Sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp
- Thứ sáu - 30/09/2022 05:53
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thực hiến chiến lược phát triển ngành nông nghiệp, Lào Cai xác định sẽ mở rộng vùng trồng các loại cây hàng hóa chủ lực như: chè, chuối, dứa, quế… Theo đó, diện tích sản xuất các loại cây trồng kém hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế thấp sẽ được chuyển đổi sang những cây trồng hàng hóa phù hợp với quy hoạch vùng để tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp.
Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Lào Cai xác định mục tiêu phát triển sản xuất các loại cây trồng chủ lực trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật; phát triển sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Theo đó, chuyển đổi đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị để phát triển sản xuất hàng hóa là 1 trong 5 nội dung đột phá.
Thực hiện nội dung đó, ngành nông nghiệp định hướng chuyển đổi đất trồng cây kém hiệu quả (ngô) sang trồng chè tập trung tại Mường Khương; trồng chuối, dứa tập trung tại Mường Khương, Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên; dược liệu tập trung tại Sa Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai; rau tập trung tại Sa Pa, Bắc Hà, Bảo Thắng... đảm bảo phù hợp với điều kiện lợi thế từng vùng. Theo kế hoạch, ngành nông nghiệp phấn đấu đến năm 2030 chuyển đổi khoảng 12.000 ha đất trồng cây kém hiệu quả sang các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể, người dân sẽ chuyển đổi khoảng 8.000 ha sang phát triển sản xuất hàng hóa đối với các cây trồng chủ lực (dược liệu, chè, chuối, dứa); chuyển đổi trên 3.000 ha sang trồng cây quế; chuyển đổi 1.000 ha sang các cây trồng khác và phát triển chăn nuôi. Việc chuyển đổi hướng tới nâng cao giá trị sản xuất/ha đất canh tác, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Xã Bản Lầu (Mường Khương) từng là “cái nôi” của chuối hàng hóa khi vùng trồng chuối quy mô lớn đã bắt đầu được hình thành từ hơn 10 năm về trước. Trước năm 2020, diện tích trồng chuối tại địa phương này có thời điểm đạt gần 900 ha. Chủ yếu chuối được trồng trên đất canh tác cây ngô, lúa nương kém hiệu quả. Những năm gần đây, khi hiệu quả kinh tế từ trồng chuối giảm xuống do thời gian canh tác lâu năm, chuối bị sâu bệnh và giảm năng suất. Người dân Bản Lầu chuyển đổi dần diện tích trồng chuối sang các cây trồng khác.
Ông Dương Hồng Trung, Bí thư Đảng ủy xã Bản Lầu cho biết: Dù cây chuối từng là cây trồng thế mạnh của địa phương trong giai đoạn trước nhưng hiện nay không còn phù hợp, cần chuyển đổi sang các cây trồng khác. Xã Bản Lầu xác định 3 cây: dứa, quế, chè là cây trồng hàng hóa chủ lực nên diện tích từng trồng chuối đang được chuyển sang các cây trồng này. Ngoài ra, diện tích trồng ngô, lúa nương cũng được bà con trong xã chuyển sang các cây trồng phù hợp theo quy hoạch.
Tương tự, từ năm 2021, huyện Si Ma Cai thực hiện chuyển đổi trên 200ha đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng các loại cây ôn đới như Mận Tả Van, Lê VH6. Tập trung cải tạo, thâm canh tăng năng suất, phát triển các vùng sản xuất có quy mô tập trung từ 10ha trở lên gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm. Đến nay, huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo xây dựng 3 mô hình sản xuất cây ăn quả ôn đới kết hợp du lịch tại Lùng Thẩn và Quan Hồ Thẩn. Thu nhập từ thu hái sản phẩm và làm du lịch, dịch vụ giúp nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững cho người dân.
Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, các địa phương tích cực thực hiện công tác chuyển đổi đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng các loại cây chủ lực, tiềm năng. Đến nay, đã thực hiện chuyển đổi ước đạt hơn 2.200 ha đạt 97% so với kế hoạch năm. Diện tích chuyển đổi bao gồm: gần 200 ha chuối, 364 ha dứa, 450 ha chè, 186 ha cây dược liệu, 514ha rau, 500 ha cây ăn quả, 23ha cây dâu tằm. Trong đó, diện tích chuyển đổi từ đất lúa là 350 ha, đất ngô 1.500 ha, còn lại gần 400 ha đất sản xuất khác.
Theo ông Đỗ Văn Duy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã chủ động phối hợp với các sở, ngành và địa phương, xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp cụ thể làm cơ sở triển khai thực hiện. Cụ thể, công tác quy hoạch, bố trí sử dụng đất đai phù hợp quỹ đất phục vụ cho vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa sớm được triển khai. Các địa phương đã rà soát các diện tích cây trồng kém hiệu quả chuyển sang các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn; bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp giữa các vùng trong tỉnh (vùng cao bố trí các loại cây ôn đới, nhóm cây ưa lạnh; vùng thấp bố trí các loại cây nhiệt đới, nhóm cây ưa ấm).
Ông Đỗ Văn Duy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đánh giá: Việc sử dụng các loại cây trồng chủ lực có năng suất, phẩm chất tốt, thích ứng với điều kiện thời tiết bất thuận, thay thế diện tích sản xuất kém hiệu quả đã giúp người dân nâng cao nhận thức trong việc đầu tư, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao hệ số sử dụng đất và giá trị thu nhập trên đơn vị canh tác.
Thực hiện nội dung đó, ngành nông nghiệp định hướng chuyển đổi đất trồng cây kém hiệu quả (ngô) sang trồng chè tập trung tại Mường Khương; trồng chuối, dứa tập trung tại Mường Khương, Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên; dược liệu tập trung tại Sa Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai; rau tập trung tại Sa Pa, Bắc Hà, Bảo Thắng... đảm bảo phù hợp với điều kiện lợi thế từng vùng. Theo kế hoạch, ngành nông nghiệp phấn đấu đến năm 2030 chuyển đổi khoảng 12.000 ha đất trồng cây kém hiệu quả sang các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể, người dân sẽ chuyển đổi khoảng 8.000 ha sang phát triển sản xuất hàng hóa đối với các cây trồng chủ lực (dược liệu, chè, chuối, dứa); chuyển đổi trên 3.000 ha sang trồng cây quế; chuyển đổi 1.000 ha sang các cây trồng khác và phát triển chăn nuôi. Việc chuyển đổi hướng tới nâng cao giá trị sản xuất/ha đất canh tác, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Xã Bản Lầu (Mường Khương) từng là “cái nôi” của chuối hàng hóa khi vùng trồng chuối quy mô lớn đã bắt đầu được hình thành từ hơn 10 năm về trước. Trước năm 2020, diện tích trồng chuối tại địa phương này có thời điểm đạt gần 900 ha. Chủ yếu chuối được trồng trên đất canh tác cây ngô, lúa nương kém hiệu quả. Những năm gần đây, khi hiệu quả kinh tế từ trồng chuối giảm xuống do thời gian canh tác lâu năm, chuối bị sâu bệnh và giảm năng suất. Người dân Bản Lầu chuyển đổi dần diện tích trồng chuối sang các cây trồng khác.
Nông dân xã Bản Lầu chuyển đổi đất trồng chuối sang trồng chè.
Ông Dương Hồng Trung, Bí thư Đảng ủy xã Bản Lầu cho biết: Dù cây chuối từng là cây trồng thế mạnh của địa phương trong giai đoạn trước nhưng hiện nay không còn phù hợp, cần chuyển đổi sang các cây trồng khác. Xã Bản Lầu xác định 3 cây: dứa, quế, chè là cây trồng hàng hóa chủ lực nên diện tích từng trồng chuối đang được chuyển sang các cây trồng này. Ngoài ra, diện tích trồng ngô, lúa nương cũng được bà con trong xã chuyển sang các cây trồng phù hợp theo quy hoạch.
Tương tự, từ năm 2021, huyện Si Ma Cai thực hiện chuyển đổi trên 200ha đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng các loại cây ôn đới như Mận Tả Van, Lê VH6. Tập trung cải tạo, thâm canh tăng năng suất, phát triển các vùng sản xuất có quy mô tập trung từ 10ha trở lên gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm. Đến nay, huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo xây dựng 3 mô hình sản xuất cây ăn quả ôn đới kết hợp du lịch tại Lùng Thẩn và Quan Hồ Thẩn. Thu nhập từ thu hái sản phẩm và làm du lịch, dịch vụ giúp nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững cho người dân.
Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, các địa phương tích cực thực hiện công tác chuyển đổi đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng các loại cây chủ lực, tiềm năng. Đến nay, đã thực hiện chuyển đổi ước đạt hơn 2.200 ha đạt 97% so với kế hoạch năm. Diện tích chuyển đổi bao gồm: gần 200 ha chuối, 364 ha dứa, 450 ha chè, 186 ha cây dược liệu, 514ha rau, 500 ha cây ăn quả, 23ha cây dâu tằm. Trong đó, diện tích chuyển đổi từ đất lúa là 350 ha, đất ngô 1.500 ha, còn lại gần 400 ha đất sản xuất khác.
Mô hình trồng cây ăn quả ôn đới tại Si Ma Cai đang phát huy hiệu quả kinh tế cao.
Theo ông Đỗ Văn Duy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã chủ động phối hợp với các sở, ngành và địa phương, xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp cụ thể làm cơ sở triển khai thực hiện. Cụ thể, công tác quy hoạch, bố trí sử dụng đất đai phù hợp quỹ đất phục vụ cho vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa sớm được triển khai. Các địa phương đã rà soát các diện tích cây trồng kém hiệu quả chuyển sang các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn; bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp giữa các vùng trong tỉnh (vùng cao bố trí các loại cây ôn đới, nhóm cây ưa lạnh; vùng thấp bố trí các loại cây nhiệt đới, nhóm cây ưa ấm).
Ông Đỗ Văn Duy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đánh giá: Việc sử dụng các loại cây trồng chủ lực có năng suất, phẩm chất tốt, thích ứng với điều kiện thời tiết bất thuận, thay thế diện tích sản xuất kém hiệu quả đã giúp người dân nâng cao nhận thức trong việc đầu tư, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao hệ số sử dụng đất và giá trị thu nhập trên đơn vị canh tác.