn ông vẫn thường xuyên đi thực tế, sáng tác và cho ra đời nhiều tác phẩm mang đậm hởi thở cuộc sống. Năm 2019, ông sáng tác 5 tác phẩm về đề tài nông thôn mới, trong đó có 3 tác phẩm đăng trên Tạp chí Fansipăng.
Tác giả Nguyễn Xuân Mẫn chia sẻ: Nhiều năm gắn bó vùng cao, tôi hiểu để chuyển đổi được cách nghĩ, cách làm trong công cuộc xóa đói giảm nghèo là cả một cuộc đấu tranh trong tư tưởng của người dân, đồng thời cũng là nhiệm vụ nặng nề của các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận và các tổ chức quần chúng. Trong đó, đội ngũ văn, nghệ sỹ cũng đóng góp một phần không thể thiếu khi phản ánh chân thực đời sống, những khó khăn, hay nỗ lực của người dân qua các tác phẩm của mình. Để ra đời những tác phẩm hay, tác giả phải hiểu được phong tục tập quán, bản sắc văn hóa dân tộc, trực tiếp đi sâu tìm hiểu đời sống của bà con nhân dân.
Nhằm động viên, khuyến khích các cây bút là hội viên, cộng tác viên, tháng 3 năm 2019, Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh đã phát động Cuộc thi bút ký viết về Nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Cuộc thi nhận được sự hưởng ứng của đông đảo hội viên, cộng tác viên trong tỉnh. Gần 40 bài viết sâu có sức lay động, tạo được sức lan tỏa, khuấy động đam mê, phát huy được sở trường, tâm huyết của văn, nghệ sỹ đã được gửi tham gia cuộc thi, góp phần đắc lực vào công tác tuyên truyền trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Từ sức lan tỏa của Cuộc thi, nhiều tác phẩm có chất lượng ra đời. Các tác phẩm dự thi đều hướng về chủ đề xây dựng nông thôn mới, phản ánh sinh động về hiện thực xây dựng nông thôn mới trên cơ sở các mục tiêu của chương trình. Trong số đó có những tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc, gợi lên nhiều suy nghĩ, trăn trở với bạn đọc cũng như với công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay. Nhiều tác phẩm đã biểu dương được những đơn vị điển hình, tấm gương điển hình trong phong trào; chỉ ra những điểm nhấn, những mũi nhọn trong kinh tế nông nghiệp và trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Nổi trội như các tác phẩm gắn với tên tuổi của tác giả như: Đoàn Hữu Nam, Nguyễn Văn Cừ, Phạm Công Thế, Tuấn Lợi… Ngoài ra, cuộc thi còn thu hút sự quan tâm, cộng tác của nhiều tác giả ở các địa phương trong tỉnh như tác giả: Nguyễn Thị Hằng (Tân An – Văn Bàn), Phương Sửu (Mường Khương), Tráng Xuân Cường (Bắc Hà)…
Là giáo viên tiểu học nhưng đam mê viết văn, cô giáo Nguyễn Thị Hằng, giáo viên Trường Tiểu học Tân An (Văn Bàn) thường xuyên gửi nhiều bài viết về chủ đề nông thôn mới cộng tác với Tạp chí Fansipăng. Tác giả Nguyễn Thị Hằng chia sẻ: Tôi vui mừng trước sự phát triển của nông thôn quê hương, cuộc sống ấm no của người nông dân. Điều này thôi thúc tôi đặt bút viết nên các tác phẩm. Thông qua những sáng tác, tôi không chỉ phản ánh chân thực sự đổi thay của quê hương mà còn bày tỏ được tâm tư, tình cảm của mình với miền đất ấy.
Ngoài ra, Hội Văn học - Nghệ thuật cũng tổ chức cho hội viên nhiều chuyến đi thực tế, lấy tư liệu, cảm hứng sáng tác. Thông qua các chuyến đi, giúp các tác giả phát hiện ra nhiều nhân tố, điển hình tiêu biểu trong quần chúng nhân dân, các hội viên có cơ hội cùng trao đổi đề tài, nắm bắt tình hình cơ sở. Xác định tuyên truyền và góp phần xây dựng nông thôn mới là là nhiệm vụ chính trị. Nông nghiệp, nông thôn, nông dân là mảnh đất màu mỡ để tất cả các loại hình như văn học, nhiếp ảnh, hội họa, âm nhạc…có thể khai thác. Thời gian tới, ngoài bút ký, chủ đề này sẽ còn được phát động mở rộng ở nhiều loại hình văn học, nghệ thuật khác như thơ ca, hội họa, âm nhạc…để tạo nên bản giao hưởng mới tác động vào tư tưởng của người dân, cùng nhau chung sức xây dựng nông thôn mới.
Tác giả Nguyễn Xuân Mẫn chia sẻ: Nhiều năm gắn bó vùng cao, tôi hiểu để chuyển đổi được cách nghĩ, cách làm trong công cuộc xóa đói giảm nghèo là cả một cuộc đấu tranh trong tư tưởng của người dân, đồng thời cũng là nhiệm vụ nặng nề của các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận và các tổ chức quần chúng. Trong đó, đội ngũ văn, nghệ sỹ cũng đóng góp một phần không thể thiếu khi phản ánh chân thực đời sống, những khó khăn, hay nỗ lực của người dân qua các tác phẩm của mình. Để ra đời những tác phẩm hay, tác giả phải hiểu được phong tục tập quán, bản sắc văn hóa dân tộc, trực tiếp đi sâu tìm hiểu đời sống của bà con nhân dân.
Nhằm động viên, khuyến khích các cây bút là hội viên, cộng tác viên, tháng 3 năm 2019, Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh đã phát động Cuộc thi bút ký viết về Nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Cuộc thi nhận được sự hưởng ứng của đông đảo hội viên, cộng tác viên trong tỉnh. Gần 40 bài viết sâu có sức lay động, tạo được sức lan tỏa, khuấy động đam mê, phát huy được sở trường, tâm huyết của văn, nghệ sỹ đã được gửi tham gia cuộc thi, góp phần đắc lực vào công tác tuyên truyền trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Từ sức lan tỏa của Cuộc thi, nhiều tác phẩm có chất lượng ra đời. Các tác phẩm dự thi đều hướng về chủ đề xây dựng nông thôn mới, phản ánh sinh động về hiện thực xây dựng nông thôn mới trên cơ sở các mục tiêu của chương trình. Trong số đó có những tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc, gợi lên nhiều suy nghĩ, trăn trở với bạn đọc cũng như với công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay. Nhiều tác phẩm đã biểu dương được những đơn vị điển hình, tấm gương điển hình trong phong trào; chỉ ra những điểm nhấn, những mũi nhọn trong kinh tế nông nghiệp và trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Nổi trội như các tác phẩm gắn với tên tuổi của tác giả như: Đoàn Hữu Nam, Nguyễn Văn Cừ, Phạm Công Thế, Tuấn Lợi… Ngoài ra, cuộc thi còn thu hút sự quan tâm, cộng tác của nhiều tác giả ở các địa phương trong tỉnh như tác giả: Nguyễn Thị Hằng (Tân An – Văn Bàn), Phương Sửu (Mường Khương), Tráng Xuân Cường (Bắc Hà)…
Là giáo viên tiểu học nhưng đam mê viết văn, cô giáo Nguyễn Thị Hằng, giáo viên Trường Tiểu học Tân An (Văn Bàn) thường xuyên gửi nhiều bài viết về chủ đề nông thôn mới cộng tác với Tạp chí Fansipăng. Tác giả Nguyễn Thị Hằng chia sẻ: Tôi vui mừng trước sự phát triển của nông thôn quê hương, cuộc sống ấm no của người nông dân. Điều này thôi thúc tôi đặt bút viết nên các tác phẩm. Thông qua những sáng tác, tôi không chỉ phản ánh chân thực sự đổi thay của quê hương mà còn bày tỏ được tâm tư, tình cảm của mình với miền đất ấy.
Ngoài ra, Hội Văn học - Nghệ thuật cũng tổ chức cho hội viên nhiều chuyến đi thực tế, lấy tư liệu, cảm hứng sáng tác. Thông qua các chuyến đi, giúp các tác giả phát hiện ra nhiều nhân tố, điển hình tiêu biểu trong quần chúng nhân dân, các hội viên có cơ hội cùng trao đổi đề tài, nắm bắt tình hình cơ sở. Xác định tuyên truyền và góp phần xây dựng nông thôn mới là là nhiệm vụ chính trị. Nông nghiệp, nông thôn, nông dân là mảnh đất màu mỡ để tất cả các loại hình như văn học, nhiếp ảnh, hội họa, âm nhạc…có thể khai thác. Thời gian tới, ngoài bút ký, chủ đề này sẽ còn được phát động mở rộng ở nhiều loại hình văn học, nghệ thuật khác như thơ ca, hội họa, âm nhạc…để tạo nên bản giao hưởng mới tác động vào tư tưởng của người dân, cùng nhau chung sức xây dựng nông thôn mới.