Sản phẩm du lịch làng nghề: Sức hút du khách
- Thứ tư - 21/09/2022 04:56
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Lào Cai với 25 nhóm ngành dân tộc anh em cùng sinh sống ví như 1 bức tranh văn hoá đa sắc màu của cộng đồng dân tộc nơi đây, nét đặc sắc mang tinh bản địa trong từng nếp nhà, làng bản, trang phục, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống. Với những lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên phát triển du lịch. Trong thời gian qua du lịch có những phát triển mạnh mẽ đặc biệt với sản phẩm du lịch làng nghề của đồng bào người dân tộc có sức hút đặc biệt với mỗi du khách khi đặt chân đến Lào Cai.
Sản phẩm thổ cẩm của Công ty TNHH TMTH Lan Rừng thị xã Sa Pa đạt chứng nhận OCOP 3 sao.
Là tỉnh miền núi phía Bắc, có 182,086 km đường biên giới giáp với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Vị trí địa lý thuận lợi đã mang đến cho tỉnh Lào Cai một lợi thế cạnh tranh và có vai trò quan trọng trong việc liên kết phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, kết nối Lào Cai với nhiều tour du lịch, từ Lào Cai, khách thập phương có thể du lịch sang Trung Quốc, vào sâu nội địa Việt Nam và đi các nước Asean. Với phương châm lấy văn hóa dân tộc là nền tảng tạo ra các thế mạnh, các sản phẩm du lịch, đồng thời gắn việc khai thác du lịch với bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số để thu hút khách du lịch. Những cơ sở xuất hàng lưu niệm, trang phục dân tộc, đồ trang sức, thuốc tắm của người dân bản địa đã góp phần cải thiện cuộc sống hàng ngày của người dân bản địa đồng thời góp phần cho việc bảo lưu gìn giữ nghề thủ công truyền thống. Tại các xã vùng cao, việc bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống luôn được chú trọng. Nhiều làng nghề đã tạo thương hiệu trên thị trường, với sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương mà còn trở thành hàng hoá được người tiêu dùng ưu chuộng. Nơi đây, các sản phẩm thêu, nghề thổ cẩm, nghề thảo dược và hương liệu, nghề làm hương, làm nến sáp ong, làm trống, chạm bạc, nghề rèn.... được nhiều du khách tìm đến chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn.
Thuốc tắm của người Dao đỏ Sa Pa
Để du lịch làng nghề phát triển bền vững đi vào chiều sâu tỉnh Lào Cai đã chú trọng thực hiện các giải pháp như Triển khai hiệu quả Nghị quyết 06/2021/NQ - HĐND ngày 09/4/2021 quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025; Ưu tiên nguồn lực đầu tư các điểm du lịch cộng đồng gắn với đặc trưng văn hoá của các dân tộc thiểu số nhằm tạo sự khác biệt, nâng cao sức cạnh canh, tạo thương hiệu thu hút khách; Đầu tư phát triển nghề truyền thống thành sản phẩm hàng hóa và quà tặng lưu niệm: Phát triển các sản phẩm thủ công truyền thống theo nhãn hiệu OCOP gắn với tiềm năng và đặc trưng nghề truyền thống của các dân tộc, theo phương châm “Biến di sản thành tài sản”; Gắn phát triển nghề truyền thống với phát triển du lịch cộng đồng để tạo ra các giá trị gia tăng cho sản phẩm nghề thống qua các hoạt động trải nghiệm phục vụ du khách; Tạo ra các sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại địa phương, thân thiện với môi trường để thay thế nguyên liệu công nghiệp. Khai thác tri thức dân gian về thảo dược của dân tộc Dao và nguồn dược liệu nhằm hình thành sản phẩm du lịch "Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe".