Xã Nghĩa Đô được công nhân là điểm Du lịch vào tháng 9/2021 và đang trên đà XD NTM nâng cao
Trên địa bàn xã Nghĩa Đô hiện có 1 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung được đầu tư và đưa vào sử dụng từ năm 2003. Đến năm 2015 công trình được sửa chữa, nâng cấp và hiện cấp nước cho 170 hộ dân, 3 trường học. Chất lượng nước từ công trình mới đạt tiêu chuẩn nước hợp vệ sinh, chưa đạt tiêu chuẩn nước sạch theo quy định.
Dự án “Mô hình điểm về bảo vệ môi trường, cấp nước sạch nông thôn năm 2023” được triển khai hướng tới mục tiêu tối thiểu 15% hộ dân trên địa bàn xã Nghĩa Đô được tiếp cận bền vững với nước sạch từ công trình cấp nước tập trung. Đồng thời, xã cũng duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí số 17 “Môi trường” và tiêu chí số 18 “Chất lượng môi trường sống” theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022 - 2025.
15% hộ dân trên địa bàn xã Nghĩa Đô sẽ được tiếp cận bền vững với nước sạch
Dự án sẽ tập trung triển khai: Tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức bảo vệ môi trường, hỗ trợ nâng cấp thiết bị lọc nước cho 1 công trình cấp nước sinh hoạt đã có trên địa bàn xã, quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình cho địa phương quản lý, vận hành và tổng kết dự án.
Theo đó, dự án sẽ tập huấn cho đại biểu là cán bộ, hộ dân tại các thôn triển khai dự án về kỹ thuật thu gom, phân loại và xử lý rác thải, chất thải tại hộ gia đình, cải tạo cảnh quan và nâng cao kiến thức bảo vệ môi trường nông thôn. Đồng thời, nâng cấp thiết bị xử lý nước cũ bằng thiết bị lọc áp lực contact với công suất thiết kế 130m3/ngày đêm; đảm bảo cung cấp nước sạch đạt quy chuẩn theo QCVN 01-1:2018/BYT cho 170 hộ dân, 03 trường học trên địa bàn xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên. Xây dựng khu xử lý; cấp bồn chứa nước inox cho các hộ gia đình không có bồn chứa, trữ nước sạch.
Mô hình được thực hiện nhằm nâng cao hơn nhận thức, kiến thức bảo đảm vệ sinh môi trường nông thôn cho cán bộ, nhân dân các thôn thực hiện dự án, giúp họ thay đổi thói quen, hành vi và quan điểm sống thân thiện với môi trường, biết bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ cảnh quan, giữ gìn không gian truyền thống và thu hút người dân tích cực tham gia, tự nguyện đóng góp kinh phí, công sức và có trách nhiệm bảo vệ, duy trì mô hình một cách bền vững.
Nguồn tin: Theo Tạp chí Kinh tế Nông thôn:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn