Quang cao giua trang

Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

Thứ năm - 02/05/2024 15:05
Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

Xây dựng mô hình, chuyển đổi sản xuất

Theo Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đakrông - Trần Đình Bắc, thực hiện kế hoạch xây dựng 30 thôn đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021- 2025, đến nay, trong tổng số 27 thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc khu vực II có 5 thôn đạt từ 10 - 12/14 tiêu chí, 14 thôn đạt từ 8-9/14 tiêu chí, các thôn còn lại cũng đã đạt dưới 8 tiêu chí.

Đối với 3 thôn đăng ký đạt chuẩn NTM kiểu mẫu trong năm 2023, đến nay, thôn Phú Thành (xã Mò Ó) đạt 12/14 tiêu chí; thôn Cu Tài 2 (xã A Bung) đạt 11/14 tiêu chí; thôn A Rồng Trên (xã A Ngo) đạt 9/14 tiêu chí.

Đẩy mạnh xây dựng NTM kiểu mẫu, vườn mẫu.

Trong quá trình thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, huyện Huyện Đakrông đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi. Tập trung xây dựng mô hình có tính liên doanh, liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; xây dựng chăn nuôi theo hướng trang trại và gia trại quy mô lớn. Áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất; tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; đồng thời đẩy mạnh quảng bá nông sản đã được đăng ký nhãn hiệu địa phương.

Thúc đẩy phát triển HTX và các mô hình hợp tác trong nông nghiệp; nhân rộng các mô hình liên kết theo chuỗi giữa nhà nông, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng. Đẩy mạnh đổi mới công nghệ, chuyển đổi số trong nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Đa dạng hóa sản phẩm nông sản, đẩy mạnh chế biến tinh, chế biến sâu. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và thương mại điện tử; phát triển đa dạng chuỗi cung ứng vật tư đầu vào và thị trường tiêu thụ nông sản…

Tuy nhiên, theo ông Trần Đình Bắc, nguyên nhân kết quả xây dựng NTM đạt thấp là do Bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021- 2025 được nâng cao hơn về số lượng và chất lượng từng chỉ tiêu, tiêu chí, trong đó có nhiều chỉ tiêu khó thực hiện, cần nguồn lực lớn, thời gian để hoàn thiện, như: yêu cầu tỉ lệ hộ sử dụng nước sạch tập trung, cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn quốc gia, thu nhập; một số chỉ tiêu chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý, chưa có hướng dẫn đầy đủ, định hướng triển khai chưa rõ ràng (người dân tham gia và sử dụng ứng dụng khám - chữa bệnh điện tử, khám - chữa bệnh từ xa, thành lập chi bộ quân sự xã).

UBND huyện Đakrông đề nghị sớm sửa đổi bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, trong đó quan tâm chỉ tiêu mang tính đặc thù vùng miền, điều chỉnh các chỉ tiêu phù hợp với tình hình thực tế để thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện.

Được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, ngành, địa phương, các HTX, tổ hợp tác trên địa bàn huyện đã có nhiều cố gắng trong việc điều hành sản xuất kinh doanh, liên kết với doanh nghiệp, tìm kiếm thị trường đầu ra, tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên và nông dân, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi.

Tỉnh Quảng Trị phấn đấu đến cuối năm 2024 có 77/101 xã đạt chuẩn NTM.

Đẩy mạnh xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu

Ông Trần Trọng Tuấn, Phó Chánh Văn phòng chuyên trách NTM tỉnh Quảng Trị, cho biết, đến cuối năm 2023, toàn tỉnh đã có 69/101 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 68,3%), trong đó có 9 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; bình quân tiêu chí toàn tỉnh là 15,8 tiêu chí/xã (tăng 1,7 tiêu chí/xã so với cuối năm 2022); có 4 thôn đặc biệt khó khăn, thôn thuộc các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt chuẩn thôn NTM các xã Vĩnh Ô, Vĩnh Hà của huyện Vĩnh Linh); có 78 thôn đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu; có 56 vườn hộ gia đình được công nhận vườn mẫu NTM (tại huyện Vĩnh Linh và  huyện Triệu Phong).

Đến nay, 5 xã đã và đang hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ để trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM, có 7 xã đã và đang hoàn thiện các thủ tục hồ sơ để trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM nâng cao; dự kiến nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM của toàn tỉnh lên 74/101 xã, trong đó có 16 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt và vượt mục tiêu xây dựng NTM năm 2023.

Các huyện Triệu Phong, Hải Lăng đang hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ để trình xét công nhận huyện đạt chuẩn NTM; huyện Cam Lộ (đã được công nhận huyện NTM năm 2019) đang hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ để trình xét công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, đảm bảo theo kế hoạch, lộ trình của tỉnh đã đề ra.

Quảng Trị hiện có 310 HTX nông nghiệp và 02 Liên hiệp HTX nông nghiệp, trong đó HTX khá, tốt chiếm 59,7%, kinh tế tập thể ngày càng phát huy vai trò tích cực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện; đến cuối năm 2023, toàn tỉnh đã có 136 sản phẩm OCOP, trong đó 93 sản phẩm được công nhận đạt 3 sao, 43 sản phẩm được công nhận đạt 4 sao, trong đó có 02 sản phẩm 4 sao đang đề nghị đánh giá, công nhận 5 sao; 73 xã (chiếm 72,3%) đạt tiêu chí thu nhập, 86 xã (chiếm 85,1%) đạt tiêu chí lao động, 56 xã (chiếm 55,4%) đạt tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn. Tỷ lệ nghèo đa chiều khu vực nông thôn của các huyện, thị xã còn 15,85%, trong đó tỷ lệ nghèo đa chiều khu vực nông thôn theo chuẩn nông thôn mới là 13%; 70 xã (chiếm 69,3%) đạt tiêu chí nghèo đa chiều.

Tỉnh phấn đấu đến cuối năm 2024 có 77/101 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 75,2%), trong đó có 24 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, kiểu mẫu; Vĩnh Linh đạt chuẩn huyện NTM; Triệu Phong, Hải Lăng hoàn thành hồ sơ trình công nhận huyện NTM; Cam Lộ hoàn thành hồ sơ trình công nhận huyện NTM nâng cao; 43 thôn, bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt chuẩn thôn NTM.

Đồng thời, địa phương cũng tiếp tục triển khai hiệu quả 11 nội dung thành phần của Chương trình xây dựng NTM, chú trọng thực hiện 6 chương trình chuyên đề thuộc Chương trình xây dựng NTM; chỉ đạo thực hiện xây dựng thôn, bản NTM, NTM kiểu mẫu, vườn mẫu, mô hình xã, thôn NTM thông minh để thúc đẩy xây dựng các “miền quê đáng sống”. Theo đó, tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; triển khai mạnh mẽ Chương trình OCOP nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh ngành nghề nông thôn; phát triển du lịch nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX; hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn...

Để thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025, Quảng Trị tập trung huy động nhiều nguồn lực; trong đó, ngân sách Trung ương bố trí là 403 tỷ đồng, ngân sách tỉnh hơn 391 tỷ đồng. Thời gian qua, Quảng Trị đã huy động được 114 tỷ đồng từ các doanh nghiệp, HTX, các loại hình kinh tế khác; huy động được 217 tỷ đồng vốn đóng góp từ cộng đồng dân cư.

Ông Hồ Xuân Hòe, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị,  cho biết, tỉnh tập trung xây dựng NTM theo hướng phát triển toàn diện, bền vững gắn với đô thị hoá, bảo đảm thực chất, đi vào chiều sâu, thực sự vì lợi ích của người dân, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo kết quả xây dựng NTM. Bảo đảm duy trì và phát triển vững chắc kết quả xây dựng NTM của các địa phương đã đạt chuẩn, đẩy mạnh xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và xây dựng NTM cấp thôn, bản.

Tập trung đầu tư xây dựng NTM tại các xã đặc biệt khó khăn, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, từng bước cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường của khu vực nông thôn; đẩy mạnh phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM với các hoạt động thiết thực, cụ thể ở nông thôn, gắn với công tác đỡ đầu, phụ trách, hỗ trợ xây dựng NTM. Triển khai có hiệu quả các đề án về du lịch cộng đồng, vệ sinh môi trường, nước sạch, đảm bảo sức khoẻ người dân, xây dựng vườn mẫu, phát triển sản phẩm OCOP, giữ vững an ninh chính trị ở địa bàn nông thôn.

Nguồn tin: Theo Tạp chí Kinh tế Nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Văn bản nông thôn mới

48/TB-VPĐP

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản

Lượt xem:96 | lượt tải:32

49/TB-VPĐP

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản

Lượt xem:89 | lượt tải:21

1106/QĐ-UBND

Quyết định về việc ban hành sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mưới và huyện nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Lượt xem:356 | lượt tải:123

1397/TB-BNN-VPĐP

Thông báo dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ thực hiên CTMTQG xây dựng NTM năm 2024 giao các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Lượt xem:468 | lượt tải:117

179-KH/BTGTU

Kế hoạch biên soạn, xuất bản cuốn sách "Gương điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới và sản xuất nông nghiệp hàng hoá

Lượt xem:533 | lượt tải:133

07/KH-BCĐ

Kế hoạch truyền thông thực hiện chương MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai năm 2024

Lượt xem:513 | lượt tải:135

14/2022/NQ-HĐND

Nghị quyết Ban hành Quy định một số nội dung, mức chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:1098 | lượt tải:318

339/KH-UBND

Kế hoạch triển khai, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình Mục tiêu quốc gia năm 2022 và giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:1083 | lượt tải:346

3572/QĐ-BNN-KH

Quyết định Phê duyệt Bộ Chỉ tiêu giám sát thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Lượt xem:1142 | lượt tải:576

2075/QĐ-UBND

Quyết định ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố "Thôn đạt chuẩn nông thôn mới" , "Thôn đạt chuẩn kiểu mẫu" trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Lượt xem:1146 | lượt tải:322
ntm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây