Xã Thanh Bình khó khăn trong xây dựng nông thôn mới
- Thứ ba - 28/12/2021 09:47
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Xã Thanh Bình, thị xã Sa Pa khó đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2021 vì gặp khó khăn trong thực hiện các tiêu chí. Theo rà soát mới nhất,xã Thanh bình, còn 6 tiêu chí xây dựng nông thôn mới chưa đạt gồm: Giao thông, trường học, thu nhập, hộ nghèo, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm. Trong đó tiêu chí hộ nghèo và tiêu chí thu nhập khó thực hiện nhất.
Xã Thanh Bình có 9 thôn, 728 hộ, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, việc phát triển kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp. Thời điểm bắt tay vào xây nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo còn gần 70%. Sau 10 năm, xã còn 343 hộ nghèo, chiếm 47,12%. Như vậy, để đạt chuẩn nông thôn mới, Thanh Bình phải giảm hơn 35% hộ nghèo. Đây là “nhiệm vụ bất khả thi” bởi năm 2021 đã chuẩn bị kết thúc. Được biết, để giảm tỷ lệ hộ nghèo, xã Thanh Bình đã tích cực tuyên truyền, triển khai các mô hình hỗ trợ người dân phát triển kinh tế. Tuy nhiên, do trình độ nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thị trường thiếu ổn định…nên nhiều hộ chưa thể thoát nghèo.
Là hộ nghèo ở thôn Phùng Mông, gia đình chị Chang Thị Váng có tài sản lớn nhất là hai con bò, 7 bao thóc. Căn nhà chưa đầy 40m2 được Hội nông dân thị xã hỗ trợ xây dựng có duy nhất một chiếc giường là nơi ở của 7 khẩu trong gia đình. Nguyên nhân gia đình chị Váng vẫn còn nghèo do thiếu đất canh tác, thiếu việc làm, chồng lười lao động…Chị Váng, cho biết: Ngoài 10 bao thóc thu từ mảnh ruộng nhỏ, cuộc sống của 7 khẩu trông vào tiền lương làm thuê của chồng. Mỗi tháng chồng tôi đi làm thuê được khoảng 2 triệu đồng nhưng phần lớn số tiền đổ vào rượu, còn lại đưa cho 6 mẹ con vài trăm nghìn. Tôi ở nhà chăm con, chăn bò, trồng cấy rau cũng không đủ trang trải cuộc sống chứ còn chưa nghĩ đến việc thoát nghèo.
7 miệng ăn nhà chị Váng trông vào 7 bao thóc.
Là hộ nghèo ở thôn Phùng Mông, gia đình chị Chang Thị Váng có tài sản lớn nhất là hai con bò, 7 bao thóc. Căn nhà chưa đầy 40m2 được Hội nông dân thị xã hỗ trợ xây dựng có duy nhất một chiếc giường là nơi ở của 7 khẩu trong gia đình. Nguyên nhân gia đình chị Váng vẫn còn nghèo do thiếu đất canh tác, thiếu việc làm, chồng lười lao động…Chị Váng, cho biết: Ngoài 10 bao thóc thu từ mảnh ruộng nhỏ, cuộc sống của 7 khẩu trông vào tiền lương làm thuê của chồng. Mỗi tháng chồng tôi đi làm thuê được khoảng 2 triệu đồng nhưng phần lớn số tiền đổ vào rượu, còn lại đưa cho 6 mẹ con vài trăm nghìn. Tôi ở nhà chăm con, chăn bò, trồng cấy rau cũng không đủ trang trải cuộc sống chứ còn chưa nghĩ đến việc thoát nghèo.
Một nguyên nhân khác khiến nhiều hộ còn nghèo là do tác động của dịch Covid-19 khiến một số dự án nông nghiệp vào sản xuất chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng. Tham gia Dự án trồng khoai sọ, gia đình ông Lý Nhụt Phin, thôn Lếch Dao được hỗ trợ 50 kg giống. Sau gần 6 tháng chăm sóc, gia đình ông thu hoạch được 17 bao khoai, mỗi bao nặng 40kg. Tuy nhiên do dịch Covid-19 gây khó khăn cho việc tiêu thụ khoai, giá bán khoai sọ chỉ được 15 nghìn đồng/kg, rẻ hơn cả giá mua khoai giống nên việc trồng khoai chưa giúp gia đình ông nâng cao thu nhập.
Dự án trồng khoai sọ kém hiệu quả khiến ông Phin không có thu nhập sau 6 tháng.
Qua rà soát, thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn xã Thanh Bình hiện đạt 32,5 triệu đồng, thấp hơn chuẩn 4 triệu đồng nên việc đạt tiêu chí này trong năm nay là điều khó có thể thực hiện.
Ông Chảo Láo Lủ, Bí thư Đảng ủy xã Thanh Bình cho biết: Việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, địa phương sẽ nhìn nhận, đánh giá đúng các tiêu chí để xây dựng, đề xuất các giải pháp hiệu quả. Đặc biệt là kêu gọi các dự án phát triển nông nghiệp hàng hóa khả thi để giúp người dân tăng thu nhập.
Mặc dù xã Thanh Bình vẫn nỗ lực, tập trung các nguồn lực để nâng cao chất lượng các tiêu chí nhưng Thanh Bình khó có thể “về đích” nông thôn mới theo đúng kế hoạch đã đề ra.
Ông Chảo Láo Lủ, Bí thư Đảng ủy xã Thanh Bình cho biết: Việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, địa phương sẽ nhìn nhận, đánh giá đúng các tiêu chí để xây dựng, đề xuất các giải pháp hiệu quả. Đặc biệt là kêu gọi các dự án phát triển nông nghiệp hàng hóa khả thi để giúp người dân tăng thu nhập.
Mặc dù xã Thanh Bình vẫn nỗ lực, tập trung các nguồn lực để nâng cao chất lượng các tiêu chí nhưng Thanh Bình khó có thể “về đích” nông thôn mới theo đúng kế hoạch đã đề ra.