Quán triệt nội dung trọng tâm các Chương trình chuyên đề trong xây dựng nông thôn mới
- Thứ năm - 17/11/2022 15:51
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sáng ngày 17/11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị trực tiếp và trực tuyến toàn quốc về quán triệt một số nội dung trọng tâm và các chương trình chuyên đề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam chủ trì Hội nghị.
Dự tại điểm cầu tỉnh Lào Cai có lãnh đạo Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh, cán bộ các sở, ban, ngành liên quan và các Văn phòng Điều phối nông thôn mới các huyện, thị xã, thành phố.
Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, để hoàn thành mục tiêu đề ra, hỗ trợ các địa phương triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, thời gian qua Ban Chỉ đạo Trung ương đã ban hành kế hoạch thực hiện 6 chuyên đề chuyên sâu: Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh; Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn….
Tổng nguồn vốn ngân sách trung ương bố trí thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 là 39,632 tỷ đồng Theo đó, đã phân bổ: 30.000 tỷ đồng, bao gồm: 27.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 3.000 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp. Đồng thời, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép bổ sung thêm 88,6 triệu USD (tương đương khoảng 2.050 tỷ đồng) từ vốn vay ADB thực hiện Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn. Các tỉnh cần chủ động cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực hợp pháp để thực hiện mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu; bố trí vốn ngân sách trung ương để thực hiện các chương trình chuyên đề được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tại Hội nghị, đại biểu các tỉnh, thành phố cũng đã chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện như có nhiều nội dung của 6 chương trình chuyên đề và nội dung thành phần gần giống nhau nên khi xác định nội dung để phân bổ vốn sự nghiệp cho các đơn vị sở ngành, huyện gặp khó khăn, cơ sở dữ liệu chưa đồng bộ, hạ tầng thông tin và trang thiết bị còn hạn chế nên chưa đáp ứng được sự phát triển của chuyển đổi số...
Đồng chí Trần Thanh Nam cho rằng, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển toàn diện mọi mặt kinh tế - xã hội. Qua đó, để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025 hiệu quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai một số chuyên đề góp phần thực hiện chương trình, các địa phương cần quan tâm thực hiện tốt, như: Chương trình mỗi xã một sản phẩm; Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh… và trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc thì phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tổng nguồn vốn ngân sách trung ương bố trí thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 là 39,632 tỷ đồng Theo đó, đã phân bổ: 30.000 tỷ đồng, bao gồm: 27.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 3.000 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp. Đồng thời, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép bổ sung thêm 88,6 triệu USD (tương đương khoảng 2.050 tỷ đồng) từ vốn vay ADB thực hiện Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn. Các tỉnh cần chủ động cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực hợp pháp để thực hiện mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu; bố trí vốn ngân sách trung ương để thực hiện các chương trình chuyên đề được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Các đại biểu tham dự Hội nghị tại đầu cầu tỉnh Lào Cai
Tại Hội nghị, đại biểu các tỉnh, thành phố cũng đã chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện như có nhiều nội dung của 6 chương trình chuyên đề và nội dung thành phần gần giống nhau nên khi xác định nội dung để phân bổ vốn sự nghiệp cho các đơn vị sở ngành, huyện gặp khó khăn, cơ sở dữ liệu chưa đồng bộ, hạ tầng thông tin và trang thiết bị còn hạn chế nên chưa đáp ứng được sự phát triển của chuyển đổi số...
Đồng chí Trần Thanh Nam cho rằng, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển toàn diện mọi mặt kinh tế - xã hội. Qua đó, để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025 hiệu quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai một số chuyên đề góp phần thực hiện chương trình, các địa phương cần quan tâm thực hiện tốt, như: Chương trình mỗi xã một sản phẩm; Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh… và trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc thì phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.