Quang cao giua trang

Bài 2: Hiến đất ở nơi “tấc đất, tấc vàng”

Thứ hai - 20/03/2023 13:59
Ở vùng đất du lịch Sa Pa, “tấc đất, tấc vàng”. Trong khi nhiều công trình, dự án bị đình trệ bởi khó khăn trong giải phóng mặt bằng thì ở phường Hàm Rồng, người dân 3 tổ dân phố sẵn sàng hiến hàng nghìn m2 đất làm đường giao thông.
image001
Các khu dân cư ven Suối Hồ được nâng cấp lên tổ dân phố khi một phần xã Sa Pả được tách ra để thành lập phường Hàm Rồng. Gọi là tổ dân phố nhưng kỳ thực cuộc sống, sinh hoạt của người dân vẫn mang đặc trưng là nông thôn vùng cao. Sau thời gian nghỉ tết Nguyên đán, vui xuân tại các lễ hội, nhịp sống thường nhật trở lại, bà con bắt tay vào chăm sóc vườn atiso, địa lan, cây ăn quả… Đó cũng là những nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây.
Nằm giữa 2 trục đường chính là Quốc lộ 4D và đường tránh Quốc lộ 4D, hơn 300 hộ ở các tổ dân phố 1, 2, 3 của phường Hàm Rồng như tách biệt với những khu phố nhộn nhịp. Phải chú ý lắm chúng tôi mới thấy tấm biển nhỏ ghi tên Suối Hồ - tên con đường dẫn xuống khu dân cư này. Càng đi sâu vào trong, tiếng còi xe càng thưa và nhỏ dần, cuộc sống ở đây cũng như chậm lại. Những đứa trẻ người Mông thấy khách lạ chỉ dám nấp sau vách nhà lén nhìn trộm, lác đác một, hai đoàn khách nước ngoài đi bộ vào con đường này để đi tắt đến Tả Phìn. Thi thoảng, những vũng nước đọng lại trên lòng đường sau mưa hoặc bùn đất hằn lên từ vết xe ô tô tải khiến họ phải đi vòng vào tận hiên nhà ven đường. Có người nói vui, cũng bởi đường khó khăn như thế nên những tổ dân phố ở đây mới giữ được vẻ bình yên.
image002
Phó Chủ tịch UBND phường Hàm Rồng - Má A Sẳng thì chẳng thể vui được bởi anh thấy người dân thật thiệt thòi nếu nhìn vào hạ tầng giao thông. Anh bảo, khi xây dựng nông thôn mới, xã Sa Pả được thụ hưởng nhiều chương trình, dự án và đã ưu tiên làm đường, nhưng do nguồn lực có hạn nên phải ưu tiên các thôn khó khăn hơn. Đến khi chia tách, thành lập phường thì cơ chế, chính sách có nhiều thay đổi nên việc cải tạo, nâng cấp tuyến đường Suối Hồ phục vụ 3 tổ dân phố 1, 2, 3 bị đình trệ. Giao thông khó khăn không chỉ khiến việc đi lại của người dân vất vả, mà còn ảnh hưởng đến việc tiêu thụ nông sản. Nhiều mô hình liên kết tiêu thụ kém hiệu quả một phần do phát sinh chi phí cước vận chuyển nên doanh nghiệp chẳng mặn mà.
Nhưng câu chuyện ấy sắp trở thành dĩ vãng. Những ngày này, ai đến Hàm Rồng và đi trên trục đường Suối Hồ đều nhận thấy sự thay đổi lớn. Nhiều đoạn đường đã được mở nền rộng gấp đôi trước đây, dù vẫn là đường đất nhưng việc lưu thông đã dễ dàng hơn.
Sự chuyển biến bắt đầu từ chuyến thăm, tặng quà các gia đình chính sách của Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường tại đây. Khi người dân đề nghị UBND tỉnh đầu tư nâng cấp tuyến đường này, lãnh đạo tỉnh đã đồng ý chủ trương cho làm tuyến đường theo cơ chế Nhà nước hỗ trợ vật liệu, người dân hiến đất.
Không phụ sự tin tưởng của lãnh đạo tỉnh, ngay sau đó, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã khẩn trương họp dân phổ biến chủ trương và huy động hệ thống chính trị vào cuộc vận động các hộ đồng thuận, hưởng ứng. Phó Chủ tịch UBND phường Má A Sẳng cho biết, hộ nào cũng muốn có đường to, rộng nhưng nói đến hiến đất thì không phải ai cũng nhất trí ngay vì từ khi lên phường, mỗi m2 đất ở Hàm Rồng giá trị hơn rất nhiều lần. Một cuộc họp không xong thì hai, ba cuộc họp, rồi phường thành lập các tổ công tác thường xuyên đến nhà dân vận động...
Ông Má A Vàng, nguyên cán bộ Hội Nông dân xã Sa Pả trước đây, là một thành viên tích cực của tổ công tác, gia đình ông cũng bị ảnh hưởng khi mở rộng tuyến đường và đã hiến gần 40 m2 đất dọc tuyến đường. Ông Vàng bảo, mình là cán bộ, đảng viên mà không gương mẫu thì làm sao vận động được bà con. Ông và vợ con thu hoạch sớm vườn atiso và chặt những cây trồng trên đất rừng để hiến đất cho Nhà nước mở đường.
image003
Đưa chúng tôi đến vị trí nền đường trước đây là tràn ruộng bậc thang của gia đình, chị Châu Thị Tùng ở xóm Má Tra, tổ dân phố số 3, phường Hàm Rồng tâm sự: Cán bộ ơi, cũng tiếc lắm, bởi gia đình tôi thuộc diện khó khăn, nhà 8 người, lại không có nhiều ruộng, năm nào cũng phải mua thêm gạo. Khi Nhà nước mở đường đi qua khu ruộng của mình, vợ chồng tôi nhiều đêm không ngủ, suy đi tính lại, nhưng khi được các cán bộ xã và chi bộ thôn phân tích thì vợ chồng tôi đồng ý ngay. Chúng tôi hiểu rằng khi có đường mới, con cháu mình sẽ có cuộc sống tốt hơn, nên thống nhất hiến đất cho Nhà nước mà không đòi hỏi bồi thường.
Theo thống kê của địa phương, tuyến đường Má Tra - Suối Hồ ảnh hưởng đến đất ở, đất sản xuất của 86 hộ. Từ những hộ điển hình như gia đình chị Châu Thị Tùng, việc vận động người dân hiến đất như gỡ được nút thắt. Nếu so sánh với mức áp giá cho tuyến đường tránh thực hiện cách đây 2 năm thì người dân nơi đây đã hiến đất, tài sản trị giá gần 2 tỷ đồng.
Đưa chúng tôi đi tham quan dọc tuyến đường Má Tra - Suối Hồ, Phó Chủ tịch UBND phường - Má A Sẳng cho biết: Có được thành công trên là nhờ sự đóng góp không nhỏ của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể khi vào cuộc vận động người dân. Thêm mỗi đoạn đường được mở rộng hoặc đổ bê tông là thêm một minh chứng về sự đồng lòng, nhất trí của cộng đồng dân cư, thành công từ việc huy động sức dân.
 

Nguồn tin: LCĐT

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Văn bản nông thôn mới

1397/TB-BNN-VPĐP

Thông báo dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ thực hiên CTMTQG xây dựng NTM năm 2024 giao các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Lượt xem:58 | lượt tải:34

179-KH/BTGTU

Kế hoạch biên soạn, xuất bản cuốn sách "Gương điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới và sản xuất nông nghiệp hàng hoá

Lượt xem:149 | lượt tải:43

07/KH-BCĐ

Kế hoạch truyền thông thực hiện chương MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai năm 2024

Lượt xem:144 | lượt tải:49

14/2022/NQ-HĐND

Nghị quyết Ban hành Quy định một số nội dung, mức chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:651 | lượt tải:219

339/KH-UBND

Kế hoạch triển khai, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình Mục tiêu quốc gia năm 2022 và giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:699 | lượt tải:227

3572/QĐ-BNN-KH

Quyết định Phê duyệt Bộ Chỉ tiêu giám sát thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Lượt xem:742 | lượt tải:383

2075/QĐ-UBND

Quyết định ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố "Thôn đạt chuẩn nông thôn mới" , "Thôn đạt chuẩn kiểu mẫu" trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Lượt xem:669 | lượt tải:227

số 283/KH-UBND

Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2022

Lượt xem:622 | lượt tải:186

số 282/KH-UBND

Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025

Lượt xem:470 | lượt tải:234

3693/UBND-NLN

Mẫu hồ sơ thực hiện cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia

Lượt xem:526 | lượt tải:239
ntm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây