Quang cao giua trang

Lào Cai: Xây dựng NTM gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Thứ bảy - 27/06/2020 15:14
Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch cộng đồng là hướng đi đúng đang dần biến các bản làng vốn heo hút ở Lào Cai trở thành nơi đáng sống với hạ tầng ngày càng phát triển và hoàn thiện cộng với khí hậu trong lành, ôn hòa, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, người dân thân thiện.
Nông thôn mới mở đường cho Du lịch phát triển
Phát triển du lịch bản làng và xây dựng nông thôn mới (NTM) vốn là hai lĩnh vực độc lập, nhưng có tính gắn bó tương hỗ cho nhau. Để giải quyết vấn để quan trọng này, tỉnh Lào Cai đã sớm phê duyệt dự án “Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020.” Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở NN và PTNT tỉnh Lào Cai có nhiệm vụ tham mưu xây dựng Nghị quyết phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh, trong đó xác định du lịch cộng đồng và xây dựng NTM là một trong những nội dung cốt lõi đảm bảo tính bền vững của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM và làm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch chính của tỉnh.
 
IMG 8415
Lào Cai có nhiều lễ hội đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc
 
Đến hết 2019, Lào Cai có 143/143 xã có đường rải nhựa hoặc đổ bê tông đến trung tâm xã, tăng 75 xã so với năm 2010. 100% các thôn bản trong tỉnh đã có đường giao thông liên thôn được cứng hóa nối tới trung tâm xã, thuận lợi cho xe thô sơ và xe máy đi lại cả 4 mùa trong năm.

Cũng trong 10 năm qua, thực hiện tiêu chí Điện trong xây dựng nông thôn mới, Lào Cai đã đầu tư trên 300 trạm biến áp, nâng cấp làm mới trên 500km đường dây trung thế, trên 1.200km đường dây hạ thế… đảm bảo cung cấp điện lưới quốc gia đến 100% trung tâm xã trên địa bàn toàn tỉnh. Đến nay toàn tỉnh có gần 100% xã đạt chuẩn tiêu chí điện trong xây dựng nông thôn mới. Nếu như năm 2010, các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ đón gần 15 vạn lượt khách, thì đến năm 2019 các điểm du lịch cộng đồng đón trên 50 vạn lượt khách. Với mạng lưới hạ tầng nông thôn phát triển, các điểm du lịch cộng đồng cũng vươn rộng từ Sa Pa đến Mường Khương, Si Ma Cai Bắc Hà và Bát Xát, Bảo Yên và Văn Bàn. Để tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển du lịch tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Lào Cai cũng đã công nhận 16 điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn các huyện Sa Pa, Mường Khương, Si Ma Cai Bắc Hà và Bát Xát.

Du lịch bản làng mang tính bền vững cho nông thôn mới

Từ khi các tuyến đường giao thông tuyến huyện, tuyến xã nối liền với các thôn bản được nâng cấp và làm mới, số hộ dân đăng ký làm du lịch tăng lên đáng kể. Lượng du khách đến với các cơ sở homestay của các gia đình cũng tăng gấp 5-6 lần.
 
61680038
Du lịch cộng đồng thu hút được nhiều khách du lịch nước ngoài
 
Theo ông Nguyễn Đình Dũng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai, việc mở rộng hoạt động du lịch đến các làng bản đã tạo ra cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng các dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các địa phương.

Theo kết quả điều tra của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thu nhập bình quân từ du lịch cộng đồng tại Lào Cai đạt từ 25-35 triệu đồng/hộ/năm, cao gấp từ 7-12 lần so với trước đây. Cá biệt, có hộ như hộ Anh Lù Văn Quang, thôn Na Lo, Tà Chải , Bắc Hà có mức thu nhập đạt đến 100 triệu đồng/năm. Nguồn thu từ làm du lịch đã góp phần quan trọng vào việc xóa đói, giảm nghèo cho các nhóm dân tộc thiểu số, tạo thêm nguồn lực cho việc xây dựng nông thôn mới ngay tại địa phương.

Bên cạnh đó, sự phát triển du lịch cộng đồng cũng đem lại cơ hội phục hồi và phát triển của một số nghề truyền thống và các phong tục, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, góp phần bảo tồn và phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa các dân tộc, thúc đẩy hoàn thành tiêu chí văn hóa trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Các sản phẩm ẩm thực và thủ công truyền thống như thổ cẩm, nhạc cụ truyền thống, trang sức bằng bạc, thắng cố, xôi bảy màu, lạp sườn, tương ớt, gạo Séng Cù, gà thuốc… cùng các hoạt động văn hóa dân gian, lễ hội truyền thống đã thu hút được sự tham gia của du khách và các đơn vị lữ hành, góp phần quảng bá trực tiếp cho các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc.

Anh Lù Văn Anh Quang, bản Na Lo, xã Tà Chải, huyện Bắc Hà cho biết: từ năm 2014, các tuyến đường liên thôn, liên xã được nâng cấp và mở mới, xe chở khách đi lại thuận tiện, nên nhiều người đã lựa chọn bản Na Lo của anh là nơi dừng chân nghỉ dưỡng khám phá bản sắc văn hóa các dân tộc địa phương.

Cần những đột phá mới

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đình Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai, hiện nay việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Lào Cai vẫn chưa thật sự có chiều sâu, chưa chuyên nghiệp, chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh, phần lớn sản phẩm du lịch cộng đồng mới chỉ đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, ăn uống, trải nghiệm của du khách ở mức đơn giản, nguồn thu từ dịch vụ du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, đòi hỏi trong thời gian tới cần có những bước cải cách mạnh hơn nữa.

Để phát huy thế mạnh du lịch cộng đồng, năm 2020 và các năm tiếp theo, bên cạnh việc giữ vững và nâng cao các xã đã được công nhân đạt chuẩn NTM, Lào Cai tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa Chương trình xây dựng NTM (hiện Lào Cai mới có 52/143 xã đạt tiêu chí NTM). Ngành Du lịch Lào Cai năm 2020 dự kiến sẽ đón 5 triệu lượt khách, trong đó, du lịch bản làng sẽ chiếm khoảng 40% lượng khách. Đây vừa là cơ hội, vừa thách thức đòi hỏi Đảng bộ và chính các cấp phải có những quyết sách đúng để khai thác thế mạnh vùng đất giàu tiềm năng du lịch góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Với định hướng và giải pháp đúng, phù hợp, chắc chắn trong thời gian tới, việc phát triển du lịch cộng đông gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai sẽ có những bước phát triển mới, các thôn bản phát triển du lịch cộng đồng song song với phát triển du lịch sẽ sớm về đích nông thôn mới và tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách, tạo tính bền vững cho cả hai lĩnh vực xây dựng NTM gắn với Du lịch cộng đồng./.

Tác giả bài viết: Lục Văn Toán

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Văn bản nông thôn mới

1397/TB-BNN-VPĐP

Thông báo dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ thực hiên CTMTQG xây dựng NTM năm 2024 giao các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Lượt xem:54 | lượt tải:32

179-KH/BTGTU

Kế hoạch biên soạn, xuất bản cuốn sách "Gương điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới và sản xuất nông nghiệp hàng hoá

Lượt xem:141 | lượt tải:40

07/KH-BCĐ

Kế hoạch truyền thông thực hiện chương MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai năm 2024

Lượt xem:137 | lượt tải:47

14/2022/NQ-HĐND

Nghị quyết Ban hành Quy định một số nội dung, mức chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:647 | lượt tải:218

339/KH-UBND

Kế hoạch triển khai, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình Mục tiêu quốc gia năm 2022 và giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:694 | lượt tải:226

3572/QĐ-BNN-KH

Quyết định Phê duyệt Bộ Chỉ tiêu giám sát thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Lượt xem:734 | lượt tải:377

2075/QĐ-UBND

Quyết định ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố "Thôn đạt chuẩn nông thôn mới" , "Thôn đạt chuẩn kiểu mẫu" trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Lượt xem:666 | lượt tải:224

số 283/KH-UBND

Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2022

Lượt xem:618 | lượt tải:184

số 282/KH-UBND

Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025

Lượt xem:463 | lượt tải:231

3693/UBND-NLN

Mẫu hồ sơ thực hiện cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia

Lượt xem:521 | lượt tải:237
ntm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây