Thu gom rơm rạ sau thu hoạch
Hàng năm ở nước ta trung bình mỗi người thải ra môi trường khoảng 1300 kg phụ phẩm nông nghiệp/người/năm (Trong đó có 400kg rơm rạ/người) và 1000kg phân gia súc, gia cầm/người/năm. Đây là rác thải hữu cơ chưa được phân loại, thu gom thậm trí là xử lý rác thải hữu cơ chưa thân thiện với môi trường như: Đốt rác thải, rơm rạ, vùi rơm, rạ gây ngộ độc cho cây, Môi trường đất, môi trường sống ở nông thôn bị ô nhiễm.
Sử dụng các phế phụ phẩm ử phân hữu cơ
Bên cạnh đó do con người lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học từ đó dẫn đến giảm độ phì nhiêu của đất và sâu bệnh gia tăng do quen thuốc bảo vệ thực vật làm chất lượng sản phẩm suy giảm, sức khỏe của nông dân bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường, đồng thời trong chăn nuôi một lượng chất thải thải ra cũng ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống từ đó không khí không còn trong lành - do Mùi phân nên ảnh hưởng đến người dân làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người trong cộng đồng của chúng ta dẫn đến ốm đau bệnh tật và chi phí y tế tăng lên.
Vì vậy để hạn chế tối đa lượng chất thải chăn nuôi và phế phụ phẩm nông nghiệp cũng như giảm tối đa lượng thuốc Bảo vệ thực vật và phân bón hóa học cần thực hiện đồng bộ các biện pháp xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp (như: Ủ phân hữu cơ từ rơm rạ và các phụ phẩm cây trồng khác ngay tại ruộng có sử dụng chế phẩm sinh học) trong sản xuất nông nghiệp giúp giảm chi phí phân bón, cải tạo chất lượng đất, tăng năng suất cây trồng, tháo gỡ khó khăn cho nông dân trong việc xử lý phụ phẩm cây trồng. Giữ trang trại sạch sẽ, gọn gàng và hợp vệ sinh. Biện pháp xử lý gốc rạ trên ruộng không ngập với chế phẩm sinh học phù hợp sẽ trả lại dinh dưỡng cho đất và rất dễ thực hiện. Phương pháp ủ các phụ phẩm từ cây trồng như rơm rạ, phụ phẩm từ trồng hoa, trồng cây tại ruộng thành phân bón mang lại hiệu quả kinh tế và lợi ích cho môi trường. Tránh mất mát nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá góp phần cải thiện chất lượng đất của bạn một cách rẻ tiền, giúp nông dân khôi phục độ lại tình trạng màu mỡ của đất.
Sản phẩm ủ chua làm thức ăn cho đại gia súc
Biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi để tạo ra những sản phẩm có ích để tái xử dụng trong trồng trọt và chăn nuôi thông qua các biện pháp như lên men giúp giảm chi phí thức ăn chăn nuôi, biến phụ phẩm cây trồng thành thức ăn lên men có chất lượng đây là phương pháp dễ làm dễ thực hiện, ít tốn kém mang tới nguồn thức ăn dinh dưỡng cho gia súc vì chỉ 1 kg thức ăn lên men thôi đã giàu dinh dưỡng ngang 5 kg cỏ khô rồi”. Do đó cải thiện chất lượng dinh dưỡng của thức ăn loại bỏ hoặc làm giảm độc tố, thức ăn trở nên ngon hơn tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn, tăng cường sự phát triển của vật nuôi, giảm chi phí đầu vào chăn nuôi, Cung cấp nguồn thức ăn đáng tin cậy vào mùa đông và mùa hè. Thay thế một số thức ăn thô xanh do đó giảm chi phí lao động tìm kiếm thức ăn thô xanh, Giảm phát thải khí mê-tan từ dạ cỏ của gia súc, đặc biệt không cần đốt phụ phẩm do đó không khí sạch hơn và cộng đồng khỏe mạnh hơn.