Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống, làng nghề, các hoạt động nông nghiệp, môi trường sinh thái; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống của người dân Lào Cai
Đại hội Đại biểu lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã xác định “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm”. Để hiện thực hóa mục tiêu trên và nhằm đưa nông nghiệp Lào Cai có bước phát triển đột phá và là “trụ đỡ” của nền kinh tế của tỉnh; Tỉnh ủy đã ban hành Đề án 01-ĐA/TU, Nghị quyết 10-NQ/TU, HĐND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; cùng với đó là các chính sách triển khai thực hiện Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025. Có thể khẳng định rằng, các chủ trương, định hướng, hệ thống các cơ chế, chính sách, trong đó cơ chính hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị (hỗ trợ thông qua doanh nghiệp, HTX) đã phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, là nguồn lực hỗ trợ tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Chỉ thị 13-CT/TU ngày 09/6/2021 của BVT Tỉnh ủy đã xác định người dân và cộng đồng dân cư là chủ thể trong xây dựng NTM, để nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân nông thôn. Trong bộ tiêu chí xây dựng NTM thì tiêu chí 13- “tiêu chí về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn” là một trong những rào cản để các địa phương phấn đấu đạt chuẩn NTM. Nhận thức được vấn đề này, ngành Nông nghiệp đà tham mưu, đẩy mạnh xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp có sự tham gia của người dân, thực hiện xây dựng NTM phải gắn với xây dựng “Nông nghiệp sinh thái - Nông thôn hiện đại - Nông dân thông minh”. Chính điều nay đã đóng góp rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân, từng bước xóa đói giảm nghèo, hướng đến mục tiêu xây dựng NTM hiệu quả.
Nông thôn mới đem lại sức sống mới cho người dân vùng cao
Đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 47 mô hình liên kết các sản phẩm nông nghiệp, trong đó: 16 doanh nghiệp tham gia liên kết với các HTX, hộ nông dân và 26 HTX tham gia liên kết với các HTX và hộ nông dân; quy mô liên kết 11.000 ha với khoảng 12.000 hộ dân tham gia; tổng giá trị liên kết tiêu thụ đạt trên 1.200 tỷ đồng. Trong đó, một số mô hình/dự án liên kết theo chuỗi giá trị điển hình như: Mô hình liên kết chè, quy mô trên 3.300ha/3.000 hộ; mô hình liên kết quế, quy mô 7.850/3.500 hộ; mô hình liên kết dứa 350 ha/750 hộ; mô hình liên kết chuối 175ha/250 hộ... Bên cạnh đó, còn có mô hình liên kết theo chuỗi giá trị hiệu quả giữa HTX với các hộ dân như: mô hình liên kết sản phẩm cá nước lạnh, mô hình liên kết sản phẩm trồng dâu nuôi tằm, mô hình trồng rau trái vụ, mô hình liên kết sản phẩm ớt...
Ngoài ra, triển khai thực hiện chương trình MTQG, đến nay toàn tỉnh có 81 dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; các dự án tập trung chủ yếu phát triển các ngành hành chủ lực của tỉnh (dược liệu, chè, dứa, chuối, lợn); cây ăn quả ôn đới.
Lào Cai phát huy thế mạnh cây ăn quả ôn đới
Cùng với các cơ chế, chính sách của tỉnh, các nguồn lực từ Chương trình MTQG, các nguồn vốn hợp pháp khác đã tạo động lực cho nông nghiệp phát triển, bước đầu chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường; chuyển sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang xu hướng sản xuất hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị; bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, như: Cây chè 8.279 ha, cây dược liệu hàng năm 1.031 ha, cây chuối 2.017 ha, cây dứa 2.217 ha, cây quế 60.487 ha, cây ăn quả ôn đới 4.507 ha...
Liên kết sản xuất làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho bà con trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ KHKT, nâng cao hiện quả sản xuất, liên kết sản xuất (hỗ trợ thông qua chủ trì liên kết là các doanh nghiệp, HTX) đang dần thay đổi tư duy ỉ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước; các chủ thể chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm với nhau, điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch, kiểm soát được quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, giảm rủi ro về giá cả, người dân được tiếp cận nhanh chóng với khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất hiện đại trong nông nghiệp; nâng cao thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp.
Có thể khẳng định rằng, liên kết sản xuất trong nông nghiệp là động lực quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh, được khẳng định theo tiêu chí 13 - Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn.
Bên cạnh những kết quả đạt được, liên kết trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định như: Số lượng chuỗi liên kết còn chưa nhiều, quy mô vùng sản xuất hàng hóa chưa lớn; Hoạt động liên kết giữa các chủ thể còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển nông nghiệp của tỉnh; vẫn còn một số mô hình liên kết thiếu bền vững, theo hình thức “thuận mua, vừa bán”, cho nên dễ xảy ra tình trạng đứt gẫy, phá vớ hợp đồng đã kỹ giữa nông dân với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm; Nhiều sản phẩm nông nghiệp chưa có nhãn mác, thương hiệu; sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu khó tiêu thụ hoặc ở các kênh phân phối hiện đại,...; Năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp còn thấp; chế biến quy mô nhỏ, sơ chế vẫn là chủ yếu, chưa có nhiều sản phẩm chế biến sâu; Hoạt động sản xuất, chế biến và tiêu thụ của người dân và doanh nghiệp HTX còn thiếu thông tin về thị trường... Thu hút đầu tư tư nhân và các nguồn lực xã hội vào thực hiện liên kết còn hạn chế.
Nguyên nhân của các khó khăn nêu trên là do: Công tác tuyên truyền, hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách liên kết sản xuất chưa thực sự được quan tâm đúng mức; Các chủ trì liên kết sản xuất (DN, HTX) chủ yếu là nhỏ và vừa, chưa có thị trường ổn định; chưa có ràng buộc pháp lý chặt chẽ, chế tài xử lý giữa các bên; Phần lớn các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản chưa thực sự hội tụ được các điều kiện cần thiết như: năng lực thực sự của các thành phần khi tham gia, nhất là năng lực của nông dân/chủ trang trại và các tổ hợp tác, HTX, DN,... Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: điều kiện sản xuất, nguồn nhân lực, thiên tai, dịch bệnh, giá cả vật tư đầu vào, thị trường tiêu thụ, rào cản kỹ thuật, thương mại....
Việc triển khai thực hiện liên kết trong sản xuất nông nghiệp là hướng đi đúng trong giai đoạn phát triển nông nghiệp hiện nay và là xu thế tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại. Để khắc phục các khó khăn và tiếp tục thúc đẩy phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về chính sách, hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, lợi ích tham gia chuỗi giá trị cho người sản xuất, doanh nghiệp; tăng cường giới thiệu về gương điển hình tiên tiến, các mô hình liên kết/chuỗi giá trị sản xuất. Đẩy mạnh vận động, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân chuyển từ mô hình sản xuất hộ gia đình sang hợp tác, liên kết sản xuất chuỗi giá trị, tạo ra nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn.
Thứ hai, Cần tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh, bình đẳng, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp; khuyến khích chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Tăng cường thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp, HTX đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ giới thiệu kết nối doanh nghiệp có năng lực, uy tín tham gia liên kết tiêu thụ để người dân yên tâm sản xuất.
Thứ ba, Coi trọng và phát huy sức mạnh, vai trò chủ thể, vị thế, năng lực của nông dân trong phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp, tăng sự liên kết ngang trong sản xuất với sự tham gia các tổ chức kinh tế tập thể; coi trọng khuyến khích và tổ chức nhiều mô hình liên kết dọc giữa nông dân với các doanh nghiệp, giúp giảm thiểu các khâu trung gian làm tăng chi phí đầu đầu vào, giảm giá trị đầu ra, gây thiệt hại cho người sản xuất; giúp doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu, ổn định sản xuất theo kế hoạch, phát huy được giá trị thương hiệu; đảm bảo thống nhất và đồng bộ tất cả các khâu từ sản xuất đến người tiêu dùng.
Tăng cường vai trò các HTX trong chuỗi theo hướng khuyến khích hợp nhất các HTX cùng lĩnh vừng trên địa bàn cùng huyện hoặc tỉnh để tập trung sức mạnh các nguồn lực HTX.
Thứ tư, Quan tâm công tác đánh giá, dự báo thị trường, thường xuyên cập nhập, nắm chắc thông tin thị trường cung cầu hàng hóa nông sản. Đây là cơ sở để giúp người nông dân, doanh nghiệp nghiên cứu, điều chỉnh hướng sản xuất, kinh doanh đáp ứng nhu cầu của thị trường và chủ động tìm đầu ra cho nông sản, là cơ sở thiết lập hợp đồng dài hạn giữa người sản xuất và người chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Thứ năm, Các địa phương, các Sở ngành cần tăng cường, quyết liệt hơn nữa trong triển khai thực hiện liên kết sản xuất trong nông nghiệp (đặc biệt hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình MTQG). Đồng thời, tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương, Sở ngành, đơn vị có liên quan, đặc biệt là UBND cấp xã trong quá trình triển khai thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất. Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.
Hiệu quả từ việc liên kết sản xuất trong sản xuất nông nghiệp giữa các doanh nghiệp, HTX với người nông dân góp phần quan trọng trong việc triển khai, thực hiện xây dựng NTM và cũng là một trong những nhiệm vụ, nội dung quan trọng thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025, cũng như là định hướng phát triển sản xuất trong giai đoạn tới. Đây là một nhiệm vụ khó khăn để thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp của người dân, hướng tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp xanh, nông nghiệp an toàn, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp, phát triển kinh tế, xã hội; góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra. Do vậy, cần có sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân, doanh nghiệp...