Quang cao giua trang

Bức tranh nông nghiệp Si Ma Cai sau 13 năm thực hiện Nghị quyết “tam nông”

Thứ tư - 29/12/2021 14:27
Sau 13 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Si Ma Cai hôm nay đang từng ngày đổi thay với chuyển mình mạnh mẽ. Từ một huyện nghèo biên giới xa xôi ngày nào nhưng nay đã có những bước đổi thay lớn trong nông nghiệp, nông thôn.
Những năm trở lại đây, khi nhắc đến Si Ma Cai, người ta không chỉ nhớ đến những phiên chợ vùng cao, thắng cảnh thiên nhiên hay không gian văn hóa dân tộc Mông đậm đà bản sắc, mà nơi đây được nhiều người biết đến nhờ những trái cây ăn quả ôn đới như mận Tả Van, lê tai nung hay những sản phẩm dược liệu như tam thất, đương quy đều đã có tiếng tăm trên thị trường trong nước. Si Ma Cai đã từng bước khai thác có hiệu quả các tiềm năng lợi thế so sánh, tự nhiên để hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa mang tính đặc thù. Các giống cây con đặc sản địa phương như cây ăn quả ôn đới, chăn nuôi đại gia súc, rau trái vụ được khai thác tối đa lợi thế và hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh, các chuỗi tiêu thụ sản phẩm và các mô hình kinh tế tập thể, mô hình khởi nghiệp. Phát triển nông nghiệp hàng hóa ngày càng rầm rộ và thúc đẩy sự hợp tác giữa "4 nhà" trong nông nghiệp. Các dự án, mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế, đa dạng hóa sinh kế ngày càng hiệu quả. Trên địa bàn huyện Si Ma Cai ngày càng xuất hiện nhiều mô hình kinh tế giỏi, ứng dụng công nghệ vào sản xuất.
 
Si 1
Lãnh huyện thăm mô hình sản xuất của người dân
 
Thăm mô hình của chị Vũ Thị Nhung ở xã Quan Hồ Thẩn, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước có mô hình kinh tế có quy mô giá trị hàng tỷ đồng. Từ năm 2015, chị đã mạnh dạn đầu tư trồng và chăm sóc 200 gốc mận Tả van. Đến năm 2017, chị tiếp tục trồng trên 700 gốc lê Tai nung và năm 2018 xây dựng thêm mô hình chăn nuôi gà địa phương theo hướng trang trại. Đặc biệt, với tinh thần dám nghĩ, dám làm, chị Nhung bàn với gia đình còn đầu tư thêm gần 1 ha trồng cây dược liệu tam thất và áp dụng công nghệ chế biến sản phẩm khô, sấy, trà túi lọc, hút chân không theo dây chuyền công nghệ hiện đại. Sau nhiều năm nỗ lực, cố gắng, đến nay gia đình chị thu lãi hơn 300 triệu mỗi năm. Mô hình kinh tế gia đình chị đã tạo công ăn việc làm cho các chị em phụ nữ trên địa bàn xã với chi phí thuê nhân công trên 150 triệu đồng mỗi năm. Chị Nhung chia sẻ: Trong quá trình làm ăn, gia đình tôi luôn nhận được các cấp chính quyền đã có nhiều chính sách, dự án hỗ trợ cho nhân dân bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế như chương trình 30a, 135; đặc biệt là Nghị quyết 22-NQ/TU của Tỉnh ủy Lào Cai về giảm nghèo bền vững huyện Si Ma Cai....Tôi rất phấn khởi khi sản phẩm trà tam thất đã được chọn là 1 trong 10 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Lào Cai năm 2020.

Câu chuyện nở rộ các mô hình kinh tế trang trại, tổng hợp hay vùng hàng hóa giờ đây không còn là chuyện hiếm trên địa bàn Si Ma Cai so với thời điểm cách đây chục năm về trước. Đồng chí Trương Văn Tiến, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Si Ma Cai cho biết: Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, nền nông nghiệp của huyện đã có nhiều tiến bộ cả về quy mô và trình độ sản xuất. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đi đúng hướng, đạt nhiều kết quả quan trọng, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Hầu hết các địa phương đều có mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và những nông dân sản xuất giỏi tích cực tham gia vào chuỗi liên kết, nhóm sở thích.
 
Si 2
Xã Lùng Thẩn khai thác lợi thế trồng cây mận Tả Van địa phương
 
Nhìn lại bức tranh tổng thể nông nghiệp huyện Si Ma Cai đã đạt được rất nhiều thành tựu. So với năm 2008, cây lương thực có tổng sản lượng tăng mạnh khi đến cuối năm 2020, toàn huyện đạt 28.447 tấn (tăng 14.942 tấn). Tổng đàn gia súc 43.650 con (tăng gấp 2,5 lần so với năm 2008). Cây ăn quả ôn đới năm 2008 có 96 ha thì nay đã tăng lên 967 ha và ước sản lượng cho thu hoạch năm 2021 hơn 1.100 tấn. Cây dược liệu từ những mô hình nhỏ lẻ của bàn con làm thuốc đã từ lâu nay đã có quy mô 130 ha. Đồng chí Đinh Minh Hà, Bí thư Huyện ủy Si Ma Cai cho biết: Huyện Si Ma Cai xác định đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn thể xã hội nhằm khơi dậy tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường vươn lên của nông dân. Xác định xây dựng xã hội nông thôn ổn định, dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nông dân.

Từ các nguồn vốn của trung ương, của tỉnh và các chương trình dự án, chương trình 135, 30a, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nhiều chủ trương chính sách hỗ trợ khác từ trung ương đến địa phương, huyện đã đầu tư phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trọng tâm là đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn, các công trình về giao thông, thủy lợi, thiết chế văn hóa, y tế, giáo dục và các kết cấu hạ tầng thiết yếu của địa phương, góp phần quan trọng nâng cao năng lực phát triển kinh tế- xã hội của huyện. Những kết quả đạt được trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết về “tam nông” tại huyện Si Ma Cai đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Thu nhập bình quân tăng gấp 3,7 lần từ 8,32 triệu đồng/người/năm 2008 tăng lên 31,5 triệu đồng/người/năm 2020. Tỷ lệ giảm nghèo hàng năm cao, ổn định trong nhiều năm, bình quân giai đoạn 2015-2020 giảm 8,5%/năm.
 
si 4
Mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao tại xã Quan Hồ Thẩn
 
Trong thời gian tới, huyện Si Ma Cai sẽ chú trọng xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Gắn nông nghiệp với phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ theo quy hoạch. Xây dựng một xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc. Đời sống nhân dân các dân tộc huyện Si Ma Cai không ngừng được nâng cao.

Tác giả bài viết: Hữu Huỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Văn bản nông thôn mới

48/TB-VPĐP

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản

Lượt xem:55 | lượt tải:22

49/TB-VPĐP

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản

Lượt xem:40 | lượt tải:15

1106/QĐ-UBND

Quyết định về việc ban hành sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mưới và huyện nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Lượt xem:321 | lượt tải:117

1397/TB-BNN-VPĐP

Thông báo dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ thực hiên CTMTQG xây dựng NTM năm 2024 giao các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Lượt xem:441 | lượt tải:112

179-KH/BTGTU

Kế hoạch biên soạn, xuất bản cuốn sách "Gương điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới và sản xuất nông nghiệp hàng hoá

Lượt xem:483 | lượt tải:127

07/KH-BCĐ

Kế hoạch truyền thông thực hiện chương MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai năm 2024

Lượt xem:463 | lượt tải:130

14/2022/NQ-HĐND

Nghị quyết Ban hành Quy định một số nội dung, mức chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:1039 | lượt tải:308

339/KH-UBND

Kế hoạch triển khai, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình Mục tiêu quốc gia năm 2022 và giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:1037 | lượt tải:335

3572/QĐ-BNN-KH

Quyết định Phê duyệt Bộ Chỉ tiêu giám sát thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Lượt xem:1106 | lượt tải:557

2075/QĐ-UBND

Quyết định ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố "Thôn đạt chuẩn nông thôn mới" , "Thôn đạt chuẩn kiểu mẫu" trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Lượt xem:1091 | lượt tải:316
ntm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây