Sắc mới Nậm Lang
- Thứ tư - 29/12/2021 14:33
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sự thay đổi trong nhận thức về lao động sản xuất, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới đang mang đến sắc thái mới cho thôn Nậm Lang, xã Mường Bo, thị xã Sa Pa.
Sau vài năm có dịp trở lại, tôi không khỏi bất ngờ bởi thôn Nậm Lang (trước đây thuộc xã Suối Thầu) đã có nhiều đổi thay. Đi trên con đường bê tông mới đổ nối từ tỉnh lộ 151 đến xóm Nậm Lang B, ngắm những căn nhà kiên cố mới mọc lên, gặp những đàn trâu, đàn bò nhẩn nha gặp cỏ đã thấy sắc mới trên vùng đất “khó”.
Căn nhà đang được hoàn thiện của ông Chảo Phủ Guyện, xóm Nậm Lang B
Vào mùa này, mấy năm trước, đến Nậm Lang dịp cuối năm, khắp thôn đều có người ở nhà, đôi khi có vài đám đàn ông tụ tập ngồi uống rượu bởi đây là thời điểm nông nhàn nhất trong năm. Thế nhưng, lần này tôi đến khung cảnh đã khác, cả thôn vắng hoe, nhà nhà cửa đóng then cài, thỉnh thoảng có vài đứa trẻ chưa đến tuổi tới trường chơi đùa bên những người già. Hỏi ra mới biết, lao động chính ở thôn đã đi nương làm hết, người Dao nơi đây bắt đầu chuyển đổi đất nương kém hiệu quả sang trồng quế; số người còn lại mang trâu, bò đi chăn thả hoặc đi thuê máy xúc san gạt ruộng, mở mang đất để chuẩn bị cho vụ lúa sắp tới.
Sau hơn chục cuộc điện thoại và điều khiển chiếc xe máy vượt cung đường mòn gập ghềnh hơn 3km, phải vất vả lắm tôi mới tìm đến được mảnh nương của ông Chẻo Kiềm Chòi, Trưởng thôn Nậm Lang - nơi ông và vợ đang dọn dẹp cây cối, cỏ rác để chuẩn bị chuyển sang trồng quế. Ông Chòi cho biết: Chỉ 2 năm trước, dịp cuối năm người dân trong thôn hầu như không có việc làm, thường rủ nhau tụ tập uống rượu. Bây giờ, người dân biết phân bổ thời gian hợp lý để trồng rừng, san ruộng, chăn nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong thôn nay có nhiều hộ chuyển sang trồng quế, phát triển chăn nuôi để tăng thêm thu nhập. Mọi người không còn lười như những năm trước mà đã có ý thức phấn đấu vươn lên.
“Mấy năm trở lại đây, người dân trong thôn đã trồng được hàng chục ha quế, nuôi hàng trăm con trâu, bò để nâng cao thu nhập. Nhờ chăm chỉ làm ăn, nhiều hộ đã có của ăn, của để và xây dựng được nhà mới kiên cố, khang trang. Các hộ cũng rất tích cực hiến đất làm đường, đóng góp sức người, sức của tham gia xây dựng nông thôn mới. Mới đây nhất, tuyến đường bê tông nối xóm Nậm Lang B với tỉnh lộ 151 được đổ bê tông hoàn thành đã giúp người dân đi lại thuận lợi hơn trước đây rất nhiều.” ông Chòi chia sẻ thêm.
Sau đó, ông Chòi giới thiệu chúng tôi gặp ông Chảo Kiềm Pú để tìm hiểu điển hình trong phát triển kinh tế của thôn. Qua điện thoại, ông Pú cho biết mình đang đi thuê máy xúc về san ruộng và chăn thả đàn trâu gần xóm Nậm Lang B (cách nhà chừng hơn 1 giờ đi bộ) và hẹn gặp tôi tại khu ruộng của gia đình. Quay lại địa điểm gặp mặt, tôi mất thêm khoảng 30 phút đi bộ để tận mắt thấy đàn trâu 18 con của ông Pú.
Sau hơn chục cuộc điện thoại và điều khiển chiếc xe máy vượt cung đường mòn gập ghềnh hơn 3km, phải vất vả lắm tôi mới tìm đến được mảnh nương của ông Chẻo Kiềm Chòi, Trưởng thôn Nậm Lang - nơi ông và vợ đang dọn dẹp cây cối, cỏ rác để chuẩn bị chuyển sang trồng quế. Ông Chòi cho biết: Chỉ 2 năm trước, dịp cuối năm người dân trong thôn hầu như không có việc làm, thường rủ nhau tụ tập uống rượu. Bây giờ, người dân biết phân bổ thời gian hợp lý để trồng rừng, san ruộng, chăn nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong thôn nay có nhiều hộ chuyển sang trồng quế, phát triển chăn nuôi để tăng thêm thu nhập. Mọi người không còn lười như những năm trước mà đã có ý thức phấn đấu vươn lên.
“Mấy năm trở lại đây, người dân trong thôn đã trồng được hàng chục ha quế, nuôi hàng trăm con trâu, bò để nâng cao thu nhập. Nhờ chăm chỉ làm ăn, nhiều hộ đã có của ăn, của để và xây dựng được nhà mới kiên cố, khang trang. Các hộ cũng rất tích cực hiến đất làm đường, đóng góp sức người, sức của tham gia xây dựng nông thôn mới. Mới đây nhất, tuyến đường bê tông nối xóm Nậm Lang B với tỉnh lộ 151 được đổ bê tông hoàn thành đã giúp người dân đi lại thuận lợi hơn trước đây rất nhiều.” ông Chòi chia sẻ thêm.
Sau đó, ông Chòi giới thiệu chúng tôi gặp ông Chảo Kiềm Pú để tìm hiểu điển hình trong phát triển kinh tế của thôn. Qua điện thoại, ông Pú cho biết mình đang đi thuê máy xúc về san ruộng và chăn thả đàn trâu gần xóm Nậm Lang B (cách nhà chừng hơn 1 giờ đi bộ) và hẹn gặp tôi tại khu ruộng của gia đình. Quay lại địa điểm gặp mặt, tôi mất thêm khoảng 30 phút đi bộ để tận mắt thấy đàn trâu 18 con của ông Pú.
Ông Chảo Kiềm Pú bên đàn trâu của gia đình
Ông Pú chia sẻ: Gia đình tôi bắt đầu nuôi trâu từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, đến nay được khoảng 30 năm. Con trâu đầu tiên được gia đình mua từ nguồn vốn vay theo chính sách hộ nghèo, sau đó nhân giống dần, có lúc đàn trâu được hơn 20 con. Cứ khi nào nhà có việc tôi sẽ bán trâu lấy tiên, đến nay đã bán 10 con, con cao nhất được 45 triệu, con thấp nhất cũng không dưới 20 triệu. Nhờ vậy. tôi có tiền trang trải cuộc sống và xây căn nhà trị giá hơn 200 triệu đồng. Năm 2019, sau khi tham khảo một số mô hình, tôi đã chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa nương kém hiệu quả sang trồng hơn 4.000 cây quế. Đến nay, cây quế phát triển tốt, tỷ lệ hao hụt thấp, nhiều hộ trong thôn cũng đã trồng quế để thay thế diện tích đất kem hiệu quả.
Sau khi tuyến đường bê tông hoàn thành, nhiều hộ dân trong xóm Nậm Lang B đã nhanh chóng mua vật liệu, xây dựng nhà mới khang trang hơn. Nhiều căn nhà cũng được các hộ gọi thợ về sửa sang để chuẩn bị đó Tết mới. Ông Chảo Phủ Guyện, xóm Nậm Lang B chia sẻ: Nhờ có đường mới, việc vận chuyển vật liệu đã thuận tiện hơn rất nhiều, chi phí giảm nên tôi quyết định xây nhà. Hiện tại, gia đình đang thúc giục thợ đẩy nhanh tiến độ thi công để có thể về nhà mới trước Tết Nguyên đán năm 2022.
Nói về sự thay đổi của Nậm Lang, ông Chẻo Kiềm Chòi cho biết thêm: Thôn Nậm Lang được sáp nhập từ Nậm Lang A và Nậm Lang B, cả thôn có 130 hộ, hơn 700 khẩu. Năm 2020, thôn còn 25 hộ nghèo, chiếm 19,2% nhưng rà soát mới nhất theo chuẩn nghèo mới, thôn có hơn 40 hộ nghèo, chiếm hơn 26%. Tuy còn cao nhưng so với 10 năm trước sẽ thấy người dân nơi đây nỗ lực và đổi thay như thế nào.
Nậm Lang nay không chỉ thay đổi bộ mặt mà còn là nơi rất giàu tiềm năng phát triển du lịch với những con đường xuyên qua những rừng vầu đắng cây thẳng tắp. Nơi đây còn có những nét văn hóa nguyên sơ, đặc sắc được bao đời người Dao đỏ gìn giữ. Cùng với đó, Nậm Lang có những thửa ruộng bậc thang quyến rũ chờ du khách đến khám phá.
“Người dân nơi đây rất có ý thức trong việc bảo vệ rừng vầu, không để ai chặt phá, xâm phạm nên khu rừng nào cũng đẹp. Còn vào mùa lúa chín, ruộng bậc thang Nậm Lang cũng đẹp không thua kém gì những thửa ruộng bậc thang mà báo, đài vẫn thường nhắc đến. Chúng tôi rất hi vọng sẽ được đầu tư, quảng bá để người dân nơi đây làm du lịch, phát triển kinh tế một cách bền vững.” ông Chòi tâm sự.
Có điện, có đường, có sự thay đổi trong ý thức phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới của người dân…chắc chắn Nậm Lang sẽ tiếp tục đổi thay từng ngày. Tương lai không xa, khi du lịch phát triển và được đầu tư đúng mức, tin tưởng thôn Nậm Lang có thể bứt phá để trở thành điểm sáng ở vùng cao Sa Pa.
Sau khi tuyến đường bê tông hoàn thành, nhiều hộ dân trong xóm Nậm Lang B đã nhanh chóng mua vật liệu, xây dựng nhà mới khang trang hơn. Nhiều căn nhà cũng được các hộ gọi thợ về sửa sang để chuẩn bị đó Tết mới. Ông Chảo Phủ Guyện, xóm Nậm Lang B chia sẻ: Nhờ có đường mới, việc vận chuyển vật liệu đã thuận tiện hơn rất nhiều, chi phí giảm nên tôi quyết định xây nhà. Hiện tại, gia đình đang thúc giục thợ đẩy nhanh tiến độ thi công để có thể về nhà mới trước Tết Nguyên đán năm 2022.
Nói về sự thay đổi của Nậm Lang, ông Chẻo Kiềm Chòi cho biết thêm: Thôn Nậm Lang được sáp nhập từ Nậm Lang A và Nậm Lang B, cả thôn có 130 hộ, hơn 700 khẩu. Năm 2020, thôn còn 25 hộ nghèo, chiếm 19,2% nhưng rà soát mới nhất theo chuẩn nghèo mới, thôn có hơn 40 hộ nghèo, chiếm hơn 26%. Tuy còn cao nhưng so với 10 năm trước sẽ thấy người dân nơi đây nỗ lực và đổi thay như thế nào.
Nậm Lang nay không chỉ thay đổi bộ mặt mà còn là nơi rất giàu tiềm năng phát triển du lịch với những con đường xuyên qua những rừng vầu đắng cây thẳng tắp. Nơi đây còn có những nét văn hóa nguyên sơ, đặc sắc được bao đời người Dao đỏ gìn giữ. Cùng với đó, Nậm Lang có những thửa ruộng bậc thang quyến rũ chờ du khách đến khám phá.
“Người dân nơi đây rất có ý thức trong việc bảo vệ rừng vầu, không để ai chặt phá, xâm phạm nên khu rừng nào cũng đẹp. Còn vào mùa lúa chín, ruộng bậc thang Nậm Lang cũng đẹp không thua kém gì những thửa ruộng bậc thang mà báo, đài vẫn thường nhắc đến. Chúng tôi rất hi vọng sẽ được đầu tư, quảng bá để người dân nơi đây làm du lịch, phát triển kinh tế một cách bền vững.” ông Chòi tâm sự.
Có điện, có đường, có sự thay đổi trong ý thức phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới của người dân…chắc chắn Nậm Lang sẽ tiếp tục đổi thay từng ngày. Tương lai không xa, khi du lịch phát triển và được đầu tư đúng mức, tin tưởng thôn Nậm Lang có thể bứt phá để trở thành điểm sáng ở vùng cao Sa Pa.