Quang cao giua trang

Nhận biết bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò và giải pháp phòng trị bệnh

Thứ ba - 04/04/2023 13:31
Bệnh viêm da nổi cục là bệnh truyền nhiễm trên trâu, bò; bệnh thường xảy ra và bùng phát dịch chủ yếu vào mùa nóng ẩm.


Bệnh gây thiệt hại về năng suất do sản lượng sữa giảm mạnh, giảm khả năng sinh sản, sảy thai, tổn thương da, giảm tăng trọng và có thể chết nhiều ở trâu, bò giai đoạn còn non hoặc trâu, bò già sức đề kháng kém.

Để chủ động phòng trị và giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra, xin chia sẻ với bà con chăn nuôi một số đặc điểm nhận biết và cách phòng trị như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC

1. Đặc điểm của bệnh viêm da nổi cục (LSD)

-  Bệnh do vi rút thuộc họ Poxviridae gây ra

-  Chỉ xảy ra ở trâu, bò; bệnh không lây sang người và các động vật khác

-  Bệnh xảy ra theo mùa và bùng phát dịch chủ yếu vào mùa nóng ẩm (cuối mùa xuân và trong mùa hè), khi côn trùng hoạt động mạnh.

-  Bệnh gây tổn thương da, giảm tăng trọng và có thể chết.

-  Bênh xảy ra gây giảm sản lượng sữa, giảm tỷ lệ thụ thai, dễ sảy thai ở gia súc mang thai.

2. Đường truyền lây bệnh

-  Truyền lây chủ yếu qua côn trùng hút máu như muỗi, ruồi, ve…

-  Do vận chuyển gia súc nhiễm bệnh từ vùng dịch.

-  Do tiếp xúc trực tiếp giữa gia súc bị bệnh và gia súc khỏe mạnh.

-  Do sử dụng chung dụng cụ: máng ăn, máng uống, dụng cụ dẫn tinh, kim tiêm khi điều trị bệnh…
 

                                                                    Sơ đồ lây nhiễm bệnh theo hướng dẫn của FAO

3. Biểu hiện khi gia súc mắc bệnh

-  Giảm ăn, bỏ ăn, giảm tiết sữa.

-  Sốt, sưng hạch bạch huyết, miệng nhiều nước bọt, chảy nước mắt, nước mũi

-  Da nổi những nốt sần/u, cục kích thước (1 – 1,5cm) thường xuất hiện đầu tiên ở vùng cổ, đầu sau đó lan ra toàn thân, miệng, vú,...

   
Bò mới bị bệnh, u cục rải rác 

 

-  Số cục/nốt sần ban đầu thường ít từ vài nốt (trường hợp nhẹ) đến rất nhiều khắp cơ thể (trường hợp nặng).

-  Các u, cục này mất đi theo thời gian nhưng vùng giữa của nốt sần thường bong vảy tạo vết thương hở, lở loét thu hút côn trùng. 

 Bò bị bệnh nặng, u cục toàn thân

II. BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH BỆNH

1. Thực hiện kiểm soát vệ sinh an toàn vệ sinh trong chăn nuôi

Đây là biện pháp quan trọng và hữu hiệu trong phòng chống bệnh viêm da nổi cục, người chăn nuôi cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

-  Chỉ mua trâu, bò giống từ nơi tin cậy, đã được tiêm phòng bệnh viêm da nổi cục. Những động vật mới nhập đàn cần được kiểm tra trước khi vận chuyển và cần được cách ly khoảng 3 - 4 tuần.

-  Định kỳ vệ sinh thu gom và xử lý chất thải đảm bảo đúng kỹ thuật, diệt côn trùng trong chuồng nuôi và khu vực chăn nuôi.

-  Hạn chế khách tham quan trang trại.

-  Tất cả khách tham quan, phương tiện, thiết bị ra vào trại phải thực hiện các biện pháp vệ sinh khử trùng.

-  Vệ sinh sát trùng dụng cụ thú y đúng kỹ thuật

Thực hiện kiểm soát vệ sinh an toàn vệ sinh nghiêm ngặt 

2.  Tiêm phòng vắc xin cho trâu, bò

-  Nên tiêm phòng cho gia súc khi đàn chưa bị bệnh. Liều lượng tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất

-  Có thể tiêm cho gia súc ở mọi lứa tuổi. Trường hợp gia súc mẹ đã tiêm phòng thì nên tiêm cho gia súc non sau khi được 2 tháng tuổi.

Liều lượng tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất 

III. XỬ LÝ KHI CÓ DỊCH XẢY RA

Khi phát hiện dịch bệnh xảy ra, người chăn nuôi, cán bộ kỹ thuật hay chủ trang trại cần:

-  Báo ngay cho cơ quan thú y tại địa phương

-  Chấp hành theo hướng dẫn của cơ quan thú y về quy định phòng chống dịch bệnh động vật.

-   Dừng buôn bán, vận chuyển gia súc ra vào vùng dịch

-  Cách lý ngay gia súc bị bệnh, thu gom và xử lý chất thải bằng ủ sinh học hoặc chôn đốt, không để ứ đọng nước, phân, vệ sinh sát trùng, diệt côn trùng tại khu vực chăn nuôi và trang trại.

-   Thực hiện tiêm phòng cho toàn đàn gia súc trong trang trại vì bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu.

-  Thường xuyên sử dụng thuốc chống côn trùng bằng cách nhúng, xịt hoặc sử dụng các sản phẩm tại chỗ.

-   Chăm sóc và hỗ trợ điều trị trâu, bò bị bệnh

Do đặc điểm dịch tễ và đường truyền lây của bệnh nên có thể ghép với các bệnh do ký sinh trùng gây nên ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khả năng khỏi bệnh của trâu, bò. Vì vậy khi trâu, bò bị bệnh thường có những biểu hiện như sốt, bỏ ăn vì vậy cần thực hiện chăm sóc riêng đồng thời tiến hành trợ sức cho vật nuôi và dùng thuốc phòng trị các bệnh ghép hoặc bệnh kế phát, cụ thể:

-  Xử dụng thuốc kháng viêm, hạ sốt cho vật nuôi

-  Truyền dịch sinh lý mặn hoặc ngọt cho vật nuôi

-  Có thể sử dụng kháng sinh hoặc thuốc trị ký sinh trùng đường máu để tiêm cho trâu, bò bị bệnh phòng kế phát các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng đường máu.

Tác giả bài viết: Trần Thị Diện

Tổng số điểm của bài viết là: 16 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 3.2 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Văn bản nông thôn mới

1397/TB-BNN-VPĐP

Thông báo dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ thực hiên CTMTQG xây dựng NTM năm 2024 giao các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Lượt xem:50 | lượt tải:29

179-KH/BTGTU

Kế hoạch biên soạn, xuất bản cuốn sách "Gương điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới và sản xuất nông nghiệp hàng hoá

Lượt xem:132 | lượt tải:39

07/KH-BCĐ

Kế hoạch truyền thông thực hiện chương MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai năm 2024

Lượt xem:129 | lượt tải:45

14/2022/NQ-HĐND

Nghị quyết Ban hành Quy định một số nội dung, mức chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:642 | lượt tải:217

339/KH-UBND

Kế hoạch triển khai, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình Mục tiêu quốc gia năm 2022 và giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:687 | lượt tải:226

3572/QĐ-BNN-KH

Quyết định Phê duyệt Bộ Chỉ tiêu giám sát thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Lượt xem:723 | lượt tải:374

2075/QĐ-UBND

Quyết định ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố "Thôn đạt chuẩn nông thôn mới" , "Thôn đạt chuẩn kiểu mẫu" trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Lượt xem:655 | lượt tải:223

số 283/KH-UBND

Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2022

Lượt xem:611 | lượt tải:184

số 282/KH-UBND

Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025

Lượt xem:459 | lượt tải:230

3693/UBND-NLN

Mẫu hồ sơ thực hiện cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia

Lượt xem:515 | lượt tải:235
ntm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây